Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An - pdf 17

Download miễn phí Luận văn Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH 9
1.1. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh 9
1.2. Khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh 18
1.3. Các nguyên tắc, nội dung và vai trò của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh 25
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỀ XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN 51
2.1. Tình hình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An 51
2.2. Những hạn chế của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An và nguyên nhân 61
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN 67
3.1. Các quan điểm cơ bản tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh 67
3.2. Các giải pháp tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở tỉnh Nghệ An 70
KẾT LUẬN 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

gày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân thông qua hay Chủ tịch UBND ký ban hành, trừ trường hợp văn bản quy định ngày có hiệu lực muộn hơn".
Như vậy, để bảo đảm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, tính công khai, minh bạch, văn bản QPPL của UBND cấp tỉnh khi được ban hành, phải được truyền đạt tới các chủ thể có liên quan để thực hiện. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra trong thực tiễn là những người liên quan có tiếp cận được với các quy định hiện hành hay không? Có quan điểm cho rằng: "Một người không thể tuân thủ luật pháp một cách có ý thức nếu không biết đến sự tồn tại của nó, và hiểu những hành vi nó quy định [35, tr.88].
Sáu là, nguyên tắc bảo đảm tính khả thi của văn bản, tính cụ thể chi tiết và tính hợp lý của văn bản QPPL của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
- Để bảo đảm tính khả thi của văn bản, các quy định của UBND cấp tỉnh phải xuất phát từ nhu cầu quản lý nhà nước ở địa phương. Do vậy, khi cần ban hành một văn bản, một cơ chế, chính sách, cơ quan chủ trì soạn thảo phải tổ chức việc khảo sát, đánh giá thực tiễn các quan hệ xã hội ở địa phương, rà soát, đối chiếu với các văn bản đã ban hành, cân nhắc về mức độ, đối tượng, phạm vi điều chỉnh, tính cần thiết của văn bản, để có quyết định ban hành hay không ban hành văn bản.
Văn bản QPPL chỉ có thể có tác động tích cực và có giá trị pháp lý khi chúng được ban hành phù hợp với thực tiễn quản lý và tạo động lực cho xã hội phát triển. Tuy nhiên, trong thực tế có những văn bản quy định xuất phát từ nhu cầu xã hội, nhu cầu thực tiễn nhưng lại không phù hợp với văn bản cấp trên, đây là một vấn đề đang còn nhiều quan điểm khác nhau, còn nhiều bàn cãi khác nhau.
Ví dụ: ở Nghệ An cho bán đấu giá số xe ôtô, môtô số đẹp để lấy tiền góp vào "Quỹ tình thương", quy định này xuất phát từ thực tiễn, được người dân đồng tình nhưng lại trái với quy định của Chính phủ, Bộ Công an.
Để có một văn bản QPPL có tính khả thi, đáp ứng nhu cầu quản lý ở địa phương, cơ quan chủ trì soạn thảo phải tính đến các yếu tố xã hội, từ lợi ích chung mà các QPPL tạo ra chuẩn mực chung áp dụng cho mọi người, mọi đối tượng. Do vậy, khi soạn thảo cần chú ý việc lấy ý kiến của từng đối tượng chịu sự tác động của văn bản. Muốn xây dựng và ban hành các văn bản QPPL có tính khả thi cao, cơ quan soạn thảo phải có bước tiến hành đánh giá, nghiên cứu thực trạng vấn đề cần điều chỉnh, ước tính các điều kiện để bảo đảm thực hiện tính khả thi của từng quy định khi được ban hành.
Tính khả thi của văn bản QPPL của UBND cấp tỉnh là một nguyên tắc, yêu cầu đặt ra cho các cơ quan có thẩm quyền khi ban hành văn bản phải xuất phát từ thực tiễn, đúng mục đích, đúng đối tượng thì văn bản đó mới có giá trị, hiệu quả áp dụng trong thực tế. Từ đó đề cao vai trò của cơ quan có thẩm quyền trước khi ban hành văn bản.
- Phải đảm bảo nguyên tắc các quy định phải cụ thể, chi tiết.
