Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa - pdf 17

Download miễn phí Luận văn Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5
1.1. Nguồn nhân lực, các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội 5
1.2. Vai trò của nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi 26
1.3. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số nước 33
Chương 2: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH THANH HOÁ HIỆN NAY 41
2.1. Những đặc điểm ảnh hưởng đến nguồn nhân lực các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá 41
2.2. Thực trạng nguồn nhân lực các huyện miền núi Thanh Hoá cho phát triển kinh tế - xã hội trong những năm qua 51
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH THANH HOÁ 76
3.1. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực 76
3.2. Một số giải pháp cơ bản về phát triển nguồn nhân lực các huyện miền núi Thanh Hoá thông qua đào tạo nghề 83
KẾT LUẬN 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

p tăng do sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản và công nghiệp khai khoáng.
Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp đã có sự chuyển dịch nhanh theo hướng tích cực. Sự chuyển biến mạnh về nhận thức đã tạo đà cho các nghề sản xuất mới ra đời. Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tăng từ 17,5% năm 2005 lên 32,6% năm 2007 và đứng đầu trong nhóm ngành công nghiệp. Tỷ trọng ngành chế biến nông, lâm sản cũng tăng nhanh, từ 10,6% năm 2005 tăng lên 17,9% năm 2007, chủ yếu là chế biến từ cây luồng, cây sắn và cung cấp nguyên liệu giấy.
Các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, nghề dệt thổ cẩm truyền thống với việc khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ đang được hình thành ở các thị trấn, thị tứ thu hút một lực lượng lớn lao động vào làm việc tạo nên một bức tranh lạc quan đối với kinh tế miền núi.
- Trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy sản
Đây là ngành chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế miền núi Thanh Hóa. Tỷ trọng giá trị qua các năm đều trên 55% so với GDP của khu vực. Năm 2007, giá trị sản lượng nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 2.987,3 tỷ đồng chiếm 55,21% (giá cố định 1994).
Trồng trọt chủ yếu là lúa, ngô, khoai, sắn, rau và các loại cây công nghiệp hàng năm. Tổng sản lượng lương thực quy thóc bình quân đầu người là 315kg/năm. Năng xuất lúa tăng bình quân từ 37,9 tạ/ha năm 2005 lên 42,5tạ/ha năm 2007.
Bên cạnh việc trồng trọt, chăn nuôi kiểu mô hình trang trại, chăn nuôi công nghiệp tập trung đang được mở rộng. Các chương trình sind hóa đàn lợn, đàn bò, cá, gia cầm đã đem lại những kết quả khả quan, nếu so với năm 2005 ngành chăn nuôi tăng lên 35%. Trong đó đàn trâu tăng 23,7%, đàn bò tăng 28,4%, đàn lợn tăng 18,6%, gia cầm tăng 4,8%, sản lượng cá đạt 3.991 tấn tăng 5,2%.
Lâm nghiệp là một thế mạnh của miền núi Thanh Hóa, những năm gần đây do làm tốt công tác khuyến lâm, diện tích rừng khai thác không đúng quy hoạch giảm dần, rừng trồng mới được tăng lên. Năm 2007 giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 818.702 triệu đồng tăng 29,8% so với năm 2005. Trong đó trồng mới và khoanh nuôi rừng đạt 253.461 triệu đồng, khai thác gỗ và lâm sản 550.164 triệu đồng, lâm nghiệp khác 15.077 triệu đồng.
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đã có bước phát triển tốt, khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, rừng và mặt nước vào sản xuất góp phần vào tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh. Đã có sự gắn kết giữa sản xuất nông, lâm nghiệp với công nghiệp chế biến quy mô nhỏ ở khu vực nông thôn, góp phần giải quyết lao động và nâng cao giá trị các sản phẩm nông, lâm nghiệp. Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn được củng cố. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nông, lâm nghiệp được tăng cường một bước. Việc ứng dụng các kỹ thuật - công nghệ mới vào sản xuất, nhất là khâu giống, kỹ thuật canh tác góp phần nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi tăng nhanh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường.
- Trong lĩnh vực dịch vụ
Khi chuyển đổi cơ chế, mạng lưới dịch vụ phát triển khá mạnh mẽ không chỉ ở các khu đô thị vùng đồng bằng mà tại các huyện miền núi cũng phát triển khá nhanh chóng. Năm 2007 số cơ sở đăng ký kinh doanh loại hình này là 12.824 so với năm 2005 tăng 12,21%; số người kinh doanh thương mại, du lịch và khách sạn, nhà hàng tăng 28,65%. Giá trị xuất khẩu của khu vực năm 2007 đạt tới 8,2 triệu USD tăng so với năm 2005 là 11,65%.
