Phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam (Thí điểm tại ngân hàng Ngoại Thương) – những vấn đề đặt ra trong điều kiện hội nhập quốc tế - pdf 17

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Chương I: Những vấn đề chung về thị trường ngoại hối. 1
1. Khái quát chung về thị trường ngoại hối. 1
1.1 Khái niệm thị trường ngoại hối. 1
1.2 Các đặc điểm của thị trường ngoại hối. 2
1.3 Vai trò của thị trường ngoại hối trong điều kiện hội nhập kinh tế. 3
1.4 Các chủ thể tham gia vào thị trường ngoại hối. 4
1.4.1 Ngân hàng nhà nước (Central Bank). 4
1.4.2 Các ngân hàng thương mại (Commercial Bank). 5
1.4.3 Các nhà môi giới ngoại hối (Foreign Exchange Brokers). 6
1.4.4 Các khách hàng mua bán lẻ trên thị trường (Retail Clients). 6
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường ngoại hối. 7
2.1 Ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế đối ngoại. 9
2.2 Ảnh hưởng của cung cầu ngoại tệ. 10
2.3 Ảnh hưởng của chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài. 11
2.4 Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ. 11
2.2.5 Ảnh hưởng của chính sách lãi suất. 12
3. Các nghiệp vụ cơ bản trên thị trường ngoại hối. 12
3.1. Nghiệp vụ giao ngay (Spot Transaction). 12
3.2. Nghiệp vụ kỳ hạn (Forward Transaction). 14
3.3. Nghiệp vụ hoán đổi (Swap Transaction). 17
3.4. Nghiệp vụ quyền chọn (Option Transaction). 18
3.5. Nghiệp vụ giao dịch ngoại tệ tương lai. 22
Chương 2: Thực trạng thị trường ngoại hối Việt Nam và vai trò của Ngân hàng Ngoại Thương trong việc phát triển thị trường ngoại hối. 4
1. Thực trạng thị trường ngoại hối Việt Nam. 24
1.1 Quá trình hình thành và phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam. 24
1.1.1- Giai đoạn trước năm 1991. 24
1.1.2- Giai đoạn từ năm 1991-1994. 24
1.1.3- Giai đoạn từ năm 1994 đến nay. 25
1.2 Thực trạng hoạt động thị trường ngoại hối Việt Nam hiện nay. 26
1.2.1 Môi trường pháp lý cho tổ chức hoạt động và quản lý TTNH. 26
1.2.1.1 Chính sách quản lý ngoại hối. 27
1.2.1.2. Chính sách tỷ giá hối đoái. 29
1.2.1.3 Cơ chế lãi suất ngoại tệ. 30
1.2.2 Hoạt động của thị trường ngoại hối Việt Nam. 31
1.2.2.1 Hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. 31
1.2.2.2 Hoạt động của thị trường ngoại tệ tự do. 36
1.2.3 Các nghiệp vụ giao dịch trên thị trường ngoại hối. 39
1.2.3.1 Nghiệp vụ giao ngay. 39
1.2.3.2 Nghiệp vụ kỳ hạn. 41
1.2.3.3 Nghiệp vụ hoán đổi. 42
1.2.3.4 Nghiệp vụ quyền chọn. 43
1.3. Đánh giá sự phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam trong điều kiện hội nhập.
