Thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Vĩnh Phúc - pdf 17

Download miễn phí Luận văn Thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Vĩnh Phúc



Trong giai đoạn 1997 - 2004 trên địa bàn tỉnh đã có 59 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép chưa kể các dự án không nhận giấy phép đầu tư hay chưa rút giấy phép đầu tư khi chưa thực hiện. Tính trung bình mỗi năm có 8 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký bình quân là 160,315 triệu USD/năm. Quy mô bình quân mỗi dự án được cấp phép trong thời kỳ này là 20,475 triệu USD/dự án. Những con số này cho thấy tình hình cấp phép và thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc giai đoạn 1997-2004 có chuyển biến rất tốt và mức độ biến động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài qua các năm là rất lớn, góp phần làm tăng số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép của cả nước. Năm 1997 là năm Vĩnh Phúc mới được tái lập vì vậy, vốn đầu tư vào tỉnh lúc đó chủ yếu là vốn trong nước và không có một dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài nào. Tuy nhiên với nhận thức đúng đắn về vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội, tỉnh đã có những định hướng và chính sách thu hút đầu tư để từ đó số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh ngày càng tăng. Kể từ năm 2001 đến năm 2004 số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh tăng mạnh mẽ và hầu hết là hoạt động có hiệu quả. Sở dĩ các dự án FDI ở Vĩnh Phúc được triển khai tốt là do các dự án này đầu tư vào các địa bàn có nhiều thuận lợi trong giải phóng mặt bằng như Bình Xuyên, Khai Quang
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

