Luận án Văn thư - Lưu trữ và quản trị văn phòng - pdf 17

Download miễn phí Luận án Văn thư - Lưu trữ và quản trị văn phòng



MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1 trang
I. Lý luận công tác văn thư - lưu trữ quản trị văn phòng 72 trang
II. Những đúc kết và thu hoạch về nhận thức lý luận và thực tiễn của bản thân qua thực hành nghiệp vụ công tác văn thư - lưu trữ 2 trang
III. Nhận xét và kiến nghị về công tác văn thư, quản trị văn phòng và công tác lưu trữ của Học viện 3 trang
IV. Phần phụ lục 57 trang
Tổng số toàn bài là: 162 trang
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ơn vị bảo quản trong phông đã được sắp xếp đúng theo trật của bộ thẻ thì công tác hệ thống hoá cũng hoàn thành.
Phương pháp hệ thống hoá bằng thẻ có ưu điểm là không đòi hỏi phải có nhiều diện tích khi phân nhóm các đơn vị bảo quản, không làm hư hỏng tài liệu, tiết kiệm được thời gian và ít ảnh hưởng đến việc sử dụng tài liệu trong quá trình hệ thống hoá. Do vậy, nhiều được áp dụng khi hệ thống hoá những phông lưu trữ có khối lượng tài liệu lớn và nội dung phức tạp.
Khi áp dụng phương pháp hệ thống hoá trực tiếp thì các đơn vị bảo quản trong phông trước hết được phân thành các nhóm cơ bản rồi từ các nhóm cơ bản đó tiếp tục phân thành các nhóm lớn cho đến nhóm nhỏ nhất theo phương án phân loại, sau đó sắp xếp trật tự các đơn vị bảo quản trong các nhóm nhỏ nhất.
Phương pháp hệ thống hoá này thường mất nhiều thời gian, không gian sử dụng để hệ thống hoá cũng phải tương đối rộng. Mặt khác, có thể gây trở ngại ít nhiều cho việc sử dụng tài liệu trong thời gian hệ thống hoá. Bởi vậy so với phương pháp hệ thống hoá bằng thẻ thì phương pháp hệ thống hoá trực tiếp có những hạn chế nhất định.
2. Phân loại tài liệu phông lưu trữ cá nhân
a. Đặc điểm. Cũng giống như phân loại tài liệu phông lưu trữ cơ quan, khi phân loại tài liệu phông lưu trữ cá nhân đều phải tiến hành các công việc như nghiên cứu lịch sử người hình thành phông và lịch sử phông, xây dựng phương án phân loại, hệ thống hoá tài liệu. Tuy nhiên, do phông lưu trữ cá nhân thường bao gồm rất nhiều loại tài liệu khác nhau, như tài liệu về tiểu sử, thư từ trao đổi, bản thảo chép tay, tài liệu về hoạt động chính trị, xã hội, khoa học, sáng tác văn học, tranh ảnh, tài liệu của người khác nói về người hình thành phông khi người đó còn sống và sau khi đã qua đời..., nên không thể chọn một đặc trưng chung để phân tài liệu trong phông thành các nhóm cơ bản, mà cùng một lúc có thể vận dụng nhiều đặc trưng khác nhau để phân nhóm, như các đặc trưng sự vật, chuyên đề, tác giả, tài liệu, thời gian, ngành hoạt động.
Mặt khác, công tác xây dựng một phông lưu trữ cá nhân cũng khác với công tác xây dựng một bảo tàng hay một nhà lưu niệm về người đó. Người ta có thể để nguyên thư viện của cá nhân trong một nhà lưu niệm hay một viện bảo tàng danh nhân, nhưng không bao giờ lại đưa tất cả sách của thư viện cá nhân vào phông lưu trữ cá nhân, mà chỉ đưa vào những sách và tài liệu có liên quan hay mang bút tích của người hình thành phông.
b. Phương án phân loại tài liệu phông lưu trữ cá nhân
Như trên đã nêu, do tính đa dạng của tài liệu trong phông lưu trữ cá nhân, nên việc phân chia các nhóm cơ bản của phương án phải dựa theo các đặc trưng của tài liệu trong phông. Mặt khác, còn lệ thuộc vào ý nghĩa và mức độ hoàn chỉnh của phông lưu trữ đó. Đối với những phông lưu trữ cá nhân mà tài liệu không hoàn chỉnh, thì không cần thiết phải xây dựng một phương án phân loại chi tiết. Thứ tự trước sau của các nhóm tài liệu cơ bản trong phông lưu trữ cá nhân thường phụ thuộc vào tính chất hoạt động của người hình thành phông, thành phần, nội dung tài liệu trong phông. Thứ tự sắp xếp đó nhằm làm nổi bật những hoạt động chủ yếu của người hình thành phông. Nếu người hình thành phông là một nhà khoa học thì các nhóm cơ bản được sắp xếp theo thứ tự sau:
1- Tài liệu về tiểu sử
2- Các công trình nghiên cứu khoa học và tài liệu liên quan
3- Tài liệu về hoạt động xã hội
4- Thư từ trao đổi
5- Những bài viết liên quan đến người hình thành phông.
