Phân hóa giàu nghèo của các hộ nông dân ở tỉnh Kiên Giang - Thực trạng và giải pháp - pdf 17

Download miễn phí Luận văn Phân hóa giàu cùng kiệt của các hộ nông dân ở tỉnh Kiên Giang - Thực trạng và giải pháp



MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHÂN HÓA GIÀU NGHÈO HỘ NÔNG DÂN TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HÓA 5
1.1. Phát triển kinh tế hàng hóa tất yếu dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo của hộ nông dân với tư cách là đơn vị sản xuất tự chủ 5
1.1.1. Hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân 5
1.1.2. Sự phân hóa giàu nghèo của các hộ nông dân trong phát triển kinh tế hàng hóa 9
1.2. Phân hóa giàu nghèo của hộ nông dân và kinh nghiệm giải quyết vấn đề này ở một số nước trong khu vực 25
1.2.1. Phân hóa giàu nghèo hộ nông dân ở Trung Quốc 25
1.2.2. Phân hóa giàu nghèo hộ nông dân ở Malaixia 28
1.2.3. Quá trình phân hóa giàu nghèo của các hộ nông dân Thái Lan 30
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÂN HÓA GIÀU NGHÈO CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TỈNH KIÊN GIANG 34
2.1. Đặc điểm tự nhiên, xã hội và nông nghiệp, nông thôn ảnh hưởng đến kinh tế hộ nông dân ở Kiên Giang 34
2.2. Phân hóa giàu nghèo của các hộ nông dân Kiên Giang 40
2.2.1. Tình hình phân hóa giàu nghèo của các HND ở tỉnh Kiên Giang qua các giai đoạn 40
2.2.2. Đặc điểm và xu hướng của sự phân hóa giàu nghèo của các hộ nông dân Kiên Giang 52
2.2.3. Nguyên nhân và những vấn đề đang đặt ra 56
Chương 3: QUAN ĐIỂM PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HẠN CHẾ MẶT TIÊU CỰC CỦA PHÂN HÓA GIÀU NGHÈO CỦA CÁC HND KIÊN GIANG 64
3.1. Quan điểm và những phương hướng chủ yếu nhằm giải quyết vấn đề phân hóa giàu nghèo của các hộ nông dân Kiên Giang 64
3.1.1. Quan điểm giải quyết vấn đề phân hóa giàu nghèo đối với các hộ nông dân Kiên Giang 64
3.1.2. Phương hướng khắc phục hậu quả tiêu cực của phân hóa giàu nghèo ở Kiên Giang 67
3.2. Những giải pháp cơ bản nhằm hạn chế mặt tiêu cực của phân hóa giàu nghèo của các hộ nông dân Kiên Giang 73
3.2.1. Giải pháp về lao động việc làm của các hộ nông dân 73
3.2.2. Tiếp tục hoàn thiện chính sách ruộng đất trong nông nghiệp, nông thôn 76
3.2.3. Huy động vốn cho hộ nông dân nghèo vay từ nhiều nguồn, dưới nhiều hình thức 78
3.2.4. Kết hợp giải quyết vấn đề xóa đói giảm nghèo với các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội 81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHỤ LỤC 89
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

khăn vì giống có năng suất thấp, thị trường đầu ra khó khăn, hiệu quả kinh tế thấp. Bên cạnh đó các hoạt động kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp nước sạch nông thôn, văn hóa giáo dục trên địa bàn nông thôn đều được chú trọng phát triển.
Những năm qua, từ khi xác định HND là đối tượng phục vụ của mình, hệ thống Ngân hàng nông nghiệp đã mở rộng đại lý xuống xã. Doanh số cho vay năm 1998 đạt 1.357,6 tỷ, trong đó cho vay phục vụ và sản xuất nông nghiệp là 888 tỷ; cho ngành hải sản là 162 tỷ. Tỉnh có 45 quỹ tín dụng nhân dân với doanh số cho vay đạt 307 tỷ. Ngoài ra, khu vực nông thôn còn được hỗ trợ vốn từ các chương trình cho vay theo dự án, chương trình, vốn xóa đói giảm cùng kiệt của chính phủ và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tài trợ... Tuy nhiên, hoạt động tín dụng trong nông thôn của hệ thống ngân hàng, quỹ tín dụng... còn hạn chế chưa sát xóm ấp, người nông dân. Việc thẩm định và theo dõi sử dụng vốn đúng mục đích đạt hiệu quả còn thấp. Do thiếu vốn, tình trạng hộ nông dân phải cầm cố ruộng đất, bán lúa non, vay nặng lãi vẫn còn khá phổ biến.