Như vậy, bằng hệ thống chính sách điều hành vĩ mô và sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, các huyện miền núi đã có những bước phát triển kinh tế khá mạnh bạo. Hàng năm mức đầu tư phát triển toàn xã hội đều được tăng lên, năm 2005 là 1.409.149 triệu đồng, năm 2006 khu vực miền núi là 1.951.700 triệu đồng, năm 2007 là 2.073.104 triệu đồng. Trong đó từ ngân sách nhà nước là 82,91%, vốn tín dụng Nhà nước là 9,23%.
Tuy nhiên, do sự đầu tư chưa đúng với tiềm năng nên trong lĩnh vực dịch vụ ở các huyện miền núi của tỉnh còn nhiều hạn chế như: sản phẩm du lịch còn cùng kiệt nàn, chủ yếu mới khai thác tiềm năng tự nhiên và những di sản sẵn có, chưa có dự án lớn vào phát triển du lịch trên địa bàn. Các hoạt động dịch vụ về tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thông tin, tư vấn, việc làm … đã được quan tâm và đầu tư, bám sát các chủ trương và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và vùng để đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng phục vụ phát triển kinh tế.
2.1.3.2. Đặc điểm xã hội
- Dân số
Thanh Hóa nói chung và miền núi của tỉnh nói riêng có dân cư đông đúc. Năm 2007, dân số trung bình của tỉnh là 3.727.206 người, riêng 11 huyện miền núi là 907.586 người của 8 dân tộc, chiếm 24,35% dân số toàn tỉnh. Trong đó có 7 dân tộc thiểu số, chiếm 16,49 dân số toàn tỉnh (Mường 9,49%, Thái 6,15%, H’Mông 0,4%, Thổ 0,27%, Dao 0,15%, Khơ mú 0,02%, Tày 0,01%). Mật độ dân số bình quân 339 người/km2.
Tốc độ tăng dân số bình quân thời kỳ 2003 - 2007 là 1,02%, cao hơn mức tăng dân số của vùng Bắc Trung Bộ (1,01%). Trong những năm gần đây do công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trong tỉnh được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả, nhận thức của người dân về công tác này ngày càng cao nên có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên đối với miền núi Thanh Hóa, do trình độ dân trí còn thấp nên việc sinh đẻ nhiều con vẫn còn phổ biến trong các hộ gia đình, nhất là các hộ ở vùng sâu, vùng xa, người dân tộc H’Mông dẻo cao. Các dân tộc ở Thanh Hóa có những nét đặc trưng riêng của vùng Bắc Trung Bộ. Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhiều lễ hội và phong tục truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc đang được phục hồi và phát triển theo hướng tiến bộ và trở thành một trong những nguồn lực phát triển quan trọng của du lịch.
- Về chất lượng dân số: Do thực hiện tốt từng bước chương trình phổ cập giáo dục và chăm sóc sức khỏe của nhân dân các dân tộc thiểu số nên chất lượng dân số khu vực miền núi Thanh Hóa không ngừng được cải thiện cả về thể lực và trí lực. Về cơ bản, miền núi Thanh Hóa có một cơ cấu dân số tương đối trẻ, sức khỏe tốt. Đây là nguồn nhân lực chủ yếu sẽ được huy động vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và của khu vực miền núi nói riêng.
Trình độ học vấn của người dân cũng ngày càng được nâng cao. Đến năm 2005, miền núi Thanh Hóa đã có 8/11 huyện đạt phổ cập trung học cơ sở đúng độ tuổi. Tuy nhiên, tại một số xã giáp biên giới do phần lớn dân cư là người dân tộc thiểu số với nhiều tập tục lạc hậu, lại sống rải rác ở các khu vùng cao, vùng xa, điều kiện đầu tư cho giáo dục khó khăn … nên trình độ dân trí thấp và học vấn của dân cư còn thấp, tình trạng tái mù chữ còn tương đối phổ biến.
- Về phân bố dân cư: Sự phân bố dân cư của Thanh Hóa rất không đồng đều giữa các vùng, các khu vực. Hầu hết dân cư sinh sống ở địa bàn nông thôn, chiếm trên 90,2% dân số toàn tỉnh; dân số thành thị chỉ chiếm 9,8%, thấp hơn rất nhiều so với trung bình cả nước (trung bình cả nước là 27%). Huyện có số dân cao nhất là 281.315 người c...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status