Nông nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập WTO - Thời cơ và thách thức - pdf 17

Download miễn phí Luận văn Nông nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập WTO - Thời cơ và thách thức



Trong lĩnh vực nông nghiệp, dưới sức ép mạnh mẽ của các thành viên Ban Công tác, Việt Nam cam kết chung về thuế nông nghiệp ở mức bình quân 21%. Điều đáng nói là các nước láng giềng ASEAN là Thái Lan và Philipin, thành viên Ban công tác về việc gia nhập của Việt Nam, được áp dụng mức thuế nông nghiệp cao hơn Việt Nam, cụ thể là Thái Lan 36% và Philipin 34%. Nêpan, một nước LDC hoàn thành đàm phán gia nhập năm 2003, cũng được áp dụng mức thuế nông nghiệp bình quân là 42%.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

suất bình quân đạt 1,1 tấn/ha, tăng 61,3% so với năm 1997, sản lượng điều thô đạt 235 ngàn tấn, tăng 2,5 lần so với năm 1999 và vượt 52,2% so với mục tiêu trong Đề án Phát triển điều đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Năng lực chế biến điều đạt 400 ngàn tấn/năm đủ để chế biến sản xuất trong nước và nhập khẩu thêm hạt điều thô để chế biến.
Năm 2006, xuất khẩu đạt 127 ngàn tấn điều nhân, kim ngạch đạt 505 triệu USD. Các thị trường chính gồm Mỹ, Úc, Hà Lan, Canada, Anh, Nga, NewZealan,.. trong đó xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt mức tăng trưởng nhanh nhất.
Lợi thế cạnh tranh của ngành điều là do sự gia tăng năng suất hạt điều trong thời gian tương đối ngắn, năng suất điều của Việt Nam cao gấp 2 lần bình quân chung của thế giới, cao hơn cả Ấn Độ và Brazin, giá thành thấp chỉ 247 USD/tấn, trong khi đó Brazil là 288 USD, Ấn Độ 544 USD, lao động phục vụ khâu chế biến dồi dào, năng lực chế biến cao, công nghệ phù hợp.
- Hạt tiêu. Năm 2006, diện tích gieo trồng đạt 50 ngàn ha, tập trung chủ yếu tại Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, sản lượng đạt 83 ngàn tấn. Việt Nam tiếp tục là nước sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu đứng đầu thế giới.
Năm 2006, xuất khẩu 116 ngàn tấn, chiếm trên 50% sản lượng hạt tiêu giao dịch trên toàn thế giới, đạt kim ngạch 190 triệu USD, cao nhất từ trước tới nay cả về số lượng và giá trị.
Thị trường xuất khẩu hạt tiêu của Việt nam gồm 70 nước với các thị trường chính như Ấn Độ, Đức, Pakistan, Mỹ,...
Lợi thế cạnh tranh của hạt tiêu Việt Nam là do năng suất cao thuộc loại hàng đầu thế giới, bình quân đạt 1,7 tấn/ha, nhiều nơi đạt 4 tấn/ha, giá thành sản xuất thấp do trình độ thâm canh cao và chi phí lao động thấp, bước đầu có sự chuyển biến trong khâu thu hoạch, bảo quản và chế biến hạt tiêu, đa dạng hoá chủng loại hạt tiêu xuất khẩu (hồ tiêu đen, trắng), chú ý đến tiêu chuẩn chất lượng. Tuy nhiên, tỷ lệ chế biến tiêu trắng còn thấp mới chiếm 10%, làm giảm giá trị xuất khẩu.
- Lâm sản. Trong thập kỷ vừa qua, ngành lâm nghiệp đã có những đóng góp đáng kể cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển kinh tế đất nước. Ngành đã chuyển từ một nền lâm nghiệp lấy khai thác là chính sang nền lâm nghiệp xã hội, lấy bảo vệ và xây dựng vốn rừng làm nhiệm vụ cơ bản.
Tỷ trọng của ngành lâm nghiệp trong cơ cấu giá trị sản lượng nông nghiệp ở mức khoảng 5- 6%, trong đó công nghiệp chế biến lâm sản, nhất là chế biến gỗ phát triển khá nhanh.
Năm 2006, sản phẩm gỗ là mặt hàng xuất khẩu đạt mức tăng trưởng cao nhất trong ngành nông nghiệp, xuất khẩu lâm sản và đỗ gỗ cả năm đạt 2,16 tỷ USD (trong đó đồ gỗ chiếm 1,9 tỷ USD).
Hiện nay, Việt Nam đứng thứ tư về xuất khẩu đồ gỗ trong khu vực Đông Nam Á (sau Malaysia, Indonesia và Thái Lan). Với sức cạnh tranh cao do giá thành rẻ, chất lượng tốt, sản phẩm đồ gỗ Việt Nam đã thu hút được nhiều khách hàng trên thế giới. Mặt hàng đồ gỗ gia dụng đã thâm nhập thị trường 120 nước và vùng lãnh thổ, trong đó ba thị trường Nhật Bản, Mỹ, EU, chiếm 2/3 kim ngạch xuất khẩu.