Thành tựu to lớn trong việc tổ chức quản lý sản xuất nông nghiệp- nông thôn đó là phong trào kinh tế hợp tác và phong trào nông dân thi đua sản xuất giỏi được tỉnh quan tâm chỉ đạo hơn mười năm nay. Toàn tỉnh hiện có 33 HTX sản xuất nông nghiệp, 270 tập đoàn và hơn 5000 tổ đoàn kết sản xuất nông nghiệp [18].
Về kinh tế hợp tác, qua kiện toàn đổi mới theo Luật Hợp tác xã, bình quân 1 HTX có ban quản lý từ 2-3 người, ban kiểm soát từ 1-3 người, tiền lương trả cho cán bộ ban quản lý được trích từ lãi nguồn thu dịch vụ của HTX. So với năm 1986 cán bộ gián tiếp của HTX giảm 41,6%, từng bước năng lực điều hành, quản lý của ban quản lý HTX được nâng lên, tinh gọn, hoạt động có hiệu quả hơn. Hoạt động của HTX nông nghiệp phần lớn tập trung sản xuất cây lúa, điều hành kế hoạch sản xuất, lịch thời vụ cũng như các dịch vụ: bơm tưới, chuyển giao kỹ thuật...
Qua kết quả sản xuất từ năm 1991 lại đây, nhờ điều hành hoạt động theo cơ chế mới, tập trung đầu tư san lấp mặt bằng, phát triển hệ thống thủy lợi, áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật như cơ cấu giống mới, lịch thời vụ phòng chống sâu bệnh, lũ lụt nên năng suất, sản lượng và thu nhập của khu vực HTX không ngừng được nâng lên. Năng suất lúa bình quân từ 8,1 tấn/ha/năm 1991 lên 10,8 tấn/ha/năm 1996. So với sản xuất cá thể, chi phí sản xuất của HTX thấp hơn 16% và năng suất cao hơn 25-30%, bình quân lương thực đầu người đạt 3.412 kg/năm, cao hơn toàn tỉnh 2,7 lần, thu nhập bình quân hộ xã viên đạt 5,18 triệu đồng/người/năm, cao hơn mức thu nhập cá thể. Đời sống mọi mặt của hộ nông dân trong khu vực kinh tế HTX được cải thiện tích cực. Có gần 50% số hộ có nhà xây dựng kiên cố,100% số hộ được sử dụng điện sinh hoạt và sản xuất, 90% số hộ có ti vi, cassette. Trạm xá, trường học được xây dựng kiên cố, có cả trường dân lập, làm bảo hiểm y tế. Đời sống văn hóa, phong trào cách mạng ở địa phương được các hộ xã viên tích cực hưởng ứng, an ninh trật tự giữ vững làm hạn chế thấp nhất các tệ nạn xã hội, tình làng nghĩa xóm được nâng cao [34].
Một phong trào được phát động và duy trì hơn 10 năm nay, thu hút hàng vạn hộ nông dân trong tỉnh tham gia, đó là phong trào nông dân thi đua sản xuất giỏi. Kết quả trong năm 1999 qua bình xét toàn tỉnh có 21.500 hộ và 14 tập thể đạt danh hiệu "Nông dân sản xuất giỏi". Đến năm 1999 toàn tỉnh có hơn 60.000 HND đạt danh hiệu sản xuất giỏi, chiếm 27,2% số hộ nông nghiệp của tỉnh [44].