Đối với một văn bản QPPL của UBND cấp tỉnh khi xây dựng và ban hành đòi hỏi phải quy định cụ thể, chi tiết các hành vi, các quy phạm mà đối tượng điều chỉnh để có một cách hiểu đúng, chính xác và thống nhất khi áp dụng. Một nguyên tắc đối với người soạn thảo văn bản cần luôn luôn quan tâm và chú ý là phải bảo đảm tính trong sáng, rõ ràng của pháp luật. Do vậy, khi xây dựng và ban hành văn bản QPPL của UBND cấp tỉnh, người soạn thảo phải có chuyên môn, nghiệp vụ, am hiểu pháp luật, khả năng tổng hợp để soạn thảo văn bản có chất lượng, tạo điều kiện để người dân dễ đọc, dễ hiểu và áp dụng pháp luật một cách thống nhất.
Điều 6 của Luật Ban hành văn bản QPPL của Hội đồng nhân dân, UBND năm 2004 đã quy định về ngôn ngữ trong văn bản như sau:
"1. Văn bản QPPL của Hội đồng nhân dân, UBND được thể hiện bằng tiếng Việt.
Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản phải chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu; đối với thuật ngữ chuyên môn cần xác định rõ nội dung thì phải giải thích trong văn bản".
Việc quy định sử dụng ngôn ngữ, văn phong pháp lý trong văn bản QPPL một cách trong sáng, chính xác, cụ thể là tiền đề tuân thủ một cách nghiêm chỉnh pháp luật của người dân, hạn chế sự tùy tiện của các cơ quan thực thi pháp luật.
Tuy nhiên, trong thực tiễn, văn bản QPPL của UBND cấp tỉnh xây dựng và ban hành vẫn còn tình trạng sao chép lại văn bản cấp trên, quy định rườm rà, viện dẫn nhưng lại không chính xác, chồng chéo, mâu thuẫn, dẫn đến việc áp dụng rất khó khăn và thiếu thống nhất.
- Bảo đảm tính hợp lý của văn bản QPPL của UBND cấp tỉnh trong thực tiễn quản lý ở địa phương với sự thống nhất của hệ thống pháp luật hiện hành. Nguyên tắc này bảo đảm tuân thủ nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, nghĩa là các quy định của địa phương là hợp lý, hợp pháp nhưng không trái với Hiến pháp và pháp luật. Đây là một vấn đề trong khoa học pháp lý còn bàn luận và có nhiều quan điểm chưa thống nhất. Bởi vì, tính hợp lý là đòi hỏi tất yếu khách quan, là sự phản ánh đúng đắn trong pháp luật các đòi hỏi thực tế của sự phát triển xã hội. Có những vấn đề, có những quan hệ xã hội mới phát sinh mà hệ thống pháp luật chưa quy định, hay chưa dự báo nhưng lại xảy ra trong thực tiễn, do vậy, cần có một QPPL để điều chỉnh các quan hệ đó. Khi ban hành hay đặt ra một quy phạm, một văn bản để điều chỉnh quan hệ đó ở địa phương là phù hợp, là hợp lý, nhưng với địa phương khác, với quy định của cấp trên lại không quy định hay không hợp lý (như ví dụ bắt buộc đội mũ bảo hiểm đã nêu ở trên).
Để bảo đảm tính hợp lý trong xây dựng và ban hành văn bản QPPL của UBND cấp tỉnh thì yêu cầu đặt ra khi ban hành văn bản phải xuất phát từ ý chí, nguyện vọng của nhân dân, các giá trị xã hội, thì tính hợp lý mới được tôn trọng.
1.3.3. Nội dung của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
Để nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong xây dựng và ban hành văn bản QPPL của UBND cấp tỉnh được tuân thủ một cách nghiêm chỉnh, cần bảo đảm các nội dung chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, xây dựng, ban hành các quy định pháp luật về ban hành văn bản QPPL của UBND cấp tỉnh.
Việc xây dựng và ban hành văn bản QPPL của UBND cấp tỉnh phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ từ Trung ương xuống cơ sở. Vấn đề xây dựng và hoàn thiện các thể chế, quy định pháp luật trong lĩnh vực ban hành văn bản QPPL nhằm tạo ra cơ sở pháp lý cho việc ban hành văn bản theo đúng trình tự, thủ tục luật định. Tuy nhiên, thực tế trước năm 1996, khi chưa có Luật ban hành văn bản QPPL, việc xây dựng và ban hành văn bản QPPL dựa trên kinh nghiệm và tiền lệ chung, do vậy chất lượng ban hành văn bản không cao, không tuân thủ một trật tự pháp luật. Luật ban hành văn bản QPPL ra đời đã tạo tiền đề cho việc xây dựng và ban hành văn bản QPPL theo đúng trình tự, thủ tục, tuy nhiên luật này chỉ điều chỉnh ở phạm vi văn bản ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status