Thực trạng hoạt động quản lí danh mục đầu tư tại công ty chứng khoán ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - pdf 17

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

CHƯƠNG I : 3
Tổng quan về nghiệp vụ quản lí danh mục đầu tư chứng khoán của Công ty chứng khoán 3
1.1. Khái niệm và vai trò của nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư chứng khoán của công ty chứng khoán: 3
1.1.1. Khái niệm danh mục đầu tư: 3
1.1.2. Khái niệm nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư của công ty chứng khoán: 5
1.2. Cơ sở lý thuyết của nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư: 7
1.2.1. Lý thuyết thị trường có hiệu quả: 7
1.2.2. Rủi ro và doanh lợi trong đầu tư chứng khoán và lý thuyết hạn chế rủi ro phi hệ thống nhờ đa dạng hoá danh mục đầu tư: 8
1.2.3. Mô hình Markowitz: 12
1.2.4. Mô hình CAPM: 13
1.2.5. Các lý thuyết khác: 17
1.3. Các chiến lược quản lý danh mục đầu tư: 19
1.3.1.Quản lý danh mục trái phiếu: 19
2.3.2.Quản lý danh mục đầu tư cổ phiếu: 24
2.3.3.Quản lý danh mục đầu tư hỗn hợp: 27
1.4. Nội dung nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư tại CTCK: 28
CHƯƠNG II: 30
Thực trạng hoạt động quản lí danh mục đầu tư tại công ty chứng khoán Ngân hàng đầu tư và phát triển việt Nam 30
2.1. Giới thiệu về Công ty chứng khoán Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam: 30
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển: 30
2.1.2. Tình hình kinh doanh của BSC từ khi thành lập đến nay 34
2.2. Thực trạng hoạt động quản lý danh mục đầu tư tại công ty chứng khoán NHĐT&PT Việt Nam 38
2.2.1.Tình hình thực hiện nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư: 38
2.2.2.Đánh giá kết quả thực hiện: 46
CHƯƠNG III: 51
Giải pháp và kiến nghị phát triển nghiệp vụ quản lí danh mục đầu tư tại Công ty chứng khoán BSC 51
3.1. Cơ sở khoa học của việc phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư tại BSC: 51
3.1.1. Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2010: 51
3.1.2 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam và yêu cầu phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư chứng khoán: 52
3.2. Giải pháp phát triển nghiệp vụ quản lí danh mục đầu tư tại Công ty chứng khoán BSC 53
3.2.1.Quan điểm huy động và sử dụng dụng vốn uỷ thác đầu tư: 53
3.2.2.Đa dạng hoá sản phẩm của nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư - chiến lược huy động vốn: 54
3.2.3.Lộ trình phát triển các sản phẩm QLDMDT tại BSC 57
3.2.4. Hoàn thiện quy trình QLDMĐT 61
3.3. Một số kiến nghị: 64
3.3.1. Phát triển thị trường chứng khoán cả về chiều rộng và chiều sâu. 65
3.3.2. Hoàn thiện cơ sở pháp lý: 68
3.3.3. Cải cách công tác quản lý nhà nước: 70
3.3.5 Đào tạo các nhà phân tích và quản lý đầu tư chuyên nghiệp: 70
KẾT LUẬN: 72
Danh mục tài liệu tham khảo .73
Phụ lục: 74
Chương i :
Tổng quan về nghiệp vụ quản lí danh mục đầu tư chứng khoán của Công ty chứng
khoán
1.1. Khái niệm và vai trò của nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư chứng khoán của
công ty chứng khoán:
1.1.1. Khái niệm danh mục đầu tư:
