Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty in tổng hợp Hà nội - pdf 17

Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty in tổng hợp Hà nội



 
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
Phần I Lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu tại doanh nghiệp sản xuất 2
1. Khái quát chung về kế toán nguyên vật liệu 2
1.1. Khái niệm 2
1.2. Phân loại nguyên vật liệu 2
1.3. Tính giá nguyên vật liệu 5
1.3.1. Tính giá nguyên vật liệu nhập kho 5
13.2. Tính giá nguyên vật liệu xuất kho 7
1.4. Nhiệm vụ yêu cầu quản lý nguyên vật liệu 11
1.4.1. Khâu cung ứng 12
14.2. Khâu bảo quản và dự trữ 13
1.5. Nhiệm vụ và yêu cầu kế toán nguyên vật liệu 14
II. Kế toán ban đầu nguyên vật liệu 15
2.1. Chứng từ sử dụng 15
2.2. Trình tự luân chuyển chứng từ 16
2.2.1. Trình tự luân chuyển chứng từ 16
2.2.2. Trình tự luân chuyển chứng từ xuất kho 16
III. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu 17
3.1. Phương pháp thẻ song song 17
3.2. Phương pháp đối chiếu luân chuyển 18
3.3. Phương pháp số dư 19
IV. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu 20
4.1. Phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX) 20
4.1.1. Tài khoản sử dụng 21
4.1.2. Phương pháp hạch toán 21
4.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK) 21
4.2.1. Tài khoản sử dụng 22
4.3. Kế toán dự phòng giảm giá nguyên vật liệu 22
V. Sổ sách kế toán 23
5.1. Sổ Nhật ký chung (NKC) 23
5.2. Hình thức chứng từ ghi sổ 24
5.3. Hình thức Nhật ký -sổ cái 26
5.4. Hình thức Nhật ký - Chứng từ (NK- CT) 27
Chương II Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty in tổng hợp Hà Nội 28
1. Khái quát chung về công ty in tổng hợp Hà Nội 28
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 28
1.2. Tổ chức bộ máy quản lý 30
1.3. Đặc điểm quy trình sản xuất kinh doanh 33
1.4. Tổ chức công tác kế toán 34
1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán 34
1.4.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán 36
1.4.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán 36
1.4.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán 37
1.4.5. Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán 38
2. Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty in tổng hợp Hà Nội 38
2.1. Đặc điểm, phân loại và đánh giá nguyên vật liệu tại công ty 38
2.1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu 38
2.1.2. Phân loại nguyên vật liệu 39
2.2. Tổ chức kế toán ban đầu nguyên vật liệu tại công ty 41
2.3. Tổ chức kế toán chi tiết nguyên vật liệu 49
2.3.1. Tại kho vật liệu 49
2.3.2. Tại phòng kế toán 50
2.4. Tổ chức kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại công ty 57
2.4.1. Kế toán tổng hợp nhập kho nguyên vật liệu 57
2.4.2. Kế toán tổng hợp xuất kho nguyên vật liệu 58
Phần III Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty in tổng hợp Hà Nội 64
1. Đánh giá tổng quát 64
1.1. Ưu điểm 64
1.2. Nhược điểm 65
2. Phương pháp hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty in tổng hợp Hà Nội 67
3. Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty in tổng hợp Hà Nội 68
kết luận 77
Tài liệu tham khảo 79
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Ba Đình Hà Nội.
Tiền thân của công ty là nhà in Lê Cường – một nhà in tư nhân được cải tạo và xây dựng thành một doanh nghiệp Nhà Nước. Ngày 01/7/1959 được UBHC thành phố Hà Nội ra quyết định số 1674/TCUB chuẩn y cho nhà in Lê Cường được hợp doanh với Nhà Nước và lấy tên là Xí nghiệp in Lê Cường đặt tại 75 Hàng Bồ.
Từ đầu năm 1960 đến cuối năm 1973 xí nghiệp trải qua 7 lần hợp nhất và 2 lần tách ra gồm 45 nhà in lớn nhỏ trong đó có 14 nhà in tư sản và 31 nhà in tiểu chủ.
