Kinh tế tập thể trong nông nghiệp ở tỉnh Quảng Trị - pdf 17

Download miễn phí Luận văn Kinh tế tập thể trong nông nghiệp ở tỉnh Quảng Trị



MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG TRỊ HIỆN NAY 7
1.1. Hợp tác xã nông nghiệp và sự cần thiết phát triển Hợp tác xã nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường 7
1.2. Thực trạng hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Quảng Trị 20
1.3. Đánh giá chung về sự phát triển của hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Quảng Trị từ năm 1997 đến nay 35
Chương 2: QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TRONG NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG TRỊ 46
2.1. Quan điểm phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Quảng Trị 46
2.2. Phương hướng phát triển hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Quảng Trị 51
2.3. Các giải pháp cơ bản phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Quảng Trị 58
KẾT LUẬN 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
PHỤ LỤC 77
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hương thức cổ phần hóa, HTX chiếm 50% vốn cổ phần, 50% vốn còn lại bán cho xã viên và những người có nhu cầu tham gia, một cổ phần được định giá 5 triệu đồng, một xã viên có thể mua nhiều cổ phần nhưng không vượt quá 30% số vốn cổ phần của một dự án. HTX chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện dự án và quản lý về mặt tài chính, bổ nhiệm cán bộ điều hành, cán bộ điều hành tổ sản xuất được chọn từ các cổ đông có năng lực và trách nhiệm trong việc quản lý và điều hành trang trại.
Trang trại HTX cổ phần là mô hình sản xuất kinh doanh mới ở Quảng trị, theo chúng tui đánh giá có hiệu quả thiết thực, nguồn vốn kinh doanh lớn, xã viên đích thực, ý thức trách nhiệm cao, quản lý chặt chẽ, không có hiện tượng nợ nần dây dưa khê đọng, thực hiện có hiệu quả những chương trình dự án hỗ trợ của Nhà nước. Mô hình trang trại HTX cổ phần đang có xu hướng gia tăng về số lượng, quy mô trên các lĩnh vực trong thời gian tới.
1.2.3. Hai mô hình hợp tác xã thành lập mới
Bênh cạnh mô hình HTXNN chuyển đổi trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã xuất hiện nhữnng mô hình HTX thành lập mới và bước đầu đã thể hiện những kết quả tích cực nhất định. Tiêu biểu trong số các HTXNN thành lập mới là:
Thứ nhất, Hợp tác xã sản xuất kinh doanh - dịch vụ Đoàn kết (Tân hợp, Hướng Hóa, Quảng Trị).
Hợp tác xã SXKD DV Đoàn kết được thành lập năm 2002 với tổng số xã viên 12 người, trong đó cá nhân người lao động 9 người, thay mặt hộ gia đình là 3 hộ. Vốn điều lệ HTX 200 triệu đồng, trong đó vốn góp tối thiểu 5 triệu, vốn góp nhiều nhất 35 triệu đồng. Diện tích đất nông nghiệp mà HTX quản lý là 15 ha, trong đó 13 ha đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hợp tác xã SXKDDV Đoàn kết là loại hình HTX được thành lập mới hoàn toàn trên nguyên tắc HTX kiểu mới. Lĩnh vực hoạt động HTX rất đa dạng phong phú. Về sản xuất, HTX tổ chức theo mô hình trang trại nuôi cá - lợn khép kín theo hướng chăn nuôi công nghiệp. Trong lĩnh vực dịch vụ, HTX tập trung cung ứng các loại dịch vụ như: thức ăn chăn nuôi, giống, vật tư phân bón, xăng dầu, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đời sống.
Đáng chú ý là HTX đã liên kết với các doanh nghiệp như: Công ty cà phê Đường 9, Công ty Thái Hòa, Công ty hồ tiêu Tân Lâm để tiêu bao sản phẩm cà phê, hồ tiêu cho kinh tế hộ gia đình nhằm phục vụ cho nhà máy chế biến thông qua ký kết hợp đồng giữa nhà máy với HTX và giữa HTX với hộ gia đình. Nhờ đó, tình trạng tư thương ép giá, tranh giành lũng đoạn đã giảm hẳn so với trước đây. HTX cung cấp vật tư và tiêu thụ sản phẩm trên 500 ha đất trồng hồ tiêu, cà phê với 400 hộ gia đình tham gia dịch vụ của HTX. Nguồn vốn kinh doanh của HTX là 300 triệu đồng, tổng doanh thu hàng năm là 1.700 triệu đồng, lãi bình quân hàng năm 60 - 80 triệu đồng, lương chủ nghiệm 900.000 đ/tháng [11].
Hợp tác xã sản xuất kinh doanh - dịch vụ Đoàn kết được thành lập mới hoàn toàn, xuất phát từ nhu cầu thực sự của hộ nông dân, có tác dụng thiết thực, xã viên hoàn toàn tự nguyện, ý thức trách nhiệm cao, vốn xã viên tự nguyện đóng góp, bộ máy quản lý HTX gọn nhẹ năng động thích nghi với cơ chế thị trường mạnh dạn liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, vì vậy đã thể hiện được vai trò thực sự tích cực đối với kinh tế hộ nông dân.
