Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty cổ phẩn NAJIMEX - pdf 17

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty cổ phẩn NAJIMEX



Quy trình lập thủ tục xuất khẩu hàng hoá:
- Lập hợp đồng: Có thể lập hợp đồng trực tiếp với nước ngoài, cũng có thể lập hợp đồng chuyển tiếp với các đơn vị trong nước.
Sau khi hợp đồng đã được ký kết, nếu doanh nghiệp có đủ thiết bị và mọi điều kiện sẵn sàng cho việc tổ chức sản xuất thì thực hiện tiếp bước hai.
- Lập các phụ kiện: liên lạc với cán bộ Hải quan để được hướng dẫn về quá trình lập các phụ kiện như: gia tăng nguyên vật liệu, gia tăng định mức bổ sung mã hàng, cụ thể số lượng cho từng mã hàng, gia hạn thời gian giao hàng, theo dõi cảng đi nếu xuất khẩu theo giá FOB.
- Yêu cầu bên nhập khẩu xác định quyền sở hứu nhãn mác: chứng minh cho bên xuất khẩu được quyền được quyền sở hữu nhãn mác, tránh hiện tượng làm giả vi phạm bản quyền trong sản xuất.
- Mở sổ xuất khẩu: Việc mở sổ theo dõi hàng xuất khẩu nhằm mục đích giúp Hải quan so sách kiểm tra lượng xuất khẩu mà doanh nghiệp thực hiện có phù hợp hay không, tránh hiện hiện tượng cao hơn hay thấp hơn so với định mức cho phép.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