Ngày 23/3/1970 UBHC thành phố Hà nội ra quyết định số 007/UB/CN sát nhập các xí nghiệp in Lê Cường, nhà in của Sở thông tin và nhà in báo Hà nội mới thành Xí nghiệp in Hà nội.
Ngày 03/9/1973 UBHC Hà nội lại ra quyết định số 129/QĐ/CN tách xí nghiệp in Hà nội thành 2 xí nghiệp: Xí nghiệp in báo Hà nội mới ở 35 phố Nhà Chung trực thuộc ban biên tập báo Hà nội mới và Xí nghiệp in Hà nội ở 75 phố Hàng Bồ trực thuộc Sở Văn hoá - Thông tin.
Thực hiện Nghị định 388/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 20/11/1991 về việc thành lập và giải thể các doanh nghiệp Nhà nước, xí nghiệp in Hà Nội đã làm thủ tục đăng ký xây dựng thành doanh nghiệp Nhà nước với tên mới là xí nghiệp in tổng hợp Hà Nội tại 67 Phó Đức Chính và đến năm 1997 xí nghiệp đổi tên thành công ty in tổng hợp Hà Nội.
Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực in ấn, sản phẩm của doanh nghiệp là sách, giấy tờ phục vụ công tác quản lý hành chính, biểu mẫu, chứng từ, hoá đơn, các loại nhãn hàng, báo chí, tập san, bản in, vé số.... Công ty có các bạn hàng lớn như: Nhà xuất bản giáo dục, Nhà xuất bản Kim Đồng, Nhà xuất bản Kim Liên, Nhà xuất bản Phụ nữ, Bộ Tài chính, Công ty xổ số kiến thiết,… Nguồn cung cấp nguyên vật liệu chủ yếu của công ty là do công ty tự khai thác trên thị trường và mua theo giá thoả thuận. Vật tư được sử dụng chủ yếu của công ty là giấy (giấy Bãi bằng, giấy Trung Quốc), mực in các loại và các nguyên liệu phụ trợ khác. Công ty mở tài khoản tại một số ngân hàng như Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh tại Hà Nội, Ngân hàng công thương, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam….
Tình hình về lao động: Năm 1990, toàn công ty có 240 lao động, đó là một số lượng lớn nhân công. Song cho tới năm 2003 số lao động đã giảm xuống còn 135 lao động do công nghệ máy móc hiện đại đã thay thế con người trong nhiều khâu sản xuất và bộ máy quản lý cũng được tinh giảm bớt cồng kềnh và hoạt động có hiệu quả hơn.Trong đó bao gồm:
+ 25 cán bộ quản lý chiếm 19,5% bao gồm 8 cán bộ đã tốt nghiệp đại học, 14 cán bộ đã tốt nghiệp cao đẳng và trung cấp, số còn lại đã tốt nghiệp phổ thông hay bổ túc.
+ 100 công nhân trực tiếp sản xuất chiếm 74,1% gồm: 8 công nhân bậc 7/7, 20 công nhân bậc 6/7, 54 công nhân bậc 5/7, số còn lại là công nhân bậc 4/7.
+ 10 công nhân phi sản xuất chiếm 7,4%
Tại công ty, số công nhân kỹ thuật điều khiển thiết bị và trong các khâu của dây chuyền sản xuất phần lớn được tuyển dụng đào tạo nghề nghiệp tại công ty. Do chuyển công nghệ in từ Typo sang Offset bởi vậy trình độ tay nghề nhìn chung còn yếu mặc dù đang hưởng bậc lương khá cao. Như vậy ta thấy ở công ty số công nhân có trình độ cao chưa nhiều, cần có sự bồi dưỡng và tuyển dụng bổ sung đặc biệt ở các khâu kỹ thuật then chốt và ở những thiết bị được bổ sung. Số cán bộ quản lý của công ty có trình độ đại học còn quá ít, công ty cần có những biện pháp để nâng cao trình độ văn hoá cho cán bộ nhất là cán bộ quản lý của công ty.
