Vốn đầu tư của nhà nước để phát triển kinh tế xã hội ở các huyện miền núi cao ở Nghệ An - pdf 17

Download miễn phí Luận văn Vốn đầu tư của nhà nước để phát triển kinh tế xã hội ở các huyện miền núi cao ở Nghệ An



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở CÁC HUYỆN MIỀN NÚI CAO 5
1.1. Đầu tư của Nhà nước và vai trò của nó đối với phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi cao 5
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi cao và kinh nghiệm ở một số tỉnh về sử dụng vốn đầu tư cho các huyện miền núi cao 19
Chương 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở CÁC HUYỆN MIỀN NÚI CAO TỈNH NGHỆ AN 31
2.1. Những đặc điểm ảnh hưởng đến đầu tư của Nhà nước ở các huyện miền núi cao Nghệ An 31
2.2. Đánh giá thực trạng đầu tư của Nhà nước để phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi cao Nghệ An 38
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC HUYỆN MIỀN NÚI CAO TỈNH NGHỆ AN 70
3.1. Quan điểm đầu tư của Nhà nước cho các huyện miền núi cao 70
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư của Nhà nước ở các huyện vùng núi cao Nghệ An 85
KẾT LUẬN 106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

các ngành này tăng trưởng với tốc độ cao hơn. Đây là sự thay đổi tiến bộ.
- Sự chuyển dịch cơ cấu giữa các khu vực còn chậm mặc dù đã đúng hướng. tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng có nguyên nhân lớn từ đầu tư của Nhà nước để xây dựng cơ sở hạ tầng trong những năm qua. Nhìn chung sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế do hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn chưa thực sự mạnh mẽ. Điều này cũng dễ hiểu bởi khu vực miền núi cao chưa có môi trường, điều kiện kinh doanh thuận lợi để hấp dẫn các nhà đầu tư.
2.2.1.2. Nguyên nhân của những kết quả đã đạt được
Thứ nhất, có thể khẳng định rằng công tác đầu tư của Nhà nước để phát triển kinh tế - xã hội ở vùng miền núi cao Nghệ An trong thời gian qua đạt được những kết quả quan trọng là do Đảng, Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách đúng đắn, hợp lòng dân. Từ xa xưa, do đặc thù của địa lý, khí hậu và lịch sử mà nhân dân ở các vùng núi cao luôn sống trong khó khăn gian khổ. Nhân dân sống ở các vùng này chịu nhiều thua thiệt so với đồng bằng, đô thị. Trong điều kiện ngày nay, với điểm xuất phát rất thấp về kinh tế, văn hoá thì sự tụt hậu của miền núi cao ngày càng nghiêm trọng, nguy cơ không những không san bằng được sự cách biệt mà sự nới rộng khoảng cách theo cấp số nhân là hiện hữu. Cơ chế thị trường tạo điều kiện để giải phóng sức lao động, giải phóng các tiềm năng … cho những vùng có điều kiện thuận lợi hơn, nhưng cũng chính nó sẽ tạo ra nguy cơ mất cân đối lớn giữa các vùng, mà sự bất lợi luôn thuộc về miền núi cao, thuộc về những địa phương kém phát triển.
Chính vì vậy, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ưu tiên đầu tư cho miền núi cao để giải quyết những vấn đề bức xúc, nổi cộm…sẽ tạo ra những kết quả tích cực, có ảnh hưởng tốt tới đời sống dân sinh, kinh tế của đồng bào miền núi cao.
Thứ hai, các chương trình, mục tiêu, các chính sách hỗ trợ cua Nhà nước đúng trọng tâm, trọng điểm. Chúng ta thấy rằng nhu cầu vốn để đầu tư cho miền núi nói chung, miền núi cao nói riêng nhằm phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm sự ổn định cuộc sống của bà con là rất lớn, trong khi đó ngân sách Nhà nước các cấp từ Trung ương tới địa phương còn eo hẹp, vì vậy phải có sự lựa chọn hợp lý thì mới phát huy được hiệu quả của các khoản đầu tư. Trong những năm qua vốn đầu tư của Nhà nước chủ yếu tập trung vào việc giải quyết những vấn đề cấp bách như: xoá đói, giảm nghèo, bảo đảm an ninh lương thực; chăm lo việc học tập của con em miền núi; xây dựng một số cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, tạo điều kiện để cải thiện dân sinh kinh tế …. Rõ ràng cách đầu tư đó đã đem lại hiệu quả tích cực, dễ thấy, đó là: giảm đáng kể số hộ gia đình đói, nghèo, tạo ra sự ổn định cho cuộc sống người dân và ổn định xã hội, cải thiện một phần trình độ dân trí, góp phần rất lớn để bảo đảm quốc phòng an ninh trên địa bàn, nhất là tuyến biên giới.
