Các khu công nghiệp trong sự phát triển Kinh tế - Xã hội ở Bắc Giang - pdf 17

Download miễn phí Luận văn Các khu công nghiệp trong sự phát triển Kinh tế - Xã hội ở Bắc Giang



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN - THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 7
1.1. Sự cần thiết của sự ra đời, phát triển các khu công nghiệp và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 7
1.2. Kinh nghiệm về phát huy vai trò của các khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một số tỉnh 28
Kết luận chương 1 35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH
BẮC GIANG 37
2.1. Tình hình xây dựng và phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Giang từ năm 1991 đến nay 37
2.2. Đánh giá thực trạng tác động của các khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Bắc giang thời gian qua 45
Kết luận chương 2 56
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
PHÁT HUY TỐT VAI TRÒ TÍCH CỰC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH BẮC GIANG 58
3.1. Bối cảnh phát triển kinh tế của Bắc Giang hiện nay và định hướng phát triển các khu công nghiệp 58
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy mặt tích cực và ngăn ngừa, hạn chế tiêu cực trong phát triển các khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Giang thời gian tới 71
Kết luận chương 3 87
KẾT LUẬN 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
 
 
 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

eo hình thức đa dạng trong mối quan hệ hữu cơ KCN tập trung – cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và làng nghề gắn với phát triển đô thị; đồng thời phát triển cơ sở hạ tầng một cách toàn diện; thực hiện đầu tư xây dựng theo hình thức “cuốn chiếu”.
2.1.2.2. Các bước triển khai thực hiện xây dựng các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
* Về quy hoạch
Sau khi Quy chế KCN được ban hành kèm theo Nghị Định 332/HĐBT ngày 18/10/1991; tiếp theo ngày 28/12/1994, Chính phủ đã ra Nghị Định 192/CP ban hành Quy chế KCN và ngày 24/4/1997 ra Nghị định36/CP ban hành Quy chế KCN, KCX, KCNC thay thế 2 Nghị Định trên thành lập các KCN để làm thí điểm cho một mô hình kinh tế nhằm thực hiện chủ trương đổi mới, mở cửa theo hướng CNH, HĐH theo đường lối của Đảng do Nghị Quyết Đại hội lần thứ VI đề ra và phục vụ cho mục tiêu phát triển KT - XH của tỉnh Bắc Giang.
Nhờ có Quy chế này mà từ năm 1991 (đặc biệt là từ khi tách tỉnh Hà Bắc thành tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh) đến nay (hết năm 2006) cả tỉnh đã có 4 KCN và 9 cụm công nghiệp đã được thành lập và đi vào hoạt động với tổng diện tích khoảng 500 ha.
Dưới đõy là tỡnh hỡnh thành lập và đưa vào hoạt động cỏc KCN trờn địa bàn:
- KCN Đình Trám: Được thành lập theo Quyết định số 16/CP-CN ngày 07/12/1999 của Chính Phủ do Tổng công ty Xây dựng Sông Đà và sau đó là Công ty Phát triển hạ tầng KCN làm chủ đầu tư. KCN được khởi công tháng 11/2002. Với vị trí thuận lợi, nằm giữa QL1A và QL1 mới, cách Thủ đô Hà Nội 40 km, cách sân bay Nội Bài 50 km.
Năm 2003 được đưa vào hoạt động. Sau 3 năm đầu tư xây dựng, KCN đã lấp đầy 87% giai đoạn I. Để đáp ứng nhu cầu thuê đất của các nhà đầu tư và phát triển KCN đến 2010, KCN Đình Trám được quy hoạch mở rộng khoảng trên 300 ha; tổng vốn đầu tư hạ tầng 184.283 triệu đồng. Đây là KCN tiếp nhận các dự án sản xuất vật liệu xây dựng, tiêu dùng, chế biến nông sản, thực phẩm… như: Cụng ty TNHH ngành Giấy Vũ Hoa,Cụng ty cổ phần Gạch ốp lỏt Việt Nam, Cụng ty cổ phần vật liệu xõy dựng Thăng Long, Cụng ty cổ phần May xuất khẩu Việt Nam – Ba Lan, Cụng ty TNHH Khang Phỳc, Cụng ty cổ phần Điện cơ Việt Đức...
- Cụm công nghiệp Song Khê- Nội Hoàng
Với diện tích quy hoạch là khoảng 150 ha, được nhận bàn giao từ UBND huyện Yên Dũng từ ngày 01/8/2003 do 3 chủ đầu tư là 3 doanh nghiệp: công ty TNHH Hoàng Hải, công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và Công ty cổ phần Thạch Bàn thuộc Tổng công ty Thủy tinh và Gốm sứ xây dựng. Tổng số dự ỏn được chấp thuận và cấp phộp là 14 dự ỏn với diện tớch đất cho thuờ là 29 ha, vốn đầu tư đăng ký là 193,78 tỷ đồng và 1,85 triệu USD.
- KCN Đồng Vàng