44
1. 3.1 Về chính sách quản lý ngoại hối. 44
1.3.2 Cơ chế xác định tỷ giá. 46
1.3.3 Về lãi suất cho vay ngoại tệ. 47
1.3.4 Về việc đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối theo tiêu chuẩn quốc tế. 47
1.3.5 Về hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và năng lực của hệ thống ngân hàng thương mại. 48
2. Vai trò của Ngân hàng Ngoại thương trong việc phát triển thị trường ngoại hối ở Việt Nam. 49
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Ngoại Thương. 49
2.2 Tình hình kinh doanh của NHNT. 51
2.3 Những đóng góp của NHNT trong việc phát triển TTNH Việt Nam. 60
Chương III: Giải pháp phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam trong điều kiện hội nhập. 63
1. Quan diểm xây dựng và phát triển thị trường ngoại hối trong điều kiện hội nhập quốc tế. 63
2.Các giải pháp phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam trong điều kiện hội nhập. 66
2.1 Hoàn thiện các chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước. 66
2.1.1 Hoàn thiện chính sách quản lý ngoại hối. 66
2.1.2 Hoàn thiện chính sách tỷ giá. 69
2.2 Nâng cao vai trò của NHNN trong việc tổ chức, quản lý và can thiệp thị trường. 71
2.2.1 Tăng cường thu hút ngoại tệ vào ngân hàng. 71
2.2.2 Hoàn thiện và phát triển TTNH có tổ chức ở Việt Nam nhằm hướng TTNH Việt Nam hội nhập với TTNH quốc tế. 74
2.3 Tăng cường sự tham gia hoạt động của các NHTM trên TTNH. 75
2.3.1 Hoàn thiện các nghiệp vụ kinh doanh truyền thống và phát triển nghiệp vụ kinh doanh mới. 75
2.3.2 Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên ngân hàng. 77
2.3.3 Hiện đại hoá trang thiết bị và công nghệ ngân hàng. 78
2.3.4 Xây dựng chính sách khách hàng một cách khoa học. 79
2.3.5. Tăng cường quản lý rủi ro ngoại hối của các NHTM. 80
3. Nhóm giải pháp đối với NHNT trong việc tham gia phát triển TTNH. 80
3.1 Khai thác triệt để các nguồn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của NHNT. 80
3.2 Mở rộng và nâng cao quan hệ đối ngoại để tăng cường hội nhập, mở rộng KDNT với nước goài.
3.3 Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng phục vụ cho việc KDNT trong nước và với ngân hàng các nước khác trên thế giới.82
3.4 Hoàn thiện chính sách khách hàng nhằm nâng cao doanh số KDNT.83
3.5 Đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ trong lĩnh vực KDNT. 85

Trong những thập kỷ qua, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển của chiến lược toàn cầu
hoá nền kinh tế thế giới. Mọi hoạt động thương mại, sản xuất và đầu tư ngày càng mang
tính quốc tế. Nếu trước đây, hoạt động thương mại chỉ bó hẹp trong phạm vi lãnh thổ
một quốc gia hay khu vực và chỉ liên quan đến một đồng tiền thanh toán thì nay thương
mại quốc tế đã mở rộng đến tất cả các nước trên thế giới, do đó có rất nhiều đồng tiền
khác nhau tham gia vào quá trình thanh toán. Chính sự toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới
đã thúc đẩy các hoạt động thương mại, làm tăng lượng giao dịch trong hoạt động tài
chính của các quốc gia, vì thế đã làm xuất hiện thị trường ngoại hối và thúc đẩy thị trư-
ờng này phát triển ngày càng mạnh mẽ, hình thành nên những trung tâm tài chính quốc
tế lớn hỗ trợ hiệu quả cho chu chuyển tiền tệ, phục vụ nhu cầu thanh toán quốc tế.
Việt Nam đang tích cực tham gia vào tiến trình hội nhập, vào xu thế chung về tự do hoá
thương mại và đầu tư quốc tế. Với chủ trương phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, công cuộc đổi
mới của chúng ta đã và đang được tiến hành đồng thời với sự phát triển kinh tế đối
ngoại, mở cửa, hợp tác và hội nhập, phù hợp với xu hướng quốc tế hoá. Trong tiến trình
hội nhập kinh tế có tính toàn cầu đó, hoạt động của thị trường ngoại hối ngày càng
chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, là chiếc cầu nối giữa kinh tế nội địa với kinh tế thế giới
bên ngoài. Vì vậy, việc hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam theo hư-
ớng toàn diện, hiện đại, phù hợp với trình độ và tiêu chuẩn quốc tế là rất cần thiết, nhằm
bôi trơn và thúc đẩy hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế, cung cấp các công cụ
phòng chống rủi ro, là điều kiện để hình thành tỷ giá theo quan hệ cung cầu và là nơi để
Ngân hàng Trung ương can thiệp lên tỷ giá theo hướng có lợi cho nền kinh tế.
