Báo cáo Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ODA ở Việt Nam thông qua thực hiện phân cấp ODA - pdf 17

Download miễn phí Báo cáo Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ODA ở Việt Nam thông qua thực hiện phân cấp ODA



Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp và lập kế hoạch giải ngân nguồn vốn ODA bố trí đầy đủ và kịp thời vốn chuẩn bị chương trình, dự án ODA, vốn đối ứng chuẩn bị thực hiện đối với các chương trình. Dự án ODA thuộc diện được Nhà nước cấp phát từ ngân sách trong dự toán ngân sách hàng năm, cấp phát đầy đủ, đúng tiến độ vốn đối ứng cho các chương trình dự án ODA thuộc diện Nhà nước cấp phát từ ngân sách. Cùng Bộ Kế hoạch Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xác định phần dự phòng hợp lý trong ngân sách Trung ương khi xây dựng dự toán ngân sách hàng năm trình Thủ tướng Chính phủ và quốc hội để giải quyết những nhu cầu đột xuất về vốn đối ứng cho các chương trình, dự án ODA.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

n khai thác tiềm năng bên trong để phát triển. Vốn ODA không thể thay thế cho nguồn vốn trong nước vì:
- Vốn ODA chỉ được sử dụng trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, tức là chỉ gián tiếp tác động đến phát triển sức mạnh của một quốc gia. Điều này là tôn chỉ, là mục đích của các nhà tài trợ.
- Vốn ODA dù có sẵn cũng chỉ được thực hiện theo khả năng hấp thụ của nền kinh tế trong nước, có nghĩa là nó phụ thuộc vào tích luỹ nội bộ của nền kinh tế.
Vốn ODA gắn với các khoản nợ nước ngoài của nền kinh tế, do vậy khi tính toán nhu cầu vay ODA cần tính đến khả năng trả nợ của nền kinh tế.
THùC TR¹NG QU¸ TR×NH PH¢N CÊP QU¶N Lý Vµ Sö DôNG ODA T¹I VIÖT NAM
1. Thực trạng phân cấp quản lý và sử dụng ODA tại Việt Nam giai đoạn 1993-2004
ODA là một nguồn vốn quan trọng của ngân sách. Phần lớn ODA được các nhà tài trợ cung cấp xho Chính phủ Việt Nam theo hình thức tín dụng ưu đãi. Chính phủ phải thống nhất quản lý nhà nước về ODA trên cơ sở phân cấp, tăng cường trách nhiệm bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, tăng cường trách nhiệm và bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các cơ quan quản lý ngành và địa phương. Quá trình thu hút, quản lý, sử dụng vốn ODA phải tuân theo các quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Quy chế Quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, Quy chế vay và trả nợ nước ngoài và chế độ hiện hành khác của nhà nước. Đồng thời ODA cũng phải tuân theo những quy chế của nhà tài trợ.
Sự phân cấp quản lý sử dụng ODA được thể hiện trong Nghị định 17/2001/QĐ-CP về việc ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ngày 4/5/2001. Theo nghị định này, việc phân cấp ở các công đoạn cụ thể trong chu trình quản lý và sử dụng ODA như sau:
1.1 Phân cấp thẩm quyền phê duyệt nội dung chương trình, dự án ODA (Điều 20)
(1) Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt các chương trình, dự án ODA nhóm A, bao gồm :
- Các chương trình tín dụng, dỗ trợ cán cân thanh toán sử dụng vốn ODA
- Các chương trình, dự án phát triển cấp quốc gia, cấp ngành hay kiên vùng lãnh thổ sử dụng vốn ODA
- Các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA có mụ tiêu liên quan đến thể chế và chính sách nhà nước, pháp luật, cải cách hành chính, văn hoá thông tin, an ninh, quốc phòng ( không phụ thuộc vào quy mô vốn)
- Các chương trình, dựa án sử dụng vốn ODA có mức vốn đầu tư theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng. Viêc quy đổi đồng tiền từ của nước tài trợ sang tiền Việt Nam thực hiện theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tại thời điểm lập văn kiện dự án đầu tư sử dụng vốn ODA.
Các chương trình, dự án hỗ trợ kĩ thuật sử dụng vốn ODA có mức vốn từ 1 triệu USD trở lên.
(2) Thủ trưởng cơ quan chủ quản phê duyệt các chương trình, dự án ODA không quy định tại (1). Khi ra quyết định phê duyệt, Thủ trưởng cơ quan chủ quản phải căn cứ vào các lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA, căn cứ vào hiệu quả kinh tế xã hội của chương trình, dự án ODA, Danh mục chương trình, dự án ODA đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt và phải chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định của mình.