Trải qua 45 năm xây dựng, cải tạo và phát triển đến nay công ty đã đạt được những thành tích đáng kể, được thể hiện qua biểu sau:
Biểu 2.1
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Các chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
- Số lượng trang in
( tr13x19 )
803.000.000
984.000.000
1.050.000.000
1.200.000.000
- Doanh thu( đ )
5.685.293.100
5.853.146.659
7.851.600.500
9.687.050.000
- Lợi nhuận thuần( đ )
172.756.293
200.655.028
235.085.000
280.250.000
- Thu nhập bình quân
bình (đ/tháng/người )
674.200
738.730
886.000
1.020.000
- Nộp ngân sách ( đ )
361.679.600
472.237.333
524.352.000
530.000.000
So sánh qua các năm ta thấy tất cả các chỉ tiêu trong biểu trên của doanh nghiệp đều tăng song không có sự đột biến, điều này chủ yếu là do hạn chế về vốn.
1.2. Tổ chức bộ máy quản lý.
Công ty in tổng hợp là công ty có quy mô vừa, đầu tư máy móc thiết bị theo chiều sâu. Vì vậy để phù hợp với cơ cấu, nhiện vụ sản xuất, trình độ trang bị máy móc thiết bị và để đảm bảo sản xuất có hiệu quả nhất công ty đã tổ chức bộ máy quản lý theo chức năng, nghĩa là nhiệm vụ quản lý được phân chia cho tất cả các phòng chức năng với những nhiệm vụ riêng biệt mang tính chất chuyên môn hoá. Như vậy các phân xưởng sản xuất sẽ nhận được lệnh từ ban giám đốc đồng thời cũng được sự chỉ đạo của các phòng ban theo chức năng của mỗi phòng. Bộ máy quản lý gọn nhẹ theo chế độ một thủ trưởng, đứng đầu là giám đốc công ty, giúp việc cho giám đốc có một phó giám đốc phụ trách sản xuất:
Phòng tổ chức hành chính
Phòng sản xuất kỹ thuật
Phòng kế toán tài vụ
Phòng kinh doanh
giám đốc
Phó giám đốc
Phân xưởng chế bản
Phân xưởng gia công hoàn thiện sản phẩm
Phân xưởng máy in offset
Tổ vé số
Tổ sách
Phân xưởng in typo
tổ phơi bản
Tổ chữ vi tính
Tổ ảnh vi tính
Tổ bình bản
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty In tổng hợp Hà Nội.
Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban:
Giám đốc: Là người có quyền lãnh đạo cao nhất, chỉ đạo và đề xuất các chiến lược kinh doanh, chịu trách nhiệm trực tiếp với Nhà nước cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ của Nhà nước. Giúp việc cho giám đốc có một phó giám đốc, một kế toán trưởng, trưởng phòng tổ chức hành chính, trưởng phòng kế hoạch sản xuất và trưởng phòng kinh doanh.
Phó giám đốc: Phụ trách sản xuất, giúp việc cho giám đốc. Được giám đốc uỷ quyền hướng dẫn bộ phận sản xuất và chịu trách nhiệm trước giám đốc về những nhiệm vụ được giao.
Phòng tổ chức hành chính: Làm công tác tham mưu và giúp việc cho giám đốc trong việc tổ chức tất cả các công việc liên quan đến quản lý cán bộ, công nhân viên, quản lý lao động, sắp xếp nhân sự, đề bạt, đào tạo cán bộ, nâng bậc thợ, ra các quyết định khen thưởng, kỷ luật, chịu trách nhiệm về thủ tục hành chính. Ngoài ra phòng tổ chức hành chính còn có nhiệm vụ lưu giữ, cung cấp hồ sơ, văn bản giấy tờ bảo vệ tài sản của công ty. Thực hiện các chế độ, chính sách tiền lương. Bên cạnh đó còn thực hiện công tác bảo hộ lao động, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.
Phòng sản xuất kỹ thuật: Có nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng, tiếp nhận các thông tin và yêu cầu của khách hàng, trên cơ sở đó tính toán xác định chi phí sản xuất một cách tổng quát nhất để thương lượng với khách hàng. Phòng kế hoạch sản xuất ch...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status