Du lịch sinh thái ở Tỉnh Kiên Giang - pdf 17

Download miễn phí Luận văn Du lịch sinh thái ở Tỉnh Kiên Giang



Mục lục
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH SINH THÁI 7
1.1. Du lịch sinh thái và các hình thức tồn tại 7
1.2. Vai trò của du lịch sinh thái với vấn đề phát triển kinh tế - xã hội 20
1.3. Kinh nghiệm của một số địa phương trong phát triển du lịch sinh thái 31
Chương 2: THỰC TRẠNG DU LỊCH SINH THÁI Ở TỈNH KIÊN GIANG 40
2.1.Đặc điểm và tiềm năng của du lịch thái ở tỉnh Kiên Giang 40
2.2. Những đóng góp của du lịch sinh thái đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Kiên Giang thời kỳ 2001-2007 59
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở TỈNH KIÊN GIANG 81
3.1. Phương hướng phát triển du lịch sinh thái để phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Kiên Giang 81
3.2. Các nhóm giải pháp 90
KẾT LUẬN 119
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 121
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ợng khách quốc tế. Lượng khách Việt Kiều chủ yếu đến từ các nước, Mỹ, Úc, Cannađa, Pháp, Đức, Thụy Sỹ.
Khách trong nước: Chủ yếu là khách đến từ Thành Phố Hồ Chí Minh, các Tỉnh ĐBSCL và một số Tỉnh khu vực Nam Trung Bộ. Phần lớn khách đi công tác kết hợp với du lịch và khách hành hương liên tỉnh nhân dịp lễ hội truyền thống trong vùng.
+ Về lượng khách
Tuy tỉnh chưa phân định rõ từng loại hình khách du lịch, nhưng đa số khách du lịch đều đến tham quan cảnh quan thiên nhiên và kết hợp với các loại hình du lịch bổ trợ khác. Trong 4 vùng du lịch của tỉnh loại hình DLST là nổi trội. Số lượng du khách hàng năm tăng đáng kể: Từ 63.794 lượt khách năm 1995 tăng lên 108.553 lượt khách năm 1999 đến năm 2007 tăng lên 2.516.861 lượt khách, bình quân hàng năm tăng 16,98%/năm. Trong đó, khách trong nước tăng từ 55.371 lượt năm 1995 lên đến 96.301 lượt năm 1999, tăng bình quân 14,84 %/năm. Năm 2004 là 272.314 lượt đến năm 2007 tăng lên 527.818 lượt bình quân tăng trưởng hàng năm là 25,11%; khách quốc tế tăng từ 8.423 lượt năm 1995 lên đến 12.252 lượt năm 1999 tăng bình quân 9,82%/năm. Năm 2004 từ 48.000 lượt tăng lên 73.306 lượt năm 2007 bình quân tăng trưởng hàng năm là 15,24%.
Bảng 2.6: Số lượng du khách đến tỉnh Kiên Giang
Đơn vị tính: lượt khách
Năm
Khách tham quan các khu du lịch
Khách đến cơ sở lưu trú
Khách
trong nước
Khách
quốc tế
2000
1.183.306
114.837
105.921
8.916
2001
1.181.908
178.098
133.706
44.392
2002
1.318.473
197.755
149.554
48.201
2003
1.503.004
224.917
185.099
39.818
2004
1.825.500
320.314
272.314
48.000
2005
1.820.111
425.919
381.333
54.586
2006
1.897.000
505.938
441.334
64.604
2007
2.516.861
601.124
527.818
73.306
Nguồn: Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch tỉnh Kiên Giang.
Tình hình khách du lịch những năm qua cho thấy lượng khách đến tỉnh Kiên Giang ngày một tăng. Trong đó lượng khách quốc tế tăng nhanh từ đó góp phần tăng nguồn thu đáng kể cho địa phương.
Do thời vụ của kinh doanh du lịch những năm qua, khách du lịch đến vào tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm sau và tập trung nhiều vào tháng 2,3,4. Riêng du lịch lễ hội Nguyễn Trung Trực vào cuối tháng 8 âm lịch hàng năm lượng khách đến viếng trên 150.000 lượt người.
+ Về thời gian lưu lại bình quân của khách:
Thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch trong nước và nước ngoài từ năm 2004 đến nay tăng không đều và giảm so với năm 1999, thường xuyên giao động từ 1,33 đến 1,55 ngày (giảm 39,82%). Nguyên nhân chủ yếu là do hiện nay loại hình vui chơi giải trí còn cùng kiệt nàng so với các tỉnh thành trong cả nước, giá cả dịch vụ cao, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu,… nên chưa giữ khách lưu lại lâu ngày ở địa phương.
Bình quân thời gian lưu của khách du lịch giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2007 là 1,72 này, trong đó khách du lịch quốc tế thời gian lưu trú bình quân là 1,91 này, khách du lịch trong nước là 1,69 ngày.