6- Tài liệu tạo hình
..............
Nếu là một nhà văn, thì sau nhóm tài liệu về tiểu sử sẽ là nhóm tài liệu về sáng tác (tiểu thuyết, kịch bản, kịch ngắn, bút ký...), tiếp đó là nhóm sổ sách ghi chép, rồi đến nhóm thư từ trao đổi...
Nếu người hình thành phông là một nhà hoạt động xã hội, thì tiếp sau nhóm tài liệu tiểu sử là nhóm tài liệu hoạt động xã hội, sau đó mới đến các nhóm khác như thư từ trao đổi, các bài viết, báo cáo liên quan...
Tài liệu về tiểu sử gồm có giấy khai sinh, chứng minh thư, giấy tờ xác nhận trình độ văn hoá và nghiệp vụ, văn bản quyết định bổ nhiệm, đề bạt, thuyên chuyển công tác, thẻ tham gia các tổ chức xã hội (thẻ đảng, thẻ công đoàn...) hồ sơ lý lịch cá nhân v.v...
Những tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của người hình thành phông ở các cơ quan, đoàn thể, xí nghiệp... trên các cương vị khác nhau, như giấy tờ trao đổi, các bài nói chuyện, bản thảo các văn bản do người đó soạn được sắp xếp vào loại tài liệu hoạt động xã hội.
Trong nhóm tài liệu về sáng tác, gồm có bản thảo các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các công trình nghiên cứu khoa học...
Nhìn chung, mỗi người hình thành phông đều có những hoạt động sôi nổi. Vì vậy, cần dựa vào đặc điểm của tài liệu trong phông và quá trình hoạt động của người hình thành phông để xây dựng phương án phân loại thích hợp cho từng phông cụ thể.
Sau khi đã xác định được các nhóm tài liệu cơ bản của phương án phân loại, lại sựa vào các đặc trưng của tài liệu trong từng nhóm đó để phân thành các nhóm lớn, nhóm nhỏ. Tài liệu trong các nhóm cơ bản có thể phân nhóm và sắp xếp theo trình tự sau đây:
Tài liệu về tiểu sử: Đối với nhóm tài liệu này có thể thia thành các nhóm theo thứ tự:
Tài liệu về ngày sinh, chứng minh thư, tài liệu về quan hệ gia đình, tài liệu về trình độ văn hoá và chuyên môn, các giấy tờ, quyết định về công tác...
Tài liệu về hoạt động xã hội: tài liệu về hoạt động xã hội của người hình thành phông được xếp theo từng loại công tác. Ví dụ: trong phông lưu trữ của nhà hoạt động xã hội đã tham gia nhiều lĩnh vực công tác có thể phân nhóm và sắp xếp như sau:
- tài liệu về hoạt động ở Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Tài liệu về hoạt động ở Hội nghị Việt - Xô
- Tài liệu về hoạt động ở Uỷ ban Khoa học xã hội
Nếu tài liệu về hoạt động xã hội không nhiều lắm thì có thể xếp vào nhóm tài liệu về tiểu sử.
Tài liệu về sáng tác.
Tài liệu về sáng tác của các nhà khoa học thường được sắp xếp theo chuyên đề. Trong phạm vi từng chuyên đề, thì sắp xếp theo thứ tự thời gian viết ra các tác phẩm đó. Những tài liệu phản ánh các giai đoạn khác nhau của quá trình hình thành bản thảo cuối cùng của một tác phẩm đều được sắp xếp theo tác phẩm. Ngoài ra, có thể sắp xếp các bản thảo theo các thể tài tác phẩm, như sách chuyên khảo, các bài báo, các tài liệu công bố...
Đối với các nhà văn thì các bản thảo thường được phân loại theo thể tài văn học, như thơ, tiểu thuyết phê bình, tiểu luận... Cần căn cứ vào ý nghĩa của mỗi nhóm đối với người hình thành phông để quy định thứ tự sắp xếp các nhóm. Chẳng hạn, nếu là một nhà viết tiểu thuyết thì nhóm được sắp xếp trước tiên là tiểu thuyết, sau đó là các loại khác như kịch bản, tiểu luận, thơ. Nhưng nếu là nàh phê bình văn học thì nhóm tài liệu về phê bình văn học phải được xếp lên trước.
Trong phạm vi...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status