Đào tạo nguồn nhân lực dưới đại học cho phát triển công nghiệp - pdf 17

Download miễn phí Đề tài Đào tạo nguồn nhân lực dưới đại học cho phát triển công nghiệp



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
 
PHẦN I 3
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC DƯỚI ĐẠI HỌC 3
I. Khái niệm, vai trò của nguồn nhân lực dưới đại học cho phát triển công nghiệp 3
1. Khái niệm 3
1.1 Khái quát chung về nguồn lực con người 3
1.2. Nguồn nhân lực dưới đại học 4
2. Vai trò 4
II. Những yêu cầu cơ bản của nguồn nhân lực dưới đại học 6
1. Đội ngũ công nhân phải có trình độ tay nghề đáp ứng được yêu cầu của công việc 6
2. Đội ngũ công nhân phải có tinh thần trách nhiệm với công việc, kỉ luật lao động tốt 6
 
PHẦN II 8
THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DƯỚI ĐẠI HỌC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 8
I. Thực trạng nguồn nhân lực dưới đại học hiện nay 8
1. Đặc điểm, xuất thân 8
1.1. Nguồn gốc xuất thân 8
1.2. Đặc điểm 8
2. Chất lượng nguồn nhân lực dưới đại học 11
2.1. Những mặt tốt 11
2.2 Những hạn chế 12
II. Thực trạng và năng lực dạy nghề hiện nay 13
1. Mạng lưới cơ sở dạy nghề 13
2. Quy mô đào tạo 14
3. Đội ngũ giáo viên dạy nghề 16
4. Tiêu chuẩn nghề, chương trình, giáo trình và tài liệu giảng dạy. 17
 
PHẦN 3 19
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DƯỚI ĐẠI HỌC Ở NƯỚC TA 19
I. Đổi mới cơ chế quản lý nguồn nhân lực 19
II. Mở rộng và nâng cao chất lượng các cơ sở dạy nghề 20
1. Phát triển dạy nghề, đào tạo công nhân theo hướng đa dạng, linh hoạt 20
2. Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý 21
3. Phát triển chương trình dạy nghề, kiểm định chất lượng dạy nghề góp phần nâng cao chất lượng đào tạo 21
4. Thực hiện xã hội hoá, tăng cường nguồn lực tài chính cho dạy nghề 22
5. Tăng cường công tác quản lý dạy nghề 22
III. Rèn luyện tinh thần kỉ luật, nâng cao tay nghề của công nhân 23
 
