Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty TNHH Giấy Phúc Đạt - pdf 17

Download miễn phí Chuyên đề Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty TNHH Giấy Phúc Đạt



Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất được sử dụng trong kế toán chi phí sản xuất để tập hợp và phân bổ chi phí cho từng đối tượng kế toán chi phí đã xác định.
Tuỳ theo từng loại chi phí và điều kiện cụ thể, kế toán có thể vận dụng phương pháp tập hợp chi phí thích hợp.
* Phương pháp tập hợp trực tiếp: Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất riêng biệt. Do đó, có thể căn cứ vào chứng từ ban đầu để hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng riêng biệt. Theo phương pháp này chi phí sản xuất phát sinh được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí nên đảm bảo độ chính xác cao. Vì vậy, cần sử dụng tối đa phương pháp này trong điều kiện có thể cho phép.
* Phương pháp phân bổ gián tiếp: áp dụng trong trờng hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán chi phí, không tổ chức ghi chép ban đầu riêng cho từng đối tượng được. cần tập hợp chung cho nhiều đối tượng, sau đó lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp để phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng kế toán chi phí. Việc phân bổ được tiến hành theo trình tự :
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

lượng và về thời điểm phát sinh. Chi phí trong kì của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ phần tài sản tiêu dùng hết cho quá trình sản xuất kinh doanh trong kì, liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ chứ không phải mọi khoản chi ra trong kì hạch toán. Chi tiêu của doanh nghiệp là sự chi ra, sự giảm đi thuần tuý về tài sản bất kể nó được sử dụng vào mục đích gì, và được sử dụng như thế nào. Chi tiêu trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm chi tiêu cho các quá trình mua hàng, quá trình sản xuất, kinh doanh. Chi tiêu cho quá trình mua hàng làm tăng tài sản của doanh nghiệp còn chi tiêu cho quá trình sản xuất kinh doanh làm cho các khoản tiêu dùng cho quá trình sản xuất kinh doanh tăng lên.
I.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất bao gồm nhiều khoản chi có nội dung kinh tế, công dụng và mục đích sử dụng khác nhau. Vì vậy, để phục vụ cho công tác quản lý chi phí nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất nói riêng, ta cần phân loại chi phí sản xuất theo những tiêu thức phù hợp.
a. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế:
Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế thì chi phí sản xuất trong kỳ doanh nghiệp đợc chia làm 5 yếu tố sau:
* Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ chi phí về các đối tượng lao động như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, nguyên vật liệu khác mà doanh nghiệp đã sử dụng trong các hoạt động sản xuất trong kỳ.
* Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ số tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương (như: Kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế) của người lao động trong kỳ, lao động trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện công việc lao vụ trong kỳ.
* Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố định trong kỳ sử dụng cho sản xuất của doanh nghiệp.
* Chi phí dịch vụ mua ngoài: Toàn bộ số tiền doanh nghiệp phải trả cho các loại dịch vụ mua ngoài như tiền điện, nước… phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
* Chi phí bằng tiền khác: Là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất ngoài bốn yếu tố chi phí nói trên.
Phân loại chi phí theo phương pháp này có tác dụng rất lớn trong quản lý chi phí sản xuất. Nó cho biết kết cấu, tỷ trọng trong từng yếu tố chi phí là cơ sở để phân tích, đa tình hình thực hiện dự toán chi phí, là cơ sở cho việc lập kế hoạch cung ứng vật tư, tiền vốn, huy động sử dụng cho kỳ sau.
b. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí:
Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia thành các khoản mục sau:
* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm. (Không tính vào mục này những chi phí, nguyên vật liệu sử dụng vào mục đích sản xuất chung và những hoạt động ngoài sản xuất).
* Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương và các khoản phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất, các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất như kinh phí công đoàn (KPCĐ), bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), …
* Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí sản xuất liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, tổ, đội sản xuất. Chi phí sản xuất chung bao gồm các yếu tố chi phí sản xuất sau:
- Chi phí nhân viên phân xưởng.
- Chi phí vật liệu.
- Chi phí công cụ sản xuất.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ).
- Chi phí dịch vụ mua ngoài.
- Chi phí bằng tiền khác.
Cách phân loại này có tác dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức, là cơ sở tính giá sản phẩm theo khoản mục và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và định mức chi phí cho kỳ sau.
c. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động.
Chi phí sản xuất được chia làm 3 loại :
* Chi phí sản xuất khả biến: Là những chi phí thay đổi tỷ lệ với mức độ hoạt động của đơn vị có thể là sản lượng sản phẩm sản xuất ra, số giờ máy hoạt động, doanh thu bán hàng thực hiện…
* Chi phí bất biến: Là những chi phí về tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động của đơn vị.
* Chi phí hỗn hợp: là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố định phí và biến phí.
Việc phân loại chi phí sản xuất này có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết kế, xây dựng mô hình chi phí trong mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận, xác định điểm hoà vốn và các quyết định quan trọng khác trong quá trình sản xuất kinh doanh.
d. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính
* Chi phí sản phẩm: Bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
* Chi phí thời kỳ: Bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
e. Phân loại chi phí theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán chi phí.
* Chi phí trực tiếp: là những chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí, như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp.
* Chi phí gián tiếp: là loại chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí khác nhau nên không thể quy nạp trực tiếp được mà phải tập hợp, quy nạp cho từng doanh nghiệp theo phương pháp phân bổ gián tiếp.
f. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm và quá trình kinh doanh:
* Chi phí cơ bản: Là những chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình công nghệ chế tạo sản phẩm : Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng trực tiếp vào sản xuất sản phẩm.
* Chi phí chung: Là những chi phí liên quan đến phục vụ và quản lý sản xuất. Có tính chất chung như chi phí quản lý ở các phân xưởng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
I.2.2. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm:
I.2.2.1. Bản chất kinh tế của giá thành sản phẩm:
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá được tính trên một khối lượng kết quả sản phẩm lao vụ dịch vụ hoàn thành nhất định.
Như chúng ta biết, mục đích của việc bỏ chi phí của các doanh nghiệp là tạo nên những giá trị sử dụng nhất định để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Vì vậy, vấn đề quan tâm của các doanh nghiệp là làm sao để bỏ ra một lượng chi phí ít nhất sẽ thu được giá trị sử dụng lớn nhất, luôn tìm biện pháp giảm chi phí nhằm thu được lợi nhuận tối đa có thể.
Giá thành sản phẩm luôn chứa trong nó hai mặt khác nhau vốn có là chi phí sản xuất đã bỏ ra và lượng giá trị sử dụng thu được cấu thành trong khối lượng sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành.
Như vậy, bản chất của giá thành sản phẩm là sự chuyển giá trị của các yếu tố chi phí vào những sản phẩm, lao vụ nhất định đã hoàn thành. Gi...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status