Cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập WTO - pdf 17

Download miễn phí Đề tài Cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập WTO



Mục Lục
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I 2
THƯƠNG MẠI HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 2
I. Thương mại hàng hóa VIỆT NAM những năm đổi mới 2
II. Thương mại dệt may trên địa thị trường thế giới 5
III. Thương mại dệt may VIỆT NAM 8
1. Một vài đặc điểm của ngành dệt may Việt Nam. 8
2. Thương mại hàng dệt may ở Việt Nam những năm gần đây. 10
3. Tác động của việc bãi bỏ chế độ hạn ngạch đến ngành dệt may. 13
CHƯƠNG II 15
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI HÀNG DỆT MAY NƯỚC TA TRONG HỘI NHẬP WTO. 15
I. Những nét cơ bản về tổ chức thương mại thế giới WTO.
II. Cam kết về hàng dệt may của VIỆT NAM với WTO. 17
III . Cơ hội đối với thương mại hàng dệt may nước ta trong hội nhập 19
WTO. 19
IV. Thách thức đối vơi thương mại hàng dệt may nước ta trong hội nhập WTO. 21
CHƯƠNG III 29
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ TẬN DỤNG CÁC CƠ HỘI VÀ KHẮC PHỤC NHỮNG THÁCH THỨC. 29
I. Mục tiêu , phương hướng phát triển của thương mại hàng 29
dệt may Việt Nam. 29
1. Mục tiêu. 29
2. Phương hướng . 31
II. Giải pháp cho thương mại hàng dệt may Việt Nam. 33
III. Tạo lập điều kiện cần thiết để thực hiện những giải pháp. 39
1. Điều kiện vĩ mô. 39
2. Điều kiện vi mô. 41
Tài Liệu Tham Khảo. 43
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

