Nghiên cứu khía cạnh lý luận quan hệ vợ chồng trong gia đình - pdf 17

Download miễn phí Tiểu luận Nghiên cứu khía cạnh lý luận quan hệ vợ chồng trong gia đình



Mục lục
I . Phần mở đầu.
1. Lý do chọn đề tài.
2. Mục đích nghiên cứu.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
4. Giả thuyết nghiên cứu.
5. Đối tượng nghiên cứu.
6. Phạm vi nghiên cứu.
II . Phần nội dung.
1. Một số lý thuyết về gia đình.
2. Cơ sở lý luận.
III . Phần kết.
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

đậm tính chất xã hội và đạo đức con ngừơi. Đặc biệt không chỉ dừng lại ở đó mà nó còn mang tính chất truyền sinh cho các thế hệ nôí tiếp ngay cả cuộc sống và nối tiếp truyền thống đạo đức của một dòng họ hay cả một xã hội nói chung. Chính vì lý do đó mà tui đã quyết định chọn đề tài này làm bài viết niên luận của tôi.
“ Nghiên cứu lý luận khía cạnh quan hệ vợ chồng trong gia đình ”
Mục đích nghiên cứu :
Nghiên cứu mối quan hệ vợ chồng trong gia đình trên nền tình cảm trong cuộc sống thường nhật của hai vợ chồng và những lý do thường dẫn tơi khúc mắc trong cuộc sống của vợ chồng.
Nhiệm vụ nghiên cứu :
Bất kì hiện tượng tâm lý nào cũng đều có quy luật và cơ chế biểu hiện của nó. Ví dụ : Con người khi đói thì đi tìm miếng ăn, khát thì tìm nước uống, buồn thì đi tìm cách để giải sầu hay khi tức giận thì thường mặt đỏ bừng bừng, hay sợ hãi thì mặt trơ rnên tái mét …Ngày nay, nhờ có trí thức của tâm lý học, con ngưòi có thể định hướng để sống cho hợp thời, hợp sức, hợp tài năng và đức độ. Từ việc chọn bạn trăm năm ( Chọn vợ hay chồng ) để kết duyên đến việc đối nhân xử thế trong gia đình, ngoài xã hội đều phải vận dụng thuật tâm lý mới có thể tạo ra được một cuộc sống hạnh phúc như con ngưòi thường mong muốn.
Nhiệm vụ chủ yếu của đền tài này là nghiên cứu về mối quan hệ
vợ chồng, tất cả những tâm tư tình cảm hay những e sợ và cả những khó khăn của hai vợ chồng trong gia đình. Cơ sở lý luận trong bài tui muốn làm rõ một số khái niệm sau :
Những yếu tố quan trọng và biểu hiện của các mối quan hệ tâm lý giữa người vợ và người chồng trong gia đình.
Vai trò và cách ứng xử của người chồng trong gia đình.
Vai trò và cách ứng xử của người vợ trong gia đình.
Giả thuyết nghiên cứu :
Nếu trong mối quan hệ vợ chồng cả hai người cùng nắm được kiến thức cơ bản trước khi về sống với nhau và nắm bắt được quyền bình đẳng về giới thì chắc rằng không có những băn khoan, thắc mắc hay sống với nhau mà không đem lại hạnh phúc cho nhau. Thậm chí dẫn đến cả sự đổ vỡ của gia đình.
Đối tượng nghiên cứu :
Nghiên cứu khía cạnh lý luận quan hệ vợ chồng trong gia đình
Tâm lý học đại cương. Tác giả Nguyễn Quang Uẩn NXB Quốc gia Hà nội.
Để nghiên cứu về gia đình. Tác giả Nguyễn Khắc Viện
Phần II : phần Nội dung
1.Một số lý thuyết về gia đình.
Con ngưòi là một “ tiểu vũ trụ” với bao điều kì diệu, bí ẩn và phức tạp. Từ đời này qua đời khác đã có nhiều nhà hiền triết, nhà khoa học đã để nhiều công sức nghiên cứu cái “ tiểu vũ trụ” đó, và cũng chính từ đó họ đã đưa ra nhiều nghiên cứu về con ngưòi ở nhiều lĩnh vực khác nhau như ; sử học, văn học, khảo cổ học, triết học, sinh học, xã hội học, đặc biệt là tâm lý học …Cho dù có nhiều lĩnh vực và nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến vậy nhưng chúng ta vẫn chưa hiểu hết chính bản thân của chúng ta. Chúng ta càng tiếp cận với con ngừơi chúng ta càng tháy cái chỗ trống đó rất to lớn và thường bộc lộ ở những lúc con ngừoi có sự giao tiếp với nhau. Chính vì vậy, những nơi cùng kiệt nàn lạc hậu, ở đó có nhiều ngừơi thường đối xử với nhau không hề tâm lý, nhiều khi còn lạnh lùng bất chấp cả nhu cầu, nguyện vọng của nhau. Trong từng xã hội, từng quốc gia, từng gia đình … con người còn chưa hiểu tâm lý nhau thì ở đó sẽ dễ dàng gây ra biết bao đau khổ, day dứt, lo âu, phiền muộn, tức giận, oán hờn … và chính những lý do ấy đã đem cuộc sống của nhiều gia đình dẫn đến tan cửa nát nhà.