Danh mục tài sản đầu tư: là tập hợp tất cả các tài sản đầu tư mà một cá nhân hay một
tổ chức nắm giữ vào một thời điểm nhất định.
Để làm rõ khái niệm về danh mục tài sản đầu tư chúng ta cần làm rõ: tài sản đầu tư là
gì?
Bất kỳ những gì có giá trị trong giao dịch mà người ta sở hữu đều là tài sản. Tài sản
được phân ra thành hai loại tài sản chủ yếu là tài sản hữu hình và tài sản tài chính.
Tài sản hữu hình:
Là những tài sản như nhà cửa, đất đai, địaốc…Đây cũng là tài sản được các nhà đầu
tư lớn quan tâm.
Tài sản tài chính:
Tài sản tài chính bao gồm tiền, đá quý, kim loại quý và chứng khoán. Chứng khoán
bao gồm các dạng chính là chứng khoán nợ, chứng khoán vốn và chứng khoán phái sinh.
Chứng khoán vốn:
Tiêu biểu cho chứng khoán nợ là cổ phiếu. Cổ phiếu là chứng chỉ hay bút toán ghi
sổ xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của cổ đông đối với tài sản và những khoản
thu nhập trong tương lai của công ty phát hành.
Trong đó cổ đông là nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu của công ty, họ có thể mua bán,
chuyển nhượng cổ phiếu. Cổ phiếu có thể chia làm nhiều loại nhưng xét ở giác độ nhà đầu
tư thì cổ phiếu thường có những đặc điểm chính như sau:
 Không có thời gian đáo hạn.  Cổ phiếu có nhiều ưu điểm như: đem lại quyền kiểm soát công ty cho cổ đông, tính
thanh khoản cao, có khả năng tạo thu nhập cao từ sự tăng giá và cổ tức, thường được
ưu đãi về thuế đối với khoản thu nhập từ cổ phiếu.
 Tuy nhiên cũng tiềm rất nhiều rủi ro: có thu nhập không ổn định do giá và cổ tức
biến động mạnh, rủi ro thanh toán trong trường hợp công ty phá sản, rủi ro ngoại hối
… T
ừng cổ phiếu riêng lẻ có thể rủi ro cao hơn trái phiếu nhưng khi kết hợp nhiều loại
cổ phiếu trong cùng một danh mục thì lại có thể giảm thiểu, thậm chí loại bỏ rủi ro phi
hệ thống rủi ro.
Chứng khoán nợ:
Trái phiếu là một dạng điển hình của chứng khoán nợ, người nắm giữ trái phiếu gọi
là trái chủ. Trái chủ có đóng vai trò là người cho vay và có quyền đòi nợ hợp pháp đối với
chủ thể phát hành khi đến hạn.
Có rất nhiềutiêu thức phân loại trái phiếu nên cũng có rất nhiều loại trái phiếu, như:
trái phiếu ghi danh, trái phiếu vô danh; trái phiếu có thể chuyển đổi, trái phiếu không thể
chuyển đổi; trái phiếu đảm bảo và không đảm bảo; trái phiếu chính phủ, trái phiếu công
trình… Đứng về phía nhà quản lý danh mục đầu tư cần quan tâm đến một số đặc điểm sau
của trái phiếu:
- Ưu điểm: trái chủ có thu nhập từ giá và trái tức, đây là những yếu tố ít thay đổi nên
trái phiếu tạo ra thu nhập ổn định, ít rủi ro.
- Hạn chế: trái phiếu đa số có mệnh giá lớn, đặc biệt trong phát hành trái phiếu
thường có hình thức đấu thầu trái phiếu đòi hỏi nhà đầu tư khi tham gia mua trái phiếu
thường phải có số vốn đủ lớn. Ngoài ra trái phiếu còn hàm chứa một số: rủi ro lãi suất, rủi ro
thanh khoản, rủi ro kỳ hạn, rủi ro ngoại hối, rủi ro phá sản
Chứng khoán phái sinh:
Chứng khoán phái sinh là sản phẩm tài chính của thị trường chứng khoán bậc cao
được phát sinh từ chứng khoán gốc. Các nhà đầu tư chuyên nghiệp thường sử dụng chứng


Q9MLzgOVs3JXn8s
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status