Phát triển nguồn nhân lực của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - pdf 17

Download miễn phí Luận văn Phát triển nguồn nhân lực của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÂN HÀNG TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 6
1.1. Phát triển nguồn nhân lực và các nhân tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 6
1.2. Vai trò của ngân hàng, ngân hàng trung ương và yêu cầu đối với nguồn nhân lực ngân hàng trung ương trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 19
1.3. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số ngân hàng trung ương 26
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TỪ KHI CÓ LUẬT NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC 38
2.1. Tổ chức, bộ máy, chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 38
2.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ 1998 đến nay 41
2.3. Đánh giá phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng nhà nước những năm qua 69
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 76
3.1. Phương hướng phát triển nguồn nhân lực của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 76
3.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 97
KẾT LUẬN 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
PHỤ LỤC 112
 
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ếu là tác nghiệp và phục vụ, hậu cần. Số lượng các cán bộ có trình độ đại học gần tương đương nhau, tuy nhiên có một điểm khác nhau là trong số cán bộ có trình độ đại học tại các chi nhánh thì 45% là học dưới hình thức tại chức, con số này tại Hội sở chính chỉ có 20%.
Hình 2.2: Số lượng cán bộ tại hội sở chính có trình độ sau đại học
Nguồn: Vụ Tổ chức Cán bộ, NHNN, 12/2004.
Số lượng công chức có trình độ sau đại học tập trung ở các vụ có chức năng nghiên cứu ban hành chính sách (Vụ Chính sách tiền tệ, Thanh tra Ngân hàng, quản lý ngoại hối) hay những đơn vị có nhiều công chức có thế mạnh về ngoại ngữ (Vụ Hợp tác quốc tế). Nếu so với NHTW các nước phát triển và với các nước trong khu vực, tỷ lệ bằng cấp đại học và trên đại học của NHNN (ở Hội sở chính là 64,1%) không có sự khác biệt lớn.
Hình 2.3: Tỷ lệ trình độ đại học và trên đại học trong tổng số lao động ở một số NHTW
Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ, NHNN.
Bên cạnh sự gia tăng của tỷ lệ công chức, viên chức có trình độ đại học và trên đại học, cơ cấu chuyên ngành của đội ngũ cán bộ công chức cũng thay đổi đáng kể. Thời kỳ trước đổi mới, chuyên ngành tiền tệ tín dụng và tài chính ngân hàng chiếm tỷ lệ chủ yếu (hơn 80%), các chuyên ngành khác có tỷ trọng thấp, nguyên nhân có thể do tính chuyên môn hóa của các công việc nghiên cứu trong NHNN chưa nổi bật, yêu cầu đối với các vị trí công việc gần giống nhau, chưa đòi hỏi sự hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực, nên chỉ cần có học đại học về tài chính ngân hàng là đủ điều kiện để công tác ở gần hết các vị trí trong NHTW. Những năm gần đây, số lượng cán bộ được đào tạo về chuyên ngành kinh tế học, như tài chính công, quản trị kinh doanh, kinh tế công cộng, luật kinh tế…đã gia tăng đáng kể trong NHNN. Số cán bộ mới này thường được ưu tiên bố trí vào các đơn vị nghiên cứu và hoạch định chính sách khi tuyển dụng. Qua khảo sát ở các đơn vị Hội sở chính cho thấy chuyên ngành tài chính ngân hàng hiện chiếm 37,23%/tổng số nhân lực, chuyên ngành kinh tế chiếm 11,25%, số còn lại là các chuyên ngành khác như kế toán, ngoại ngữ, tin học, luật, kinh tế đối ngoại, quản trị kinh doanh.
Hình 2.4: Chuyên ngành của đội ngũ nhân lực ở Hội sở chính
Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ, NHNN, tháng 12/2004.
Qua hình 2.4 cho thấy số lượng các chuyên ngành ngoài chuyên ngành tài chính tiền tệ đã chiếm tỷ trọng lớn trong tất cả các đơn vị nghiên cứu tổng hợp và hoạch định chính sách của NHTW.
Sự thay đổi về lượng của trình độ chuyên môn trong đội ngũ nhân lực NHNN đã tạo ra bước nhảy về chất trong việc hoàn thành các chức năng nhiệm vụ NHTW của NHNN Việt Nam; thể hiện qua việc điều hành chính sách tiền tệ thành công trong hai năm qua (2003, 2004) góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát.
- Xem xét chất lượng lao động qua ngạch bậc công chức
Căn cứ hệ thống tiêu chuẩn về ngạch, bậc qui định trong Pháp lệnh công chức nhà nước, cơ cấu đội ngũ công chức của NHNN có tỷ lệ như sau:
Bảng 2.4: Phân loại công chức NHNN theo ngạch bậc
Đơn vị tính: %
Chuyên viên cao cấp
Chuyên viên chính
Chuyên viên
Cán sự
Còn lại
Hội sở chính
1,06
15,5
57,5
9,2
17,2
Chi nhánh
(1 người)
9,5
42,3
23,7
25
Nguồn: Vụ Tổ chức Cán bộ, NHNN, tháng 12/2004.