Thương mại hàng nông sản từ trước tới nay vẫn là lĩnh vực được bảo hộ cao trong chính sách thương mại của các nước phát triển thông qua trợ cấp cao cho nông dân trong nước, trợ giá cao cho xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu nông sản thông qua thuế quan cao và các hàng rào phi thương mại…
Theo Bộ nông nghiệp Hoa kỳ (USDA), ước tính mức thuế quan trung bình đối với hàng nông sản trong WTO là 62%, trong khi đó đối với hàng công nghiệp chỉ 4%. Điều đó đã ngăn cản các nước đang phát triển xuất khẩu sang các nước phát triển. Vấn đề thương mại hàng nông sản, luôn là đối tượng xung đột giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển. Tại vòng đàm phán Urugoay, các nước đã cùng nhau ký kết hiệp định về nông nghiệp, theo hướng giảm trợ cấp xuất khẩu hàng nông sản và thuế hóa các biện pháp phi thuế quan. Tại hội nghị bộ trưởng Doha, vấn đề nông nghiệp đã trở thành tâm điểm đàm phán. Tuyên bố Doha buộc các thành viên WTO phải cam kết không những cắt giảm, mà còn loại bỏ dần tất cả các hình thức trợ cấp xuất khẩu. Là một nước nông nghiệp và đặc biệt là một nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba thế giới, Việt Nam sẽ có nhiều thị trường xuất khẩu gạo và thị trường đối với nông sản hơn vì các hạn chế về số lượng đối với gạo và nông sản sẽ được chuyển thành thuế và thuế phải cắt giảm theo hiệp định. Bên cạnh đó, một lợi ích tiềm năng mà Việt Nam có thể tận dụng là một điều khoản được đề xuất trong hiệp định nông nghiệp - cho phép các nước đang phát triển áp dụng cơ chế tự vệ đặc biệt (SSM) để đối phó với trường hợp tăng đột biến nhập khẩu từ các nước khác và được miễn không phải giảm thuế đối với một số sản phẩm có tầm quan trọng đối với an ninh lương thực quốc gia.
Khi gia nhập WTO thị trường xuất khẩu nông sản, thuỷ sản của Việt Nam sẽ tiếp tục được mở rộng. Các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam được tự do xâm nhập các thị trường các nước thành viên WTO với tư cách bình đẳng mà không phải chịu những hạn chế về số lượng, không phải nhờ qua nước trung gian. Các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản… không còn là vùng cấm của nông sản Việt Nam. Thương hiệu nông sản, thuỷ sản "Made in Việt Nam" sẽ hình thành và đứng vững trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Hàng loạt mặt hàng nông sản Việt Nam trước đây xuất khẩu nhờ thương hiệu của nước thứ 3 thì nay sẽ xuất khẩu trực tiếp. Do vậy chi phí trung gian giảm, nhiều thương hiệu hàng hoá như cà phê Trung Nguyên, gạo thơm Chợ Đào, nếp cái Hoa Vàng, nho Ninh Thuận, chè Thái Nguyên, hạt tiêu Phú Quốc, tôm hùm, tôm càng xanh, cá ngừ đại dương, bưởi Năm Roi, Biên Hoà, Diễn, Phúc Trạch, cam Cần Thơ, xoài cát Bến Tre, Tiền Giang sẽ lần lượt hình thành và cạnh tranh trên thị trường thế giới. Các loại nông sản thế giới sẽ tràn ngập thị trường Việt Nam cũng là thời cơ để các doanh nghiệp, các chủ trang trại và hàng triệu hộ nông dân tiếp cận với thị trường thế giới ngay tại Việt Nam, từ đó giúp họ điều chỉnh quy hoạch và kế hoạch sản xuất từng loại nông sản để tăng sức cạnh tranh ngay trên thị trường trong nước.
2.3.1.4. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại
Sau hơn 20 năm đổi mới, quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn theo hướng chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp là chính sang sản xuất hàng hoá gắn với thị trường thế giới và khu vực dựa trên cơ sở đơn vị sản xuất là kinh tế nông hộ ở khu vực nông thôn đã đạt được những thành tựu mới. Nông nghiệp Việt Nam (theo nghĩa rộng gồm cả lâm nghiệp và thuỷ sản) đã có nhiều thay đổi so với trước.
Từ một nền nông nghiệp độc canh, tự cung tự cấp lương thực là chủ yếu trước đổi mới, đã từng bước chuyển thành nền nông nghiệp đa canh, có tỷ suất hàng hoá ngày càng cao gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu. Trước ngưỡng cửa của WTO, nông nghiệp V...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status