Bảng: 2.7: Thời gian lưu trú của khách du lịch đến tỉnh Kiên Giang
Đơn vị tính: ngày
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Thời gian lưu trú bình quân
1,33
1,66
1,50
1,53
1,60
1,74
1,68
1,75
- Khách quốc tế
1,63
2,05
1,52
1,82
1,72
1,80
2,09
1,83
- Khách trong nước
1,31
1,53
1,49
1,47
1,58
1,73
1,62
1,74
Nguồn: Cục thống kê Tỉnh Kiên Giang.
+ Kết quả kinh doanh du lịch
Tốc độ tăng trưởng về doanh thu du lịch của tỉnh Kiên Giang đạt khá, bình quân giai đoạn 1996 – 2000 là 13,65%, giai đoạn 2001 – 2005 tăng lên 30,11% và tăng liên tục trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, doanh thu chỉ tập trung vào một số khu du lịch trọng điểm như Phú Quốc, Thành Phố Rạch Giá.
Bảng 2.8: Hiện trạng danh thu du lịch tỉnh Kiên Giang
Đơn vị tính: tỷ đồng
Doanh thu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Kiên Giang
55,200
50,284
65,110
80,552
123,373
187.242
306.577
384.368
Nguồn: Cục thống kê Tỉnh Kiên Giang.
Doanh thu du lịch tăng mạnh vào năm 2006, 2007 điều đó cho thấy tiền năng du lịch dần được phát huy, công tác đầu tư bắt đầu có hiệu quả. Doanh thu về dịch vụ là tăng nhanh nhất. Nhà hàng, khách sạn hoạt động có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu của du khách.
Trong hoạt động kinh doanh du lịch, doanh thu chủ yếu từ hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú và kinh doanh ăn uống, các hoạt động khác chưa cao.
+ Đội ngũ lao động trong kinh doanh du lịch
Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho nhu cầu du lịch tăng cả về chất lượng và số lượng. Đội ngũ này đang tham gia làm việc trong lĩnh vực khách sạn nhà hàng, công ty lữ hành, khu vui chơi giải trí. Đội ngũ lao động trực tiếp có 33.519 người, lao động gián tiếp có 13.962 người. Lực lượng lao động chủ yếu là nhóm tuổi từ 25 đến 40 (chiếm 61%); có 30% được đào tạo (5 % có trình độ đại học và cao đẳng)
2.2. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA DU LỊCH SINH THÁI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở KIÊN GIANG THỜI KỲ 2001-2007
2.2.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân
2.2.1.1. Những kết quả đạt được về kinh tế
- Tích lũy vốn cho nông nghiệp – lâm nghiệp và công nghiệp
Trong những năm qua, việc tập trung phát triển du lịch trong đó có DLST đã góp phần quan trọng tích lũy vốn và thúc đẩy nông nghiệp và công nghiệp phát triển:
Nông nghiệp: Những năm qua, việc tập trung vốn đầu tư phát triển cho các khu du lịch, đồng thời đầu tư cho phát triển nông nghiệp bằng các nguồn vốn: vốn Trung ương, địa phương và huy động vốn nước ngoài. Nông nghiệp là ngành kinh tế truyền thống góp phần đáng kể vào tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời cung ứng thực phẩm, hàng lưu niệm cho khách du lịch, tạo ra nhiều sản phẩm đặc trưng, hấp dẫn cho DLST. Toàn tỉnh có 591.908 ha đất nông- lâm- ngư nghiệp. Các loại cây trồng, vật nuôi chủ yếu của nông – lâm– ngư nghiệp là: lúa, hồ tiêu, các loại thủy sản, cây công nghiệp, cây ăn trái, hoa màu và các sản phẩm khác. Phần lớn sản phẩm của nông nghiệp là tiêu dùng và xuất khẩu.
Lâm nghiệp: Ngoài diện tích vườn quốc gia Phú Quốc, U Minh Thượng, rừng phòng hộ ven biển, còn có vùng đệm của các vườn quốc gia, rừng kinh tế trong dân. Chủ yếu là Tràm, Bạch đàn giá trị sản xuất năm 2007 đạt 147.664 triệu đồng. Đây là tiềm năng rất quan trong trong việc phát triển DLST.
Nuôi trồng thủy sản: Diện tích tăng lên đáng kể, chuyển đổi từ đất nông nghiệp nhiễm phèn mặn năng suất thấp, năm 2001 là 42.589ha, đến năm 2007 tăng lên 106.219ha. Sản phẩm nuôi trồng chủ yếu là tôm, cá các loại, mực, và các loài hải sản khác. Sản lượng khai thác năm 2007 đạt 410.801 tấn. Các sản phẩm này mang lại lợi thế cho DLST phát triển và tiêu thụ mạnh ở các khu du lịch. Như: các loại hải sản tươi sống, cá đồng U Minh Thượng…đây là sản phẩm đặc trưng trong việc thưởng thức văn hóa ẩm thực. Ngoài ra, còn mang lại nguồn thu lớn cho người dân trong vùng.
Công nghiệp: Phát triển DLST thúc đẩy công nghiệp phát triển. Bao gồm: chế biến nước mắm, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ đóng và sửa chữa tàu, chế biến đông lạnh thủy sản – hàng nông nghiệp… Tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn là 8.780 cơ sở. Trong đó cơ sở ngoài quốc doanh là 8.762 cơ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status