Việc làm cho thanh niên nông thôn miền Tây Nam bộ - pdf 17

Download miễn phí Luận văn Việc làm cho thanh niên nông thôn miền Tây Nam bộ



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN 6
1.1. Lý luận chung về giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn 6
1.2. Một số vấn đề cơ bản của giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn ở nước ta hiện nay 20
1.3. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn ở một số địa phương 34
Chương 2: TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN MIỀN TÂY NAM BỘ TRONG THỜI GIAN TỪ NĂM 2002-2007 37
2.1. Những nhân tố tác động đến giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền Tây Nam Bộ giai đoạn 2002-2007 37
2.2. Thực trạng giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền Tây Nam Bộ giai đoạn 2002-2007 49
2.3. Những vấn đề bức xúc đặt ra trong công tác giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền Tây Nam Bộ 68
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN MIỀN TÂY NAM BỘ TỪ NAY ĐẾN NĂM 2015 77
3.1. Phương hướng cơ bản để giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn từ nay đến năm 2015 77
3.2. Những giải pháp cơ bản nhằm giải quyết việc làm cho thanh niên miền Tây Nam Bộ từ nay đến năm 2015 80
KẾT LUẬN 115
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 117
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nghiệp là 18,43%, năm 2005 là 22,38%, năm 2007 ước đạt 25,60% qua so sánh với năm 2002 thì năm 2007 tăng 6,77% [27, tr.2]
Tại Sóc Trăng năm 2002 là 18,91%, năm 2005 là 22,54%, năm 2007 ước đạt 26,1%. So sánh với năm 2002 tăng 8,09% [28, tr.1].
Tại Trà Vinh năm 2005 là 21,82%, năm 2007 tăng lên 25,6%, tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế KV này cao nhất là An Giang năm 2006 đạt 53,47%, năm 2007 đạt 54,2%; bình quân chung cả vùng năm 2006 đạt 32,25%. Do sự phát triển mạnh của thương mại-dịch vụ đã khai thác được những tiềm năng và lợi thế so sánh về xuất khẩu hàng hóa và phát triển du lịch vùng, tạo ra nhiều nghề mới, mở rộng quy mô sản xuất và dịch vụ từ đó giải quyết việc làm nông nhàn trong thanh niên nông thôn và chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang lĩnh vực dịch vụ khá mạnh mẽ. Tại Kiên Giang tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực này năm 2002 là 149.283 người, năm 2006 là 209.806 người (tăng 60.563 người). Tuy nhiên, do tốc độ và quy mô phát triển thương mại, dịch vụ chưa phản ánh được tiềm năng nên vấn đề giải quyết việc làm ở thanh niên nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu.
2.2.1.2. Thực trạng giải quyết việc làm cho Thanh niên nông thôn miền Tây Nam Bộ thông qua chương trình quốc gia xúc tiến việc làm
Trên cơ sở pháp lý và chủ trương của Đảng và Nhà nước, các cấp chính quyền và các đoàn thể trong đó có tổ chức Đoàn thanh niên các tỉnh miền Tây Nam Bộ đã tổ chức thực hiện chương trình quốc gia xúc tiến việc làm có kết quả.
- Giải quyết việc làm thông qua quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm cho Thanh niên nông thôn
Muốn tạo việc làm mới hay tạo thêm việc làm, điều kiện tiên quyết là cần có vốn (tiền). Theo tính toán của quỹ quốc gia giải quyết việc làm, muốn tạo một việc làm mới cần có 10 triệu đồng. Do đó, nguồn vốn từ chương trình 120 là chương trình cho vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm (vốn vay 120) nhằm phát huy mọi tiềm năng sẵn có sức lao động của thanh niên nông thôn để tạo ra chỗ làm mới, tăng thu nhập cho thanh niên. Đặc biệt chương trình 120 còn tạo cho mọi người lao động, đặc biệt là người lao động trong độ tuổithanh niên có điều kiện lập thân, lập nghiệp vươn lên làm giàu hay vươn lên để hòa nhập vào thị trường lao động chung của thanh niên cả nước trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.
Việc cho vay từ các nguồn quỹ quốc gia là một đòn bẩy kinh tế khá hữu hiệu thúc đẩy một thế hệ thanh niên nông thôn mới giám nghĩ dám làm mạnh dạn áp dụng tiến bộ KH - CN mới, mua sắm công cụ lao động mới đầu tư vào sản xuất kinh doanh với quy mô vừa và nhỏ nhưng theo hướng CNH, HĐH. Thực tế ở nhiều địa phương nhờ có nguồn quỹ này mà có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm. Tại tỉnh Sóc Trăng, tính đến tháng 7/2007 đã phát vay trên 35 tỷ đồng giúp cho 1.325 đoàn viên thanh niên vay vốn; đối tượng được vay chủ yếu là thanh niên người dân tộc Khơme, nhờ nguồn vốn này mà nhiều hộ gia đình trẻ làm ăn khá giả [28], không phải bỏ quê đi tìm kiếm việc làm ở nơi khác. Tỉnh Kiên Giang nhằm thúc đẩy phong trào “Thanh niên lập nghiệp” ngân hàng chính sách xã hội tỉnh tạo điều kiện để thanh niên được vay vốn tín chấp với tổng số tiền là 500 triệu đồng cho 25 lao động đi làm việc tại Malaysia. Ngân hàng còn mở rộng nguồn vốn cho thanh niên vay để phát triển các mô hình sản xuất theo các hộ gia đình; nhất là những người đã được đào tạo nghề nuôi trồng thủy sản. Năm 2007 ngân hàng đã đầu tư 114 dự án với 9,1 tỷ đồng để thanh niên làm kinh tế hộ gia đình trẻ [25, tr.4].