KẾT LUẬN 25
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

yếu tố vật chất quan trọng nhất, quyết định nhất của lực lượng sản xuất, của nền kinh tế, công nghệ mới vào quá trình sản xuất, và do đó nó là một trong những yếu tố quyết định nhất của tăng trưởng.
Nguồn nhân lực dưới đại học có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hiện nay có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, công nghiệp nước ta phát triển hơn, nhu cầu sử dụng lao động tăng lên, nhất là những công nhân có trình độ tay nghề tương đối. Chính nhờ lực lượng lao động này đã làm cho công nghiệp nước ta ngày càng phát triển hơn.
II. Những yêu cầu cơ bản của nguồn nhân lực dưới đại học
1. Đội ngũ công nhân phải có trình độ tay nghề đáp ứng được yêu cầu của công việc
Người lao động phải có năng lực sáng tạo, có khả năng áp dụng những thành tựu của khoa học để có thể tiếp thu các kiến thức, những công nghệ mới tiên tiến. Hơn nữa người lao động còn có khả năng biến tri thức thành kỹ năng lao động nghề nghiệp, nghĩa là phải có trình độ tay nghề, mức độ thành thạo chuyên môn nghiệp vụ.
Lực lượng trụ cột của đội ngũ lao động là đội ngũ công nhân mà trước hết là công nhân lành nghề, tức là đội ngũ những người lao động trực tiếp sản xuất hàng hoá, cung ứng các dịch vụ đạt chất lượng theo chuẩn mực quốc tế để cung cấp cho người tiêu dùng cả ở trong nước lẫn các nước khác trên thế giới. Muốn vậy, họ phải có một trình độ trí tuệ nhất định để tiếp thu và làm chủ được công nghệ tiên tiến. Hơn thế nữa, với những tri thức khoa học và những kinh nghiệm tích luỹ được trong quá trình sản xuất trực tiếp, người công nhân lao động không những sử dụng các công cụ lao động hiện có, mà còn có thể sáng chế ra những tư liệu lao động mới, hoàn thiện kỹ thuật và phương pháp sản xuất.
2. Đội ngũ công nhân phải có tinh thần trách nhiệm với công việc, kỉ luật lao động tốt
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta được tiến hành trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới với tư cách là xu thế phát triển khách quan, do đó đòi hỏi giai cấp công nhân Việt Nam phải có ý thức trách nhiệm và ý thức tổ chức kỉ luật cao. Giai cấp công nhân phải thấy rõ được sứ mệnh cao cả của mình, là người làm chủ đất nước Việt Nam này, nên phải có nghĩa vụ và trách nhiệm với công việc của mình, đơn vị mình làm việc. Nó được thể hiện ở việc tôn trọng gìn giữ kỉ cương luật pháp Nhà nước, ra sức xây dựng đơn vị lớn mạnh, thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước, kiên quyết đấu tranh chống những việc làm sai trái, góp phần xây dựng nhà máy, xí nghiệp nơi mình làm việc chẳng những sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao mà còn là môi trường văn hoá văn minh, đoàn kết. Đội ngũ công nhân phải tự chịu trách nhiệm với những công việc mình đã làm, phải chấp hành mọi kỉ luật mà doanh nghiệp quy đinh, Nhà nước đã đề ra.
PHẦN II
THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DƯỚI ĐẠI HỌC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
I. Thực trạng nguồn nhân lực dưới đại học hiện nay
1. Đặc điểm, xuất thân
1.1. Nguồn gốc xuất thân
Trong các giai đoạn trước, nguồn gốc xuất thân của công nhân tương đối đồng nhất là từ giai cấp nông dân nhưng những năm gần đây công nhân có nguồn gốc xuất thân khá đa dạng. Nguyên nhân là do sự phát triển mạnh mẽ của nên kinh tế đã làm biến đổi cơ cấu dân số của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội với sự sụt giảm về mặt số lượng của giai cấp nông dân. Ngày nay đội ngũ công nhân có nguồn gốc xuất thân chủ yếu từ giai cấp nông dân nhưng đã có sự tăng lên đáng kể từ các giai cấp, tầng lớp khác và có sự tham gia mạnh mẽ số lượng công nhân nguồn gốc nhiều đời. Đó những là những điểm đáng chú ý của công nhân khi nghiên cứu và ra Nghị quyết về giai cấp công nhân Đảng cần chú ý.
1.2. Đặc điểm
1.2.1. Đội ngũ công nhân Việt Nam đang có sự biến động mạnh về cơ cấu đội ngũ
Trong những năm gần đây, cơ cấu đội ngũ công nhân có sự biến động. Thứ nhất, khi đất nước mở cửa, có sự kêu gọi đầu tư của nước ngoài, theo đó nhiều tập đoàn kinh tế nước ngoài đầu tư 100% vốn tại Việt Nam, tạo nên một thành phần kinh tế mà ở đó có số đông công nhân Việt Nam là thuê cho các công ty đó. Thứ hai, cũng do có sự mở cửa, gọi mời liên doanh giữa các công ty trong và ngoài nước, cho nên hình thành những công ty liên doanh. Thực chất, công nhân làm việc ở các công ty này vẫn ở vào địa vị làm thuê. Thứ ba, ở Việt Nam, kinh tế tư nhân trong những năm gần đây phát triển nhanh. Công nhân làm việc ở các công ty này đương nhiên là những người làm thuê. Thứ tư, nhiều cơ sở kinh tế thuộc doanh nghiệp nhà nước vẫn đang hoạt động trong cơ chế mới, mà ở đó đội ngũ công nhân khá đông. Số công nhân này vẫn đang ở địa vị làm chủ. Thứ năm, kể cả trong các cơ sở kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước, một số công nhân mua cổ phần trở thành cổ đông, những công nhân này nếu ở các cơ sở kinh tế tư nhân thì vừa là người làm thuê, có một phần làm chủ, do họ là cổ đông, nếu là ở các cơ sở kinh tế nhà nước thì vị thế làm chủ càng rõ ràng hơn. Thứ sáu, Việt Nam đã hình thành nên một số lượng không nhỏ công nhân làm thuê ỏ một số nước ngoài theo con đường xuất khẩu lao động của Chính phủ. Số lao động này, khi hết thời hạn theo hợp đồng lao động ở nước sở tại, sẽ trở về nước và phần lớn bổ sung vào đội ngũ giai cấp công nhân trong nước.
Tình hình trên đây cho chúng ta thấy đội ngũ giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay rất phong phú về thành phần, họ sống và làm việc với nhiều tâm trạng khác nhau, có quan niệm về lợi ích khác nhau. Cơ cấu đội ngũ giai cấp công nhân Việt Nam đang trên đà biến động ngày càng mạnh do kết quả biến động của các thành phần kinh tế trong công nghiệp, dịch vụ.
1.2.2. Trình độ giác ngộ chính trị của đội ngũ công nhân nói chung chưa cao
Tuyệt đại bộ phận công nhân, dù xuất thân từ nhiều nguồn và nhiều môi trường khác nhau, nhưng vẫn giữ được những phẩm chất truyền thống tốt đẹp. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số bộ phận không nhỏ trong công nhân chưa nhận thức được vị trí, vai trò của giai cấp mình. Khi tiến hành tổ chức Hội thảo khoa học về đời sống công nhân ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cuối năm 2006, trong một cuộc điều tra phối hợp tại thành phố Hồ Chí Minh của Ban Thường trú miền Nam Tạp chí Cộng sản, với câu hỏi về cảm nhận của công nhân về địa vị của mình, 25,7% rất tự hào là công nhân, 56,5% bằng lòng với vị trí hiện nay, 3.0% cảm giác thân phận là thuê bị coi rẻ, chẳng thích thú gì là 8%. Con số trên mới chỉ mang tính bộ phận nhưng cũng phần nào cho thấy ý thức giá trị, vai trò tiền phong của giai cấp mình còn thấp.
Ý thức này còn thể hiện ở hiện tượng đình công tự phát. Theo số liệu thống kê từ 1995 đến cuối năm 2007 có trên dưới 1.500 cuộc đình công tự phát với số lượng ngày càng gia tăng, từ 6 cuộc năm 199...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status