Thứ hai, Hợp tác xã sản xuất dịch vụ Tiến Đạt (Tân thành, Hướng Hóa, Quảng Trị).
HTX sản xuất dịch vụ Tiến Đạt thành lập vào năm 2004, trên cơ sở liên kết tự nguyện của 9 hộ nông dân. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của HTX sản xuất dịch vụ Tiến Đạt là chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại. Hàng năm HTX nuôi 500 - 600 con lợn thịt theo hướng chăn nuôi công nghiệp.
Ngoài chăn nuôi lợn tập trung, HTX còn đảm nhận các khâu dịch vụ, không chỉ phục vụ trong HTX mà còn làm dịch vụ chăn nuôi cho hàng trăm hộ trong vùng như: cung cấp giống, chế biến thức ăn gia súc, thú y, giết mổ đảm bảo an toàn thực phẩm.
Nguồn vốn của HTX 3.500 triệu đồng, trong đó vốn cố dịnh là 1.600 triệu, vốn lưu động 1.900 triệu, trong đó vốn góp xã viên là 85 triệu. Doanh thu hàng năm là 832 triệu, lợi nhuận bình quân hàng năm là 170 triệu, lương chủ nhiệm 1 triệuđ/tháng [15].
ở Quảng Trị, mô hình HTX kiểu mới SXKDDV tổng hợp như HTX Tiến Đạt, Đoàn Kết phát triển rất nhanh, nhưng đang tồn tại dưới dạng các tổ hợp tác, trang trại liên gia trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, nuôi trồng thủy hải sản, ngành nghề, liên kết vay vốn... đang hoạt động có hiệu quả góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho các hộ thành viên. Tuy nhiên loại hình này mang tính tự phát không đăng ký kinh doanh. Do đó chính quyền cần có giải pháp quản lý, tạo điều kiện giúp đỡ phát triển thành HTX kiểu mới khi đủ điều kiện.
1.3. Đánh giá chung về sự phát triển của hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Quảng Trị từ năm 1997 đến nay
Trên cơ sở phân tích số liệu tổng hợp qua điều tra khảo sát và một số mô hình HTXNN điển hình tiên tiến, có thể đánh giá khái quát về thực trạng HTXNN ở tỉnh Quảng Trị như sau:
1.3.1. Những thành công
- Hầu hết các HTX chuyển đổi từ HTX kiểu cũ sang HTX kiểu mới và HTX mới thành lập hoàn toàn đã thể hiện được các nguyên tắc cơ bản của HTX theo Luật. Những thay đổi về về tổ chức và cách hoạt động của HTX không gây ra xáo trộn lớn về kinh tế-xã hội ở nông thôn, bước đầu đã tạo ra những thuận lợi mới cho kinh tế hộ phát triển.
- Trong những năm qua, các vấn đề tài chính trong các HTX đã dần được minh bạch hóa, các nguồn vốn, qũy của HTX được tăng cường về số lượng dựa vào sự hình thành từ nhiều nguồn như vốn góp của xã viên, vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn HTX cũ chuyển sang. Nguồn vốn có tính chất quyết định đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX là vốn lưu động không ngừng tăng, năm sau cao hơn năm trước nhờ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và uy tín đối với các chủ thể có vốn nhàn rỗi, đối với tổ chức tín dụng, đặc biệt là ngân hàng. Nếu như vào năm 2002 bình quân 1 HTX vay được từ ngân hàng là 60,4 triệu đồng, vay từ xã viên là 66,3 triệu đồng, vay khác 82 triệu đồng, thì đến năm 2004 các chỉ số tương ứng là 104,6 triệu đồng; 85,9 triệu đồng; 81,5 triệu đồng [28]. Sự gia tăng nguồn vốn tín dụng một phần đã thể hiện rằng hoạt động SXKD của HTX đã và đang biến đổi theo hướng tích cực.
- Sau chuyển đổi các HTX nông nghiệp đã tổ chức lại bộ máy gọn nhẹ hơn, giảm số lượng các ban gián tiếp. Chức năng, nhiệm vụ, quyền lợi, nghĩa vụ của Ban Quản trị, chủ nhiệm, Ban Kiểm soát, cán bộ chuyên môn, các tổ đội được quy định cụ thể. Thực tiễn cho thấy những HTX khá, bộ máy quản lý gọn nhẹ, đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn, nhanh nhạy trong điều hành, chặt chẽ trong quản lý có tâm huyết với sự nghiệp xoá đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu của nông dân. Đặc biệt HTX kiểu mới đã phân định rõ chức năng, quyền hạn và mối quan hệ giữa HTX với chính quyền cơ sở, tránh tình trạng H...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status