Tiếp tục đổi mới quản lý ngân sách giáo dục - đào tạo ở nước ta hiện nay - pdf 17

Download miễn phí Luận văn Tiếp tục đổi mới quản lý ngân sách giáo dục - đào tạo ở nước ta hiện nay



 
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NGÀNH GIÁO DỤC ĐÀO TẠO 4
1.1. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước 4
1.2. Nội dung quản lý ngân sách giáo dục - đào tạo 13
1.3. Kinh nghiệm quản lý ngân sách giáo dục - đào tạo ở một số quốc gia trong khu vực 22
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở NƯỚC TA TRONG NHỮNG NĂM QUA 29
2.1. Khái quát về tình hình giáo dục - đào tạo trong những năm qua 29
2.2. Thực trạng quản lý ngân sách giáo dục - đào tạo ở nước ta trong những năm qua 37
2.3. Nhận xét về thực trạng quản lý ngân sách giáo dục - đào tạo ở nước ta trong những năm qua 76
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NGÂN SÁCH GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở NƯỚC TA 79
3.1. Phương hướng tiếp tục đổi mới quản lý ngân sách giáo dục - đào tạo ở nước ta 79
3.2. Giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới quản lý ngân sách giáo dục - đào tạo ở nước ta hiện nay 86
3.3. Các điều kiện để thực hiện có hiệu quả các giải pháp 95
KẾT LUẬN 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