Việc phân loại nhân lực dựa trên tiêu chuẩn chức danh công chức đã góp phần định hướng cho sự phấn đấu của cán bộ công chức không giữ chức vụ quản lý, góp phần nâng cao nhận thức trách nhiệm và khả năng làm việc theo chế độ chuyên viên. Với xu hướng nâng cao tính chuyên môn trong thực hiện chức năng nhiệm vụ, mỗi chuyên viên trở thành một chuyên gia về lĩnh vực mình đảm nhận, chuyên viên chính là chuyên gia bậc cao về chuyên ngành phụ trách. Trong Hội sở chính, chuyên viên chính có tỷ lệ 14,2% và tập trung ở các đơn vị nghiên cứu. Trong 3 năm gần đây số chuyên viên cao cấp đã có mức tăng đáng kể, nhưng vẫn chỉ tập trung trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo giữ chức vụ cấp cao của NHNN. Trên thực tế, việc phân loại công chức theo ngạch, bậc hiện nay chưa phản ánh thực chất trình độ cán bộ mà nhiều trường hợp việc nâng ngạch đối với công chức nhằm thực hiện chính sách cán bộ như là một biện pháp để giải quyết vấn đề tiền lương. Tổ chức thi nâng ngạch theo định kỳ hàng năm với chỉ tiêu cho trước chưa thể hiện thực chất của kỳ thi là đánh giá để xếp loại chất lượng cán bộ mà còn nặng về ưu tiên quyền lợi vật chất, đi thi phần lớn là không trượt.
- Độ tuổi của đội ngũ nhân lực
So với các năm trước, đội ngũ cán bộ công chức của NHNN tại Hội sở chính đang có xu hướng ngày càng trẻ hơn. Độ tuổi trung bình của lực lượng lao động tại Hội sở chính hiện nay là 38,5, cách đây 10 năm là 42. Cán bộ chi nhánh già hơn một chút với độ tuổi trung bình là 41 và có xu hướng sẽ ngày càng già hơn, do không tuyển dụng mới. Số cán bộ làm công tác quản lý điều hành thì tuổi bình quân của cấp vụ là 49,05 tuổi và cấp phòng là 43 tuổi. Cán bộ cấp vụ có độ tuổi dưới 50 chiếm khoảng 81,2%. Xu hướng trẻ hóa đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ quản lý điều hành là kết quả của chương trình phát triển cán bộ nguồn trong những năm 90 trước đây. Sự năng động của tuổi trẻ kết hợp với trình độ chuyên môn tốt là tiền đề cho những thành công và cơ hội cho sự phát triển tiếp theo của họ.
Hình 2.5: Cơ cấu độ tuổi nhân lực tại Hội sở chính
Nguồn: Vụ Tổ chức Cán bộ, NHNN, tháng 12/2004.
Hình 2.5 cột 3 cho thấy đội ngũ cán bộ nghiên cứu đang có độ tuổi khá tích cực, số công chức có tuổi trên 45 chiếm chưa đến 1/4, số công chức có tuổi dưới 45 thường là những người được đào tạo sau năm 90, có trình độ ngoại ngữ và được cập nhật kiến thức về kinh tế thị trường, có khả năng thích ứng cao. Họ là những cán bộ nguồn cho thời gian 5-10 năm sau này.
ở các chi nhánh số cán bộ có độ tuổi trên 40 chiếm tỷ lệ tương đối cao, đây là đội ngũ cán bộ có nhiều năm kinh nghiệm công tác và đóng góp nhiều cho hoạt động của ngân hàng trên địa bàn. Mặc dù khả năng phát triển về chức nghiệp của họ trong NHNN không còn lớn, do hạn chế về độ tuổi và trình độ chuyên môn, nhưng họ sẽ là những người chủ chốt trong việc củng cố và xây dựng hệ thống hỗ trợ ngân hàng ở địa phương, khi chương trình đổi mới cơ cấu tổ chức của NHNN được triển khai.
Hình 2.6: Tháp tuổi cán bộ NHNN tại Hội sở và chi nhánh
Nguồn: [23, tr. 118].
Các kỹ năng bổ trợ: tin học và ngoại ngữ
Ngoại ngữ
Số lượng cán bộ công chức của NHNN biết ngoại ngữ tương đối nhiều, riêng ở Hội sở chính tỷ lệ người có trình độ tiếng Anh từ bằng A trở lên chiếm tới 76%. Tuy nhiên, số người thông thạo ngoại ngữ để có thể sử dụng một cách độc lập trong công việc không phải là cao; khoảng 20% (xem hình 2.7) và phân bố không đồng đều giữa các đơn vị. Xét về thực tế, các chứng chỉ ngoại ngữ A và B gần như không đủ chứng minh về trình độ thực về ngoại ngữ mà chỉ có tác dụng hoàn chỉ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status