đổi thực tế trong khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu hay nhập khẩu của nền kinh tế một quốc gia.
Như vậy khi tỷ giá hối đoái thực tế của một quốc gia thấp, lượng hàng hoá dịch vụ trao đổi được từ nước khác sẽ ít hay lượng hàng hoá nhập khẩu sẽ bị hạn chế đồng thời thuận lợi cho xuất khẩu. Và ngược lại khi tỷ giá hối đoái thực tế của một quốc gia cao sẽ kích thích nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu.
- Các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật
Đây là các quy định về tiêu chuẩn vệ sinh, đo lường, an toàn lao động, bao bì đóng gói, đặc biệt là các tiêu chuẩn vệ sinh về môi trường sinh thái. Những quy định này thường xuất phát từ các đòi hỏi thực tế của đời sống xã hội và phản ánh trình độ phát triển đạt được của nền văn minh nhân loại. Những trên thực tế người ta sử dụng tiêu chuẩn này thành công cụ cạnh tranh có lợi cho nước chủ nhà trong các quan hệ thương mại quốc tế. Theo điều tra thống kê, hiện nay trên thế giới có hơn 1/3 lượng hàng hoá buôn bán quốc tế gặp phải những trở ngại do quá nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật được đặt ra. Một liên minh điển hình trong việc đặt ra các tiêu chuẩn kỹ thuật là Liên minh Châu Âu EU. Để được xuất khẩu và bán hàng trên thị trường này một yêu cầu đầu tiên là hàng hoá đó phải đáp ứng được các tiêu chuẩn do EU đặt ra. Đây gần như là yêu cầu khắt khe nhất khi xuất khẩu hàng hoá sang EU.
- Trợ cấp xuất khẩu
Đây là những biện pháp của nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nhằm tăng nhanh số lượng hàng và trị giá kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ.
Trợ cấp xuất khẩu là những biện pháp mà chính phủ áp dụng như trợ cấp trực tiếp hay cho vay với tỷ lệ lãi suất thấp, miễn thuế cho các nhà xuất khẩu trong nước. Chính phủ cũng có thể thực hiện một khoản vay ưu đã đối với các bạn hàng nước ngoài, để phía nhập khẩu có điều kiện thu mua các sản phẩm do nước mình sản xuất ra một cách nhanh và hợp lí nhất. Đây chính là chế độ ưu đãi dành cho đối tác, để khuyến khích xuất khẩu của nước mình. Biện pháp này thường được các nước công nghiệp phát triển áp dụng dưới danh nghĩa khoản tín dụng, viện trợ cho các nước đang phát triển vay. Trợ cấp xuất khẩu là đòn bẩy kinh tế có tác dụng tích cực dến việc phát triển xuất khẩu
- Hàng rào phi thuế quan
Đây là những quy định hành chính phân biệt đối xử nhằm chống lại hàng hoá nước ngoài và ủng hộ sản xuất nội địa. Hàng rào phi thuế quan được coi là những khác biệt trong những quy định hay tập quán của các quốc gia làm cản trở lưu thông tự do của các hàng hoá dịch vụ và các yếu tố sản xuất đối với các nước.
Nhà nước dùng các biện pháp như tuyên truyền quảng cáo, khuyên người tiêu dùng chỉ nên sử dụng hàng hoá nội địa, hạn chế dùng hàng hoá nhập khẩu.
Để xuất khẩu hàng hoá vào các nước có hàng rào phi thuế quan đòi hỏi hàng xuất khẩu phải đáp ứng được các nhu cầu đặt ra như mẫu mã chủng loại, an toàn vệ sinh, phù hợp với các tiêu chuẩn đặt ra. Đây là những đòi hỏi bắt buộc đối với hàng xuất khẩu. Tuy nhiên việc đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu này không phải là dễ, chính điều này làm hạn chế khả năng xuất khẩu.
Biện pháp hạn chế xuất khẩu tự nguyện cũng là một trong những hình thức của hàng rào mậu dịch phi thuế quan. Hình thức này thường đựơc áp dụng cho các nước có khối lượng xuất khẩu quá lớn về mặt hàng nào đó, nhất là đối với những mặt hàng có sức cạnh tranh cao có xu hướng mở rộng nhanh thị phần trên thị trường của nước bị thâm nhập.
2.2. Các nhân tố thuộc bên trong doanh nghiệp
2.1.1. Năng lực quản trị của ban lãnh đạo
Đây là một bộ phận đầu não của doanh nghiệp, là nơi xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp, để đề ra các mục tiêu, chiến lược phát triển công ty, đồng thời giám sát, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch đề ra. Đồng thời họ cũng là người gánh vác trách nhiệm kinh doanh trực tiếp trước cơ quan Nhà nước trực thuộc địa phương nơi mà doanh nghiệp đó có trụ sở chính. Ví vậy, trình độ năng lực quản lý của ban lãnh đạo có ảnh hương trực tiếp tới toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp.
2.1.2. Cơ cấu tố chức bộ máy hoạt động của doanh nghiệp
Một cơ cấu hợp lý sẽ loại trừ các “nhiếu” trong sự truyền tải thông tin từ ban lãnh đạo tới các thành viên trong công ty. Cơ cấu tổ chức này có thể sửa đổi, bổ sung lượng thông tin kịp thời, chính xác, đúng vị trí. Đồng thời cơ cấu tổ chức cũng ảnh hưởng tới việc ra quyết định, giúp ban lãnh đạo đưa ra những quyết định, khách quan hợp lý.
Như vậy, cơ cấu tổ chức không những ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định kinh doanh mà còn ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1.3. Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
Con người có vị trí trung tâm và có vai trò quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Vì vậy mọi chính sách và biện pháp được áp dụng trong doanh nghiệp phải hướng vào mục tiêu cơ bản là vì sự phát triển của bản thân người lao động và doanh nghiệp. Lao động trong donh nghiệp thương mại có vị trí và đặc điểm rất quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
Thứ nhất: Nguồn nhân lực là một trong ba yếu tố cơ bản, hơn thê nữa là yếu tố quyết định các hoạt động của doanh nghiệp. Nếu không có con người với những trình độ chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ nhất định thì bộ máy doanh nghiệp không thể vận hành được. Các yếu tố vốn, tài sản chỉ là các điều kiện cần thiết để quá trình hoạt động của doanh nghiệp có thể được thực hiện.
Thứ hai: Lao động là yếu tố sáng tạo ra giá trị mới. Việc nâng cao năng xuất lao động là nguyên nhân cơ bản, quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Quy mô lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc quản trị lực lượng lao động của doanh nghiệp.
Thứ ba: Hiệu quả trong doanh nghiệp thương mại cũng chịu ảnh hưởng giới hạn bởi các yếu tố về thời gian làm việc, thể lực, trí lực và các yếu tố tâm sinh lý.
Hoạt động xuất khẩu được coi là hoạt động lưu thông hàng hoá. Vì vậy không những lĩnh vực sản xuất vật chất đòi hỏi phải hao phí sức lao động mà hoạt động xuất khẩu lưu thông hàng hoá cũng đòi hỏi phải hao phí sức lao động để thực hiện việc lưu thông hàng hoá từ lĩnh vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu dùng. Các Mác nói: “hàng hoá không thể tự mình đi tới thị trường được, cũng không thể tự mình trao đổi với nhau được”. Lưu thông hàng hoá là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, do đó đòi hỏi bộ phận lao động trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu ngày càng gia tăng và chuyên nghiệp. Do vậy có thể thấy tậm quan trọng của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Là nhân tố quyết định tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, quy trình hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu.
2.1.4. Nguồn vốn kinh doanh
Trong các doanh nghiệp...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status