eo đề nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo; điều này có mặt thuận lợi là tạo điều kiện để các địa phương tự cân đối và quyết định ngân sách chi cho giáo dục và chi cho đào tạo của địa phương mình, tuy nhiên một số địa phương rất lúng túng trong việc phân bổ kinh phí và điều hành ngân sách giáo dục - đào tạo, cá biệt có địa phương bố trí chi ngân sách đào tạo không đúng đối tượng.
* Khi phân bổ và giao kế hoạch chi ngân sách cho các địa phương, Bộ Tài chính tính toán và phân bổ ngân sách giáo dục - đào tạo theo dân số. Trong khi đó phân bổ và giao kế hoạch cho khối Trung ương thì tính theo đầu học sinh. Việc phân bổ ngân sách giáo dục theo đầu dân với ý tưởng tạo sự công bằng, bình đẳng trong sự phát triển giáo dục giữa các vùng khác nhau: đông dân, sẽ có nhiều người đi học, được phân bổ nhiều ngân sách để tạo điều kiện phát triển giáo dục hơn.
Tuy nhiên trong thực tế lại nảy sinh bất hợp lý:
- Do tình trạng di dân tự do, số liệu về dân số của từng tỉnh, từng vùng vốn đã là số ước lệ lại càng mất tính chính xác, có nơi tưởng là ít dân lại trở nên đông đúc, nhưng lại không nằm trong số dân dự báo của tỉnh nên không được phân bổ ngân sách giáo dục, học sinh theo cha mẹ di chuyển đến không có nguồn kinh phí đào tạo; nơi dân đi lại không phải cắt giảm ngân sách; tình trạng này làm mất tính công bằng mà ý tưởng ban đầu đặt ra.
- Tỷ lệ tăng dân số thường không tỷ lệ thuận với tỷ lệ học sinh đến trường, dẫn đến chi thực tế giữa các cơ sở giáo dục theo quy mô học sinh càng bất hợp lý: những tỉnh có tỷ lệ tăng dân số cao nhưng huy động trẻ đến trường lại thấp thì lại được phân bổ ngân sách cao, những tỉnh thực hiện kế hóa gia đình tốt, dân số giảm nhưng lại huy động được nhiều học sinh đến trường thì mức phân bổ ngân sách thấp, như vậy làm giảm động lực phát triển giáo dục và thực hiện kế hoạch hóa phát triển dân số.
- Sự bất hợp lý ngày càng tăng giữa việc phân bổ ngân sách, việc sử dụng ngân sách của từng cơ sở giáo dục, việc quyết toán sau khi chi tiêu, các nghiệp vụ này không cùng tiêu thức so sánh, không đảm bảo tính thống nhất trong quản lý và không có cơ sở để kiểm tra.
* Chưa có phương án phân bổ ngân sách giáo dục - đào tạo hợp lý, đối với những tỉnh thành phố có điều kiện phát triển KTXH tốt hơn và do vậy có khả năng thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục, cần mạnh dạn giao chỉ tiêu thu từ gia đình và xã hội, ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ. Dành phần ngân sách chủ yếu để đầu tư cho những tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng khó khăn, vùng thường xuyên gặp thiên tai... từng bước tạo sự công bằng trong hưởng thụ giáo dục.
* Việc phân bổ, quản lý và điều hành ngân sách giáo dục của các địa phương hiện nay rất đa dạng và khó có thể nói được áp dụng mô hình nào là đơn giản và hiệu quả nhất. Tuy nhiên theo hướng phân cấp ngân sách về cho các huyện như đã triển khai tại một số nơi hiện nay thì các cơ quan quản lý giáo dục đang mất đi vai trò quyết định trong điều hành, chỉ đạo cấp dưới thông qua công cụ tài chính. Tại một số địa phương triển khai phân cấp đã gây không ít lúng túng cho cả cơ quan được ủy quyền (UBND và phòng Tài chính) cũng như cơ quan quản lý giáo dục. Sự đa dạng của các mô hình phân cấp đã dẫn đến sự khác biệt về điều hành ngân sách giáo dục ngay trên cùng một địa bàn tỉnh.
* Chỉ tiêu ngân sách được giao nói chung chưa bao giờ đạt mức dự toán chi ngân sách hàng năm do các cơ sở giáo dục xây dựng, mặc dầu các cơ sở giáo dục đều có số dự toán rất khiêm tốn. Ví dụ như Năm 2000, các trường chỉ được phân bổ bằng khoảng trên dưới 90% so với dự toán, năm 2001 con số này chỉ là 88%. Bậc tiểu học thường được đáp ứng khá hơn so với THCS.
* Ngay từ đầu năm, sau khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính giao quyết định thu chi ngân sách cho các địa phương; UBND tỉnh, thành phố báo cáo HĐND thông qua dự toán thu chi cho các ngành, trong đó có nhiệm vụ chi cho giáo dục - đào tạo trên địa bàn toàn tỉnh (theo quy định của Luật Ngân sách); Liên Sở Tài chính - Giáo dục và Đào tạo và các Sở chuyên ngành có trách nhiệm phối hợp giao nhiệm vụ chi cho giáo dục của các trường thuộc tỉnh quản lý và chi cho giáo dục từng huyện, quận, thị xã. Bảng kế hoạch phân bổ ngân sách hàng năm được gửi tới các cơ quan quản lý chuyên ngành, các cơ quan tài chính và kho bạc để phối hợp tổ chức thực hiện.
* Như phần 1 đã nêu các căn cứ và tiêu chí cơ bản làm cơ sở cho việc lập dự toán chưa được xem như là căn cứ khoa học để sử dụng, thì khâu phân bổ ngân sách cũng vậy. Khâu phân bổ ngân sách diễn ra từ cấp trung ương xuống đến cấp cơ sở và số tiền được phân bổ phụ thuộc vào chỉ tiêu ngân sách được cấp trên giao. Các đơn vị trực tiếp chi tiêu hầu như thụ động tiếp nhận số ngân sách được phân bổ hàng năm.
* Mức ngân sách được phân bổ hàng năm không đảm bảo được cơ cấu chi 70% ngân sách chi cho lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương (Nhóm 1) và 30% ngân sách chi cho các hoạt động giảng dạy, học tập, mua sắm, sửa chữa, hành chính quản lý... (Nhóm 2). Đa số các địa phương đạt tỷ lệ ở mức 85% chi Nhóm 1 và 15% chi cho Nhóm 2, cá biệt có những tỉnh do thiếu giáo viên, phải thanh toán tiền dạy thay, vượt giờ nhiều nên tỷ lệ chi cho Nhóm 1 tới 90% còn lại chi Nhóm 2, do đó chưa thể đáp ứng được yêu cầu về tăng qui mô và chất lượng giáo dục và đào tạo.
* Như phần kế hoạch phát triển nêu trên, thì ở khâu dự toán cũng chưa có sự phê duyệt của các cơ quan tài chính và cơ quan quản lý giáo dục. Việc phê duyệt dự toán chính là căn cứ để giao chỉ tiêu ngân sách cho các cơ sở giáo dục; Đồng thời qua việc phê duyệt dự toán và giao chỉ tiêu ngân sách đã giúp các cơ sở giáo dục chủ động trong sử dụng, điều hành việc thu chi ở cơ sở hay có những kiến nghị đề xuất với cơ quan quản lý chuyên ngành và cơ quan tài chính.
Một vấn đề rất cần được quan tâm nghiên cứu trong khâu phân bổ ngân sách là cách phân bổ: Phân bổ "trọn gói"? Phân bổ theo nhóm chi? Phân bổ theo mục lục ngân sách? Để tạo quyền chủ động cho cơ sở trường học trong điều hành, sử dụng ngân sách giáo dục, cần đặc biệt quan tâm tới cách phân bổ "trọn gói" (trước mắt là 1 năm và tới đây sẽ là 3 năm), góp phần sử dụng tiết kiệm và hợp lý các nguồn lực đồng thời nâng cao tính trách nhiệm của các cơ sở giáo dục.
2.2.1.4. Một số ưu, nhược điểm của công tác xây dựng dự toán ngân sách giáo dục - đào tạo toàn ngành hiện nay
* Ưu điểm:
- Qui trình lập dự toán đơn giản, đáp ứng được các thông tin cần thiết để tổng hợp và xây dựng dự toán.
- Các đơn vị cơ sở chủ động lập dự toán của đơn vị mình.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành trong quá trình lập dự toán.
- Kết hợp được việc quản lý theo lĩnh vực, ngành và vùng lãnh thổ.
* Nhược điểm:
- Chưa xây dựng được kế hoạch trung hạn và dài hạn nên việc xác định nhiệm vụ và dự toán ngân sách hàng năm ch
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status