1.2 Phân cấp trong thẩm định chương trình, dự án ODA ( Điều 18)
Chương trình, dự án ODA trình cấp có thẩm quyền thẩm định phải có trong danh mục Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt và Nhà tài trợ thoả thuận tài trợ.
Đối với chương trình, dự án ODA thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính Phủ, Bộ kế hoạch đầu tư là cơ quan chủ trì tổ chức thẩm định.
Đối với chương trình, dự án ODA thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ trưởng Cơ quan chủ quản, cấp có thẩm quyền phê duyệt giao cho cơ quan chức năng trực thuộc chủ trì thẩm định.
Cơ quan chủ trì tổ chức thẩm định được phép sử dụng các cơ quan chuyên môn ở Trung ương và địa phương, các tổ chức tư vấn và chuyên gia tư vấn độc lập để hỗ trợ thẩm định chương trình dự án
1.3 Phân cấp trong điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình dự án ODA trong quá trình thực hiện (Điều 31)
1.3.1 Đối với các chương trình, dự án ODA do Thủ tướng chính phủ hê duyệt, nếu có yêu cầu điều chỉnh, bổ sung nội dung trong quá trình thực hiện, Cơ quan chủ quản phải gửi văn bản giải trình điều chỉnh, bổ sung cho Bộ kế hoạch và Đầu tư để giải quyết theo quy định dưới đây:
a. Bộ kế hoạch đầu tư chủ trì tổ chức thẩm định và trình Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt trong những trường hợp sau:
- Điều chỉnh, bổ sung nội dung chương trình, dự án dẫn đến thay đổi mục tiêu đã được phê duyệt.
- Điều chỉnh, bổ sung nội dung chương trình, dự án làm tăng tổng vốn quá 10% so với tổng vốn đã được phê duyệt, hay chưa tới 10% nhưng qua 1.000.000 USD đối với chương trình, dự án đầu tư và quá 100.000USD đối với chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật (nếu là tiền của Nhà tài trợ thì phải quy đổi ra USD theo tỷ giá của nhà tài trợ)
1.3.2 Đối với chương trình, dự án ODA do Cơ quan chủ quan phê duyệt, nếu có yêu cầu điều chỉnh, bổ sung nội dung trong quá trình thực hiện, Ban quản lý dự án gửi văn bản giải trình điều chỉnh bổ sung cho Chủ dự án và Cơ quan chủ trì tổ chức thẩm định để giải quyết theo quy định dưới đây:
a) Thủ trưởng Cơ quan chủ quản có thẩm quyền phê duyệt chương trình, dự án ODA, trên cơ sở ý kiến bằng văn bản của cơ quan chủ trì tổ chức thẩm định và Chủ dự án, đối với những trường hợp sau:
- Điều chỉnh, bổ sung nôi dung chương trình, dự án dẫn đến thay đổi mục tiêu đã được phê duyệt.
- Điều chỉnh, bổ sung nội dung chương trình, dự án làm tăng tổng vốn quá 10% so với tổng vốn đã được phê duyệt, hay chưa tới 10% nhưng qua 500.000USD đối với chương trình, dự án đầu tư và qua 50.000 USD đối với chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật.
b. Chủ dự án phê duyệt những trường hợp điều chỉnh, bổ sung khác không quy định tại mục a.
1.3.3 Ngoài quy định tại mục b. phần 2.3.2 trên, Chủ dự án còn có quyền quyết định điều chỉnh, bổ sung trong những trường hợp sau:
- Điều chỉnh tổng vốn( quy đổi ra tiêng Việt Nam) của chương trình, dứan ODA do nguyên nhân thay đổi tỷ giá hay do điều chỉnh, bổ sung trị giá phần vốn đối ứng huy động.
- Điều chỉnh cơ cấu vốn (điều chỉnh dòng ngân sách) của chương trình, dự án ODA nhưng không làm thay đổi mục tiêu và không làm tăng tổng vốn của chương trình, dự án phê duyệt.
1.4 Phân cấp trong quản lý Nhà nước về ODA
1.4.1 Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về ODA( Điều 37)
Chính phủ quyết định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thu hút và sử dụng ODA cho từng thời kỳ phê duyệt danh mục và nội dung chương trình, dự án ODA yêu cầu tài trợ và chương trình, dự án ODA thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính Phủ, điều hành vĩ mô việc quản lý, thực hiện các chương trình, dự án ODA, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng ODA.
1.4.2 Bộ kế hoạch đầu tư, cơ quan đầu mối trong việc thu hút, điều phối, quản lý ODA có nhiệm vụ :
a) Chủ trì soạn thảo chiến lư...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status