Diện tích quy hoạch là 158 ha, nằm phía Bắc Quốc Lộ1A mới, hai bên QL 37 kéo dài. Tính chất hoạt động: sản xuất hàng điện tử, tin học, tự động hóa, lắp ráp ô tô, dệt may, chế biến nông sản, bao bì, giấy nhựa…
- Nhà máy Nhiệt điện Sơn Động
Với diện tớch là 100 ha, vốn đầu tư 3200 tỷ đồng đó được xõy dựng, hoàn thành và đi vào hoạt động năm 2007.
Công tác quy hoạch KCN Bắc Giang luôn đi trước một bước, quy hoạch mang tính tổng thể, KCN gắn liền với Khu dân cư - đô thị, đảm bảo sự phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật – xã hội trong và ngoài hàng rào, đảm bảo sự phát triển bền vững của KCN.
* Về tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN Bắc Giang
Các KCN Bắc Giang được thành lập, đầu tư hạ tầng kỹ thuật tương đối đồng bộ, bước đầu đã đáp ứng được công tác đầu tư xây dựng và hoạt động của các doanh nghiệp KCN. Các hạng mục hạ tầng kỹ thuật đã lần lượt được đầu tư xây dựng như: trạm điện, trạm cấp nước sạch, trung tâm điều hành, hệ thống đường trung tâm, đường nhánh phân khu chức năng, hệ thống thoát nước mặt và nước thải và các dịch vụ khác phục vụ cho KCN như dịch vụ Bưu điện, Ngân hàng… cũng đang dần dần hình thành.
Nhìn chung, quá trình đầu tư hạ tầng kỹ thuật KCN rất chậm chạp, chưa đáp ứng kịp nhu cầu phục vụ các nhà đầu tư thứ cấp.
2.2. Đánh giá thực trạng tác động của các Khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Bắc giang thời gian qua
Để đánh giá tác động của các KCN đối với sự phát triển KT - XH, chúng ta cần xem xét những ảnh hưởng chủ yếu của các KCN đối với nền kinh tế, đánh giá những tác động mang tính tích cực cũng như tiêu cực của các KCN đối với sự phát triển KT- XH. Những khía cạnh chủ yếu cần xem xét đó là: tác động thu hút đầu tư, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, bảo vệ môi trường, thúc đẩy xuất khẩu, nâng cao trình độ cho người lao động.
2.2.1. Tác động tích cực
* Tác động thu hút đầu tư vào các KCN
Thu hút đầu tư vào các KCN được xem là mục tiêu quan trọng hàng đầu, đặc biệt là thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Sau khoảng 6 năm xây dựng và phát triển, các KCN Bắc Giang đã thu hút các doanh nghiệp đầu tư thuộc các thành phần kinh tế, sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực như may mặc, giầy da, cơ khí chế tạo, điện, điện tử, chế biến nông sản phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất chế biến đồ gỗ, các sản phẩm tiêu dùng, các ngành dịch vụ phục vụ …đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp Bắc Giang.
Tính đến 30/10/2006 đã có khoảng 60 dự án đầu tư được cấp giấy phép đầu tư vào các KCN Bắc Giang có hiệu lực, trong đó có KCN Đình Trám có 37 dự án được chấp thuận và cấp giấy phép đầu tư với số vốn đăng ký 1.119,87 tỉ đồng và 6,32 triệu USD (có 4 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và 33 dự án có vốn đầu tư trong nước); KCN Quang Châu có 01 dự án được chấp thuận và cấp giấy phép đầu tư với số vốn đăng ký 240 tỉ đồng và 2 triệu USD [1, tr.1,2,3]; ngoài ra còn có một số dự án cũng được chấp thuận và cấp giấy phép đầu tư nằm ở một số cụm, KCN khác như cụm CN ô tô Đồng Vàng; nhà máy nhiệt điện Sơn Động, với số vốn đầu tư lên tới hàng trăm tỉ đồng, đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương.
Dự kiến đến hết năm 2007 sẽ có thêm khoảng 10 dự án được chấp thuận đầu tư vào các KCN Bắc Giang với số vốn đăng ký ước đạt 312 tỉ đồng. Nâng tổng số dự án đầu tư vào KCN Bắc Giang lên 225 dự án, với tổng số vốn đầu tư đăng ký 502 tỉ đồng.
Tóm lại, nhờ các KCN mà lượng vốn đầu tư trong và ngoài nước được thu hút ngày càng tăng, việc sử dụng lượng vốn đầu tư có hiệu quả hơn, góp phần quan trọng vào công cuộc CNH, HĐH và phát triển KT- XH của tỉnh nhà.
* Tác động đến việc sử dụng và tạo việc làm, tăng phúc lợi cho người lao động
Trong những năm qua, các KCN đã có tác động hết sức tích cực đối với vấn đề sử dụng, giải quyết việc làm, làm tăng phúc lợi cho người lao động.
Tính đến tháng 10/2006 các KCN đã tạo ra một số lượng việc làm đáng kể, đã thu hút được 2.777 lao động vào làm việc, trong đó lao động địa phương là 1.513 lao động chiếm 45,5%, lao động nữ là 1.428 người, chiếm 51,4%, đây là tác động khá tích cực trong việc giải quyết việc làm cho người lao động [2, t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status