ở nước ta, thị trường ngoại hối là một lĩnh vực rất mới và còn đang ở trong thời kỳ sơ
khai, cơ chế quản lý nền kinh tế nói chung và thị trường ngoại hối nói riêng đang trong
quá trình từng bước được hoàn thiện. Một thị trường ngoại hối phát triển hoàn thiện với
các hoạt động kinh doanh lành mạnh sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự tăng trưởng của
nền kinh tế nước nhà. Vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu, tìm ra giải pháp hiệu quả nhất cho
sự phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam là điều hết sức cần thiết. Do đó em xin chọn
đề tài: “ Phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam (Thí điểm tại ngân hàng Ngoại Thương) – những vấn đề đặt ra trong điều kiện hội nhập quốc tế “ làm đề tài cho luận
văn tốt nghiệp của mình.
Kết cấu luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề chung về thị trường ngoại hối.
Chương II: Thực trạng thị trường ngoại hối Việt Nam và vai trò của Ngân hàng Ngoại
Thương trong việc phát triển thị trường ngoại hối.
Chương III: Một số giải pháp phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam trong điều kiện
hội nhập. Chương I
những vấn đề chung về Thị Trường Ngoại Hối
1. Khái quát chung về Thị Trường Ngoại Hối.
1.1 Khái niệm thị trường ngoại hối.
Quá trình ra đời và phát triển của TTNH giống như các thị trường khác, gắn liền với sự
ra đời và phát triển của ngoại thương và là một tất yếu khách quan trong nền kinh tế hội
nhập mang tính toàn cầu hoá. Thông qua TTNH các nhu cầu về ngoại tệ không những
luôn luôn được đáp ứng một cách tốt nhất mà nó còn là nơi có thể ký kết các hợp đồng
phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với các nhà xuất nhập khẩu và đầu tư quốc tế.
Ví dụ: Một nhà nhập khẩu X cần thanh toán cho nhà nhập khẩu Y một khoản tiền là
đồng Đô la Mỹ, cho nhà nhập khẩu Z một khoản tiền là đồng Yên Nhật. Muốn có được
các khoản tiền ấy để thanh toán thì nhà xuất khẩu X phải mua các loại ngoại tệ ấy trên
TTNH. Như vậy, TTNH là nơi mà ở đó xảy ra việc mua và bán, trao đổi ngoại hối,
trong đó chủ yếu là trao đổi, mua bán ngoại tệ và các phương tiện TTQT (Giáo trình
TTQT trong ngoại thương - NXB Giáo dục năm 2002, trang 3,4).
Đối tượng kinh doanh trên TTNH là một loại hàng hoá đặc biệt. Theo Nghị định
63/1998/NĐ-CP về quản lý ngoại hối, thì ngoại hối được hiểu là:
 Tiền nước ngoài như: tiền giấy, tiền kim loại.
 Công cụ thanh toán bằng tiền nước ngoài như: séc, thẻ thanh toán, hối phiếu, chứng
chỉ tiền gửi ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi bưu điện và các công cụ thanh toán khác.
 Các loại giấy tờ có giá bằng tiền nước ngoài như: trái phiếu Chính phủ, trái phiếu
công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác.
 Quyền rút vốn đặc biệt, đồng tiền chung châu Âu, các đồng tiền chung khác dùng
trong TTQT và khu vực.
 Vàng tiêu chuẩn quốc tế.
 Đồng tiền đang lưu hành của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong
trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hay được sử dụng làm
công cụ trong TTQT.


VI0u59hW9f199HK
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status