Thứ ba, tinh thần trách nhiệm và năng lực quản lý của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng. Ngay sau khi có chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước thì cấp uỷ, chính quyền các cấp đã vào cuộc với tinh thần trách nhiệm khá cao. Các Ban chỉ đạo hay Ban quản lý chương trình, dự án được thành lập kịp thời và bắt tay vào công việc một cách khá quyết liệt. Các kế hoạch công tác đã được triển khai khá bài bản, sâu rộng. Đối với những chương trình, dự án mà vốn đầu tư của Nhà nước lớn, thực hiện trong khoảng thời gian dài thì đều tổ chức các cuộc tập huấn, bồi dưỡng các kiến thức cần thiết để quản lý, thực hiện cho tốt. Điều đó đã góp phần tạo ra được những kỹ năng nhất định cho cán bộ quản lý, kể cả đối với cán bộ cơ sở xã, thôn bản. Đã từng có thời kỳ tồn tại suy nghĩ rằng những gì mà Nhà nước đầu tư thì đó là sự “cho không”, vì vậy thái độ, trách nhiệm của các cơ quan quản lý và người hưởng lợi không được xác định đúng, dẫn đến lãng phí tiền của của Nhà nước. Phát hiện được tình hình này cấp uỷ các cấp đã lãnh đạo chấn chỉnh kịp thời. Ở nhiều chương trình, dự án, trách nhiệm và quyền hạn nghĩa vụ được giao rõ ràng cho các cơ quan chức năng, cho các tổ chức thuộc hệ thống chính trị các cấp. Vì vậy tiến độ, chất lượng quản lý và thực hiện chương trình, dự án được nâng lên khá nhiều. Các cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn. Công tác sơ, tổng kết đúc rút kinh nhgiệm được quan tâm. Vì vậy đã kịp thời khắc phục, uốn nắn một số lệch lạc, hạn chế, đồng thời đưa ra được một số giải pháp mới để thực hiện nhiệm vụ tốt hơn, hiệu quả hơn.
Thứ tư, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân. Thực tế cho thấy rằng có rất nhiều chủ trương của Đảng, Nhà nước khi triển khai trong cuộc sống đã không đem lại kết quả như mong muốn, mặc dầu mục đích cuối cùng cũng chỉ là để phục vụ lợi ích của người dân. Sở dĩ như vậy là vì trong quá trình thực hiện đã nảy sinh nhiều vướng mắc không giải quyết được triệt để, không tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội, trong cộng đồng. Các chương trình, mục tiêu mà Nhà nước đầu tư trong thời gian qua không những tạo ra sự phấn khởi, tin tưởng ở các đối tượng được hưởng lợi, mà còn có được sự đồng lòng, chia sẻ của xã hội nói chung. Ở nhiều công trình, hạng mục đầu tư không chỉ có vốn của ngân sách Nhà nước mà còn có cả các nguồn khác hỗ trợ thêm, như: quyên góp của nhân dân các địa phương khác, ủng hộ của các Doanh nghiệp, ủng hộ của các nhà hảo tâm …. Trong nhiều trường hợp vốn đầu tư của Nhà nước có tính chất làm “mồi”, thế nhưng nếu không có “mồi” này thì cũng không tạo ra được cả một phong trào rộng lớn.
Sự đồng tình ủng hộ của nhân dân còn tạo ra được một tác động tích cực khác nữa. Đó là nhân dân ở các vùng có dự án đầu tư đã tham gia tích cực vào công tác quản lý, kiểm tra, giám sát công trình.
2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong đầu tư của Nhà nước để phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi cao Nghệ An
2.2.2.1. Hạn chế trong cơ chế, chính sách về phân phối và quản lý sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước
Những kết quả cụ thể mà Nhà nước đầu tư thông qua các chương trình, mục tiêu, dự án… cho đồng bào miền núi cao mấy năm qua đã tạo ra những kết quả tích cực và rất quan trọng. Tuy vậy so với yêu cầu và tiềm năng của vùng này thì những kết quả đó vẫn chưa tương xứng. Một số vấn đề bức xúc, nổi cộm ở địa phương đã được giải quyết một phần, nhưng tính ổn định vững chắc chưa được bảo đảm. Chẳng hạn: vấn đề tái nghèo, tái mù chữ đang là nguy cơ hiện hữu. Qua nghiên cứu thực tiễn trong những năm qua thấy nổi lên một số hạn chế sau đây trong cơ chế, chính sách đầu tư từ phía Nhà nước:
Thứ nhất, vốn đầu tư của Nhà nước đang chú trọn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status