Những HND sản xuất giỏi là những hộ sản xuất hàng hóa, luôn phải suy nghĩ tính toán sao cho có lãi, có ý thức tự lực tự cường vươn lên làm giàu, phát huy nội lực gia đình là chính, nhờ vậy sử dụng có hiệu quả lao động, đất đai, đồng vốn. Đây cũng là những hộ đi đầu trong việc tiếp thu, phổ biến những tiến bộ kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, vận chuyển, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm của mình làm ra. Nhờ vậy, mở ra khả năng to lớn để đưa năng suất, sản lượng trong nông nghiệp tăng lên. Đa số HND sản xuất giỏi đều có mô hình sản xuất với cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý theo cách kinh doanh tổng hợp, ví dụ: luân canh, xen canh, lấy ngắn nuôi dài VAC, RVAC, RVACD... Những HND sản xuất giỏi còn là những hộ được ngân hàng và các tổ chức tín dụng coi là bạn hàng tin cậy nhất, vì đã biết sử dụng có hiệu quả nhất đồng vốn của họ.
Bên cạnh đó, HND sản xuất giỏi là người đi đầu trong việc "xóa đói giảm cùng kiệt tại chỗ" bằng cách cho vay vốn cây con giống không lấy lãi, tạo công ăn việc làm, hướng dẫn cách thức kỹ thuật và xây dựng cơ sở hạ tầng như bắc cầu, làm giao thông nông thôn.
2.2. phân hóa giàu cùng kiệt của các Hộ nông dân Kiên giang
2.2.1. Tình hình phân hóa giàu cùng kiệt của các hộ nông dân ở tỉnh Kiên Giang qua các giai đoạn
ở các tỉnh miền Tây Nam Kỳ từ giữa thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 việc chiếm đoạt ruộng đất của bọn địa chủ, cường hào ngày càng phát triển. ở Nam Bộ trong nét sinh hoạt xưa và nay, không gọi là địa chủ mà gọi là điền chủ, nhiều ruộng đất gọi là điền chủ lớn, ít hơn gọi là điền chủ nhỏ. Phần lớn nông dân trở thành tá điền, sống phụ thuộc vào điền chủ. Điều này được chính quyền thực dân các thời kỳ không những bảo lưu mà còn khuyến khích. Những cách bóc lột như: chế độ làm ruộng rẽ, chế độ làm ruộng giao, chế độ sử dụng tá điền, chế độ canh tác trực tiếp, chế độ thuê nhân công, tệ cho vay nặng lãi... đã cột chặt thân phận người nông dân tá điền vào nghèo, đói, hèn kém, nợ nần. Người nông dân tá điền thuở ấy chịu mấy tầng bóc lột, không sao kể xiết nỗi cơ cực. Ta có thể nói không sợ sai rằng trong lẫm lúa (kho lúa) của điền chủ "chỉ có chừng một phần ba là địa tô, còn lại hai phần ba là tiền lời giá cao" [23, 44].
Bên cạnh đời sống cơ cực của tầng lớp nông dân tá điền là lớp điền chủ giàu có, sống xa hoa mà sử sách phải lưu truyền kiểu "Trần Trinh Trạch với lứa con nổi danh là Công Tử Bạc Liêu" có cánh đồng thẳng cánh cò bay 15.000 ha, cũng như ở Rạch Giá có Chủ Chẹt (Huỳnh Tấn Tước) đã đứng bộ (sổ địa bạ) 12.000 ha đất [23, 142]. Theo con số thống kê của Pháp, toàn Đông Dương thời 1930 có khoảng 6.690 người có điền sản trên 50 ha. Riêng ở Nam Kỳ đã có tới 6.300 người. Năm 1951, người ta ước lượng thu nhập bình quân của một gia đình người Âu hàng năm là 5.000 đồng (tiền Đông Dương), trong khi nhà giàu "bổn xứ" và người Hoa lại có tới 6.000 đồng. Có nghĩa là điền chủ lớn và thương gia lớn có thể có mức sống cao hơn công chức quan lại người Âu. Giới trung lưu người Việt, công chức nhỏ và tiểu chủ thu nhập bình quân khoảng 170 đồng ở Nam Kỳ [23, 148]. Những thống kê trên đây khó có thể coi là chính xác nhưng cũng giúp cho chúng ta có khái niệm về phân hóa giai cấp, chênh lệnh về thu nhập và mức sống của xã hội nói chung và của nông dân nói riêng ở địa phương tron...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status