6.025,7 nghìn tấn. Giá trị toàn ngành, nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 8,5% so với năm 2003. Nét nổi bật trong sản xuất nông nghiệp năm 2004 là có sự chuyển đổi theo hướng cơ cấu sản xuất gắn với thị trường, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, đa dạng hoá cây trồng, phát triển mạnh chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm nhưng tăng cao về số tuyệt đối. Bên cạnh công nghiệp và nông nghiệp, ngành thương mại dịch vụ của tỉnh phát triển mạnh, các ngành dịch vụ duy trì được nhịp độ tăng trưởng cao, chất lượng một số dịch vụ tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ năm 2004 đạt 1.679,8 tỷ đồng, tăng 18,7% so với năm 2003.
Bằng sự phát triển nhanh và hiệu quả của ngành công nghiệp, Vĩnh Phúc đã đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, giao lưu mua bán với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, do vậy đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, tăng thu cho ngân sách địa phương. Năm 2004 kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 104 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 330 triệu USD. Tuy kim ngạch nhập khẩu lớn hơn nhiều so với kim ngạch xuất khẩu làm cho cán cân thương mại của tỉnh không cân bằng, nhưng với một tỉnh tương đối còn non trẻ như Vĩnh Phúc, đang cần xây dựng nhiều cơ sở vật chất, tạo nền móng vững chắc cho phát triển toàn diện và lâu dài thì đó là một tình trạng hợp lý. Trong tương lai không xa Vĩnh Phúc sẽ còn phát triển mạnh mẽ về các ngành kinh tế công nghiệp, thương mại, du lịch và làng nghề bởi những tiềm năng sẵn có của mình.
2.1.3.2. Tiềm năng phát triển kinh tế.
Vĩnh Phúc là một tỉnh có cả 3 miền sinh thái đồng bằng, trung du và miền núi, có điều kiện địa lý thuận lợi cho phát triển toàn diện nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đặc biệt về du lịch.
* Tiềm năng phát triển công nghiệp của tỉnh
Vĩnh Phúc là một tỉnh có vị trí liền kề với thủ đô Hà Nội (Theo quy hoạch của Nhà nước thì tỉnh Vĩnh Phúc, mà cụ thể là thị xã Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và huyện Mê Linh sẽ làm chùm đô thị và khu công nghiệp quanh thủ đô Hà Nội), nằm trong vùng lan toả của tam giác trọng điểm phát triển kinh tế phía bắc, giao thông đường bộ, đường thuỷ và kế cận sân bay quốc tế Nội Bài rất thuận tiện, tỉnh lại có diện tích đất đai khá lớn so với các tỉnh quanh Hà Nội, có tiềm năng và điều kiện phát triển các khu công nghiệp tập trung. Bên cạnh đó Vĩnh Phúc còn có một số ngành công nghiệp tiềm năng, có khả năng góp phần không nhỏ - trong quá trình phát triển công nghiệp của tỉnh như sau:
+ Ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm như: trồng và chế biến rau quả cao cấp: dưa chuột, cà chua, hành, tỏi, su hào, bắp cải, khoai tây, khoai lang, chuối, lạc, chăn nuôi và chế biến thịt bò, thịt lợn, thịt gà...
+ Ngành công nghiệp cơ khí, hoá chất: sản xuất các phụ tùng, phụ kiện cho ô tô, xe máy, xe đạp, máy công cụ và máy nông nghiệp...
+ Công nghiệp vật liệu xây dựng như: Gạch ốp lát, sứ vệ sinh, phụ kiện bình tắm, bồn nước.
+ Ngành công nghiệp hàng tiêu dùng và xuất khẩu: các sản phẩm đồ da, may mặc, đồ điện, điện tử, phần mềm và máy vi tính...
Do xác định rõ vai trò của ngành này trong phát triển công nghiệp mà hiện nay tỉnh đang tập trung vào các ngành này nhằm phát triển công nghiệp theo hướng CNH, HĐH một cách toàn diện với tốc độ nhanh, nhằm chuyển dịch cơ cấu hợp lý. Các ngành công nghiệp này chủ yếu được xây dựng trong 2 khu công nghiệp tập trung là Kim Hoa ( Mê Linh) và Khai Quang (Thị xã Vĩnh Yên).
* Tiềm năng phát triển nông lâm nghiệp
Vĩnh Phúc có tổng diện tích tự nhiên là 1371 km2: trong đó đất nông nghiệp là 64.387,17 ha chiếm 46,97%; đất lâm nghiệp 27.284,84 ha chiếm 19,91%; đất chưa sử dụng 26.750,11 ha chiếm 19,52%. Tiềm năng đất là khá lớn, lại mang đặc điểm của cả ba vùng sinh thái: Đồng bằng, trung du và miền núi nên có tiềm năng lớn cho sản xuất nông nghiệp.
Nguồn nước ở Vĩnh Phúc khá dồi dào. Các dòng sông chính Sông Lô, Sông Hồng và các chi lưu của dãy núi Tam Đảo, hàng chục hồ, đầm lớn khác hình thành mật độ sông hồ tương đối cao. Diện tích tự nhiên của tỉnh không lớn nhưng có rừng quốc gia Tam Đảo với một vùng sinh thái đặc biệt.
Nguồn lao động ở Vĩnh Phúc có 45 vạn người sống về nông, lâm, thuỷ sản. Trình độ dân trí của nông dân khá đồng đều, có truyền thống lao động và kinh nghiệm sản xuất. Hiện nay Vĩnh Phúc đang tận dụng tiềm năng và lợi thế của từng vùng trên địa bàn tỉnh để đẩy mạnh sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp theo vùng sinh thái bền vững. Các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, Mê Linh có tiềm năng lớn về sản xuất lương thực, thực phẩm như lạc, đỗ tương, rau, đậu các loại... và tiềm năng về chăn nuôi lợn, gà, gia cầm và thuỷ sản.… Vùng bán sơn địa của các huyện Tam Đảo, Tam Dương, Lập Thạch, mũi nhọn là kinh tế vườn đồi, trang trại phát triển cây nông nghiệp dài ngày, xây dựng các vùng trồng cây ăn quả chủ yếu là vải thiều, nhãn, xoài, na dai...
Nhìn chung Vĩnh Phúc có tiềm năng rất lớn về nông lâm nghiệp, do vậy nếu biết tận dụng tối đa tiềm năng này thì kinh tế của Vĩnh Phúc sẽ phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn, đồng đều hơn giữa các ngành kinh tế trên địa bàn và ngang tầm với các địa bàn lân cận.
* Tiềm năng về Thương mại của Tỉnh
Vĩnh Phúc có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển thương mại. Nằm cạnh những trung tâm kinh tế lớn là Hà Nội, Hải Phòng, sát với các tỉnh biên giới phía Bắc, tạo khả năng phát triển thị trường rộng lớn. Bên cạnh đó việc nằm kề tam giác kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), gần cảng biển, sân bay lớn, nhiều xí nghiệp công nghiệp dẫn đầu, nhiều cơ sở thương mại, tài chính, du lịch, đào tạo cán bộ khoa học, có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển nội vùng nói chung và với Vĩnh Phúc nói riêng.
Mặc dù với số dân không lớn: hơn 1,1 triệu người và sức mua bình quân không mạnh nhưng với vị trí địa lý thuận lợi, Vĩnh Phúc có tiềm năng to lớn trong việc phát triển thương mại và thị trường, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế của tỉnh. Thêm vào đó, điều kiện giao thông cũng hết sức thuận lợi: Đường quốc lộ số 2 và đường sắt Hà Nội - Lào Cai đi dọc hầu hết các huyện, thị xã, sông Hồng, sông Lô bao nửa vòng quanh tỉnh, có bến cảng Chu Phan, Vĩnh Thịnh, Đức Bác, thuận tiện cho việc vận chuyển, bốc xếp hàng hoá. Có thể nói Vĩnh Phúc thật sự có địa lợi để phát triển thương mại.
Một tiềm năng không nhỏ về thương mại của Tỉnh là làng thương mại Thổ Tang thuộc huyện Vĩnh Tường. Làng thương mại Thổ Tang được hình thành từ lâu đời, rất nhạy cảm, năng động và tên tuổi của nó đã nổi tiếng khắp cả nước. Từ Thổ Tang, hàng hoá được giao lưu với tất cả các vùng trong nước và xuất khẩu sang nước ngoài.
Tuy có tiềm năng thương mại rất lớn nhưng hoạt động thương mại của Vĩnh Phúc chưa thật sự tương xứng với tiềm năng vốn có của tỉnh. Hiện nay tỉnh đang có những chủ trương cụ thể nhằm thức dạy tiềm năng to lớn của thương m
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status