Nhìn chung chương trình 120 đã góp phần quan trọng giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn có việc làm. Nhưng thực tế cũng cho thấy việc sử dụng chương trình 120 ở nhiều địa phương chưa thực hiệu quả và chưa được chú trọng đúng mức. Tình trạng nới thưa nguồn vay nhưng không có dự án kinh tế để giải ngân, có những dự án kinh tế không thu hồi được nguồn để đáo hạn. Việc cho thanh niên vay vốn nhưng chưa có chú trọng dạy thanh niên cách sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Mặt khác, do địa vị kinh tế của thanh niên trong gia đình nên việc thế chấp để vay vốn là rất khó khăn; do đó có tình trạng nhiều thanh niên muốn bứt phá để phát triển kinh tế nhưng không có vốn sản xuất kinh doanh hay mở rộng quy mô.
- Giải quyết việc làm thông qua các hoạt động dịch vụ việc làm cho thanh niên
Với vai trò là cầu nối giữa cung và cầu lao động, trên cơ sở nắm vững thông tin về cầu lao động, hệ thống dịch vụ việc làm có nhiệm vụ tạo ra sự gặp nhau giữa cung và cầu lao động, điều chỉnh chúng nhằm định hướng vào hoạt động việc làm phù hợp với đặc điểm nguồn lao động. Khi chất lượng nguồn lao động đạt tới một trình độ nhất định. Trung tâm đề xuất các giải pháp tạo việc làm phù hợp nhằm thu hút lao động, lựa chọn những công nghệ vừa thích hợp vừa có thể sử dụng được nhiều lao động khi chất lượng lao động chưa đảm bảo và cơ cấu chưa phù hợp trung tâm có nhiệm vụ đưa ra giải pháp đào tạo và đào tạo lại, tạo ra sự phù hợp giữa cơ cấu lao động và việc làm. Các tỉnh miền Tây Nam Bộ trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính quyền, các đoàn thể. Trong đó có Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã phối kết hợp với các trường Đại học, cao đẳng dạy nghề; các phương tiện thông tin đại chúng đã đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ việc làm cho thanh niên nông thôn rất hiệu quả.
- Trước hết là công tác hướng nghiệp, tư vấn đào tạo nghề
+ Hướng nghiệp cho thanh niên thông qua hệ thống giáo dục đào tạo ở các bậc học. Việc hướng nghiệp thông qua hệ thống nhà trường ở các bậc học đã được các trường chú trọng, lồng ghép vào các chương trình giảng dạy ở các bộ môn, nhằm thông qua đó gợi mở hướng cho học sinh lòng ham mê, từ đó tự ý thức về nghề nghề nghiệp, việc làm trong tương lai của mình, nhất là đối với học sinh cuối cấp. Hình thức hướng nghiệp ở các trường còn tạo ra cầu nối giữa hệ thống giáo dục đào tạo và nhu cầu của xã hội. Ví dụ như tư vấn mùa thi đối với học sinh phổ thông trung học, tổ chức giao lưu trực tuyến…
+ Hướng nghiệp thông qua các hoạt động của Đoàn thanh niên và hội sinh viên trong nhà trường
Tổ chức Đoàn đã phối hợp với ngành giáo dục, lãnh đạo các trường, cơ quan báo chí đẩy mạnh các hoạt động hướng nghiệp trong các trường phổ thông thông, thông qua việc tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi giao lưu tiếp sức với học sinh cuối cấp, tư vấn mùa thi đã giúp cho các bạn thanh niên nông thôn có những thông tin cần thiết để chọn nghề phù hợp năng lực, sở thích của mình. Kết quả trong những năm qua cho thấy sự phân luồng trong các kỳ thi tuyển sinh vào các trường đại học, đối tượng thanh niên sống ở nông thôn đã có sự chọn lựa, cân nhắc ngành nghề.
Đối với các bạn là sinh viên học trong các trường đại học,cao đẳng xuất thân ở nông thôn; Đoàn thanh niên ở các địa phương đã động viên, cổ vũ; hỗ trợ hướng nghiệp tư vấn nghề, tư vấn chọn nơi làm việc khi ra trường, giúp cho sinh viên tự đánh giá...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status