Để tránh được những thất bại trong đường đời, binh thư xưa có dạy : “ Biết mình, biết người trăm trận đánh, trăm trận thắng …”.Ngày nay, tâm lý học đã và đang thực sự trở thành vũ khí của hầu hết các nhà ngoại giao, nó còn là cánh cửa vào cõi lòng ngừơi đối thoại, là sợi tơ lòng ràng buộc ngừơi mình yêu quý. Trong cuộc sống gia đình cũng như ngoài xã hội, con ngừơi phải luôn đấu tranh để tồn tại. Tâm lý đang giúp con ngừơi cộng tác với nhau trong mọi lĩnh vực xã hội mà trước nhất là trong gia đình để mọi con ngừơi có thể có một cuộc sống thoải mái, tận hưởng an nhàn về thể xác, vui thú về tâm hồn. Đặc biệt, nó chính là nền móng vững chắc để xây dựng hạnh phúc cho các cá nhân, gia đình và xã hội.
Trong xã hội của chúng ta có rất nhiều mối quan hệ : Từ quan hệ cá nhân đối với tập thể, cá nhân đối với cá nhân hay tập thể đối với tập thể nhưng trong các mối quan hệ đó có một mối quan hệ rất đặc biệt là quan hệ giữa vợ và chồng. Một mối quan hệ rất phức tạp bởi nó không chỉ dừng lại ở vấn đề kinh tế, giao tiếp, tình cảm …
Khi nói tới gia đình ai ai trong chúng ta cũng nghĩ tới hai từ “ Hạnh phúc ” đó là một ước muốn thông thường. Nhưng để có được điều đó thì trong xã hội không phải gia đình nào cũng có được.
Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu thế nào là gia đình : Gia đình là một khái niệm phức tạp bao gồm các yếu tố sinh học ( nòi giống ), tâm lý, VH và XH, kinh tế …Gia đình bao gồm các mối quan hệ vợ chồng, cha mẹ, con cái, ngoài ra còn có mối quan hệ ông bà - cháu, quan hệ nối dài tổ tiên trong đó quan hệ quan trọng nhất là mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Theo truyền thống thì gia đình bao giờ cũng được hình thành từ thiết chế hôn nhân tức là các gia đình đều được pháp luật và dư luận XH công nhận và bảo vệ. Các liên hệ gia đình chủ yếu tập trung vào 4 khía cạnh :
+ Sinh hoạt tình dục hợp pháp
+ Sinh con và nuôi dạy con cái
+ Hoạt động kinh tế
+ Các hoạt động liên quan đến vấn đề các mối q/hệ chia sẻ tình cảm, tinh thần.
Nhưng Với dân tộc học thì cho g/đình là một nhóm người quan hệ vơí nhau trên cơ sở dòng dõi, máu mủ với nhau, họ hàng của nhau.
Theo định nghĩa của Tâm Lý hay bất cứ một nghành khoa học nào khác thì cho gia đình là nhóm người liên kết với nhau trong hôn nhân hay máu mủ, nhận con riêng taọ thành nhóm riêng lẻ, nhiều gia đình có quan hệ giao tiếp tác động qua lại với nhau ở từng vai trò quan hệ XH tạo thành một nền VH chung. Một nhóm quan hệ họ hàng cùng chung sống dưới một mái nhà và có nguồn ngân sách chung. Gia đình là một nhóm XH, các thành viên trong nhóm có quan hệ gắn bó với nhau về mặt hôn nhân, huyết thống hay nhận con nuôi. Gia đình có cùng chung những gía trị vật chất, tinh thần hình thành các đặc trưng tâm lý ở các thành viên trong gia đình và ổn định trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
hay gia đình là một cộng đoàn tiên khởi, là nguồn mạch sự sống con ngừơi và thường là cái nôi,cái tổ ấm duy nhất để ngừơi sinh ra ngừơi, lớn lên và nẩy nở lành mạnh. Cả đời sống luân lý đạo đức cũng được bắt đầu từ đây. nhờ gia đình như tế bào của mình mà xã hội sống, tồn tại và đổi mới.
2.Cơ sở lý luận.
2.1 : Đặc trưng tâm lý của gia đình
Theo tài liệu của phương tây, trước năm 1960 đã nêu lên cái trục “ quan hệ” ( relation ), từ sau năm 1960 là “ giao tiếp” ( communication ). Cả hai từ này đều được tác động qua lại các thành viên ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status