p dệt may với cơ cấu cân đối cả Dệt - May - Các ngành phụ trợ thì sẽ có nhiều lợi thế vì có thể đáp ứng các đơn hàng chủ động hơn, nhanh hơn.
- Thứ hai, cùng với xu thế tự do hoá thương mại, sản xuất không còn bó hẹp trong phạm vi một quốc gia, địa phương nữa, việc lựa chọn địa điểm sản xuất ở đâu cần được xem xét cẩn thận hơn rất nhiều. Các nhà sản xuất sẽ phải đối mặt với các quyết định về nguồn cung ứng đó là nên tự sản xuất hay mua ngoài nguyên liệu, phụ liệu cho sản xuất. Xu hướng chung của các quốc gia là sẽ sản xuất những mặt hàng nào có hiệu quả (lợi thế) hơn và nhập khẩu những mặt hàng nào mà việc sản xuất ở trong nước kém hiệu quả. Từ đó đặt ra vấn đề trong công tác tổ chức sản xuất là các doanh nghiệp nên hợp nhất theo chiều dọc việc sản xuất nguyên phụ liệu hay nên mua chúng từ những nhà cung ứng độc lập và cơ cấu sản xuất của ngành sẽ cần hoàn thiện theo chiến lược sản xuất ấy.
- Thứ ba, khi chế độ hạn ngạch bị bãi bỏ, các khách hàng sẽ không chia lẻ đơn hàng cho các nhà sản xuất nhỏ như trước nữa mà tìm đến với những doanh nghiệp lớn có qui mô từ 1000 lao động trở lên và có uy tín để đặt những đơn hàng lớn. Trong xu thế ấy, chỉ những doanh nghiệp nào có quan hệ bạn hàng tốt, hệ thống phân phối tốt, biết liên kết để nâng cao sức cạnh tranh và uy tín trong quan hệ bạn hàng thì sẽ thắng còn những doanh nghiệp nhỏ lẻ, đơn độc sẽ khó tồn tại được.
- Thứ tư, khi xoá bỏ hạn ngạch, sức ép về cạnh tranh sẽ ngày càng gia tăng, yêu cầu của khách hàng cũng khắt khe hơn. Do đó muốn đứng vững trong cạnh tranh thì tổ chức sản xuất phải trên cơ sở đáp ứng yêu cầu của các tiêu chuẩn quốc tế, phải hoà nhập vào hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, quản lý môi trường ISO 14000 và hệ thống trách nhiệm xã hội SA 8000.
CHƯƠNG II
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI HÀNG DỆT MAY NƯỚC TA TRONG HỘI NHẬP WTO.
Những nét cơ bản về tổ chức thương mại thế giới WTO.
Lúc 17 giờ ngày 7.11.2006, tại Geneva Thụy Sĩ, chủ tịch đại hội đồng thế giới (WTO) Erik Glenne đã gõ búa chíng thức thông qua bộ hố sơ gia nhập WTO của Việt Nam. Hai tiếng đồng hồ sau đó, Bộ trưởng thương mại Trương Đình Tuyển và tổng giám đốc WTO Pascal Lamy đã ký vào Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam .
Chiều ngày 8/11/2006 với 444 phiếu tán thành, đạt tỷ lệ 90,24% tổng số đại biểu, Quốc Hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).Việt Nam được kết nạp trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới sau 11 năm đàm phán gian khổ và nhiều cam go, Việt Nam tiếp tục tiến bước trên con đường hội nhập và phát triển .
Tổ chức Thương mại thế giới có trụ sở chính tại Giơnevơ Thụy Sĩ. Ngân sách của tổ chức là 169 triệu frans thụy Sĩ và có 600 nhân viên. Giám đốc là ông Pascal Lamy. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO ) được thành lập sau vòng Đàm phán Uruguay (1986-1994), và tất cả những gì tổ chức này làm được đều thông qua con đường đàm phán .
Nói một cách đơn giản, WTO là nơi đề ra những quy tắc thương mại giữa các quốc gia trên quy mô thế giới hay gần như toàn thế giới. Có nhiều cách nhìn nhận về tổ chức thương mại thế giới. Nó là tổ chức để tự do hóa thương mại , là diễn đàn để các chính phủ đàm phán các hiệp định thương mại , là nơi để họ giải quyết các tranh chấp thương mại. Nó điều hành hệ thống các quy tắc thương mại .
Trước tiên, WTO là một khuôn khổ để đàm phán …WTO là diễn đàn, nơi các quốc gia thành viên thương lượng giải quyết những tranh chấp phát sinh trong quan hệ thương mại giữa họ. Các hoạt động mà WTO đang xúc tiến hiện nay chủ yếu xuất phát từ những cuộc đàm phán diễn ra từ năm 1986 đến 1994, mang tên vòng đàm phán Uruguay, và từ những cuộc đàm phán trước đó trong khuôn khổ Hiệp định chung về thuế quan và Thương Mại (GATT) .
Đối với những nước mà phải đối mặt với những rào cản trong thương mại và muốn hạ thấp những rào cản này, thì đàm phán giúp thúc đẩy tự do hóa thương mại. WTO không chỉ tập trung vào mục tiêu tự do hóa thương mại, trong một số trường hợp, WTO còn đề ra những quy định ủng hộ duy trì rào cản thương mại, ví dụ như trong trường hợp chống sự lây lan của dịch bệnh hay bảo vệ người tiêu dùng.
Nòng cốt của tổ chức là các hiệp định WTO được phần lớn các quốc gia thương mại tham gia đàm phán và kí kết. Những văn bản này trở thành quy tắc quy tắc pháp lý nền tảng của thương mại quốc tế và các quy tắc này, quy định này phải “minh bạch ” .
Những quy tắc của hệ thông thương mại phải đảm bảo :
Không phân biệt đối xử : không một nước nào được phân biệt đối xử giữa các đối tác thương mại của mình ( nghĩa là phải dành cho họ một cách công bằng quy chế “ đối xử tối huệ quốc ” hay còn gọi là quy chế MFN ), cũng như không được phân biệt đối xử giữa hàng hóa và dịch vụ ngoài nước ngoài.
Dành ưu đãi cho các nước kém phát triển. Cho họ một thời gian dài và linh động hơn , cùng một số đặc quyền thương mại .
Tự do hóa hơn trong thương mại, xóa bỏ rào cản thông qua con đường đàm phán .
Cạnh tranh hơn : hạn chế những biện pháp thương mại không lành mạnh như trợ cấp xuất khẩu , bán phá giá .
đoán trứơc được phải đảm bảo cho các công ty, các nhà đầu tư và chính phủ nước ngoài rằng sẽ không áp dụng một cách tùy tiện các rào cản thương mại , mức thuế quan và các cam kết mở cửa thị trường được “ràng buộc” tại WTO.
II. Cam kết về hàng dệt may của VIỆT NAM với WTO.
Xét về chính sách kinh tế vĩ mô, theo Bộ trưởng Trương Đình Tuyển: đa số các cam kết đa phương trong đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là phù hợp với luật pháp và đường lối đổi mới của Việt Nam nên sẽ không gây ra biến động lớn. Bộ văn kiện gia nhập WTO của Việt Nam, được Ban công tác phê chuẩn vào ngày 26/10/2006 (trước khi Đại hội đồng chính thức bỏ phiếu thông qua việc kết nạp chính thức Việt Nam vào 7/11). Theo bô trưởng Trương Đình Tuyển : “Gia nhập WTO là gửi ra bên ngoài một tín hiệu mạnh về quyết tâm đổi mới của ta. Đầu tư trong nước và nước ngoài nhiều khả năng sẽ tăng lên và tăng nhanh, qua đó tạo ra năng lực sản xuất và năng lực xuất khẩu mới. Đây là cơ hội rõ nhất mà việc gia nhập WTO tạo ra và được nhiều tổ chức quốc tế cũng như giới doanh nghiệp thừa nhận ”. Việt Nam đồng ý tuân thủ toàn bộ các hiệp định và các quy định mang tính ràng buộc của WTO từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên, do là nước đang phát triển ở trình độ thấp, lại đang trong quá trình chuyển đổi nên Việt Nam đã yêu cầu và WTO đã chấp nhận hưởng một thời gian chuyển đổi để thực hiện một số cam kết có liên quan đến thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), trợ cấp cho phi nông nghiệp, quyền kinh doanh, v.v.
Cam kết của VIỆT NAM với WTO đối với Dệt may: các thành viên WTO sẽ không được áp dụng hạn ngạch dệt may đối với Việt Nam khi vào WTO. Riêng trường hợp...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status