Xử lý tình huống trong quản lý giáo dục về vấn đề dạy thêm, học thêm tràn lan ở trường Tiểu học B - Huyện Thạch Thất - TP. Hà Nội - pdf 17

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
I : Lời nói đầu
II: Mô tả tình huống.
III: Xác định mục tiêu xử lý tình huống.
IV: Phân tích nguyên nhân – Hậu quả của tình huống.
V: Xây dựng phương án và lựa chọn phương án giải
quyết tình huống.
VI: Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án.
VII: Kết luận và kiến nghị.

* Một bộ phận phụ huynh học sinh khối 5 tâm sự: Chúng tui đều bận công việc cả ngày, đầu tắt mặt tối, thấy các cháu về bảo các thầy cô ở trường dạy không hay, chúng con chẳng hiểu bài nên chúng con muốn học thêm ở nhà thầy M, thầy ấy dạy giỏi lắm, nhà thầy ấy mở rất nhiều lớp, khối nào cũng có lớp học thêm. Thấy các cháu hăng hái đi học nên chúng tui cũng chiều, vả lại mình chẳng có thời gian quan tâm đến chúng thì đành cho đi học thêm.Chúng tui thấy chúng dắt díu nhau đi học nhộn nhịp vui vẻ lắm nên cũng an tâm. Hôm nay nghe các thầy cô thông báo tui mới biết sự thể lại như vậy.
* Một số phụ huynh khác cho rằng: Nhà trường không tổ chức dạy phụ đạo cho các cháu tại trường, nên đành phải cho chúng đến nhà thầy cô... để học thêm. Tiền đóng góp thì nhiều, đường xá lại xa xôi, điều kiện kinh tế của gia đình lại khó khăn, mặt khác còn phải bố trí để đưa đón các cháu nên rất mệt mỏi, nhưng để chúng tự đi thì không yên tâm. Biết làm thế nào được...
* Một số phụ huynh không dám phát biểu ý kiến tại lớp, mà thì thầm với nhau, và qua câu chuyện họ phản ánh : Một số thầy cô trong trường tổ chức dạy thêm, nhưng thu mức học phí cao, nhà lại chật, lớp đông, không biết học như vậy có chất lượng không?
Đó là tình huống xảy ra ở trường Tiểu học B- huyện Thạch Thất. Giả định bạn là Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng nhà trường nói trên, khi nghe những thông tin này bạn có suy nghĩ gì ? và tìm hướng giải quyết như thế nào? cần có những mục tiêu, phương án và kế hoạch cụ thể ra sao?. Đứng trên góc độ là cán bộ quản lý của trường Tiểu học B nói trên cần xác định mục tiêu xử lý tình huống như sau:
III: Xác định mục tiêu xử lý tình huống
Trước tình hình thực tế như vậy, là một người làm công tác quản lý Nhà nước trong ngành giáo dục cần xác định rõ mục tiêu của việc xử lý tình huống dạy thêm, học thêm tràn lan như đã nêu của trường Tiểu học B, cụ thể là:
- Trước hết phải hiểu rõ bản chất của việc dạy thêm, học thêm, sự khác nhau về cơ bản giữa dạy thêm, học thêm với việc dạy thêm, học thêm tràn lan. Dạy thêm, học thêm tràn lan là hoạt động dạy thêm, học thêm với tất cả các đối tượng, các môn học, quá thời gian qui định như đã nêu trong quyết định số: 03/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm; Quyết định số 132/2007/QĐ-UBND ngày 13/11/2007 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành quy định về quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố Hà Nội, Công văn số 1436/CV-BGD&ĐT về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện dạy thêm, học thêm trong hè. Tuy nhiên phong trào dạy thêm, học thêm không những không lắng xuống mà còn phát triển mạnh hơn và ngày càng khó kiểm soát, các phương tiện thông tin đại chúng liên tục có chương trình xoay quanh việc tìm giải pháp hạn chế việc dạy thêm, học thêm. Các cấp quản lý giáo dục cũng liên tục nhận được các đơn thư phản ánh việc dạy thêm, học thêm tràn lan. Tình trạng này đã nêu trong Nghị quyết TW 2 khóa VIII của Đảng: “ Dạy thêm, học thêm tràn lan, tốn nhiều thời gian và tiền bạc của phụ huynh, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của học sinh và quan hệ thầy trò". Chính vì vậy cần xác định rõ các khái niệm quản lý Nhà nước trong giáo dục và vai trò của Nhà nước trong quản lý giáo dục có thể phân biệt như sau:
- Quản lý Nhà nước trong giáo dục là sử dụng công quyền trong việc quản lý toàn bộ các hoạt động của xã hội trong lĩnh vực giáo dục.
- Nhà nước giữ vai trò chỉ đạo, định hướng sự phát triển giáo dục của toàn xã hội bằng con đường lập pháp, hành pháp ( và tư pháp nếu cần). Xã hội tham gia vào việc quản lý giáo dục theo nghĩa cộng đồng. Chia xẻ trách nhiệm với bộ máy Nhà nước, quản lý, điều hành, hỗ trợ các hoạt động giáo dục thông qua các hình thức tự nguyện tham gia, hay chấp hành, chia xẻ các tác động pháp chế. Điều đặc biệt rõ ràng là cộng đồng giữ một vai trò to lớn nhất trong việc tham gia quản lý giáo dục ngoài nhà trường, giáo dục gia đình, quản lý cơ sở vật chất của nhà trường…, hơn thế nữa xã hội còn có đóng góp thiết thực bằng các nguồn lực của mình vào việc phát triển giáo dục ở cộng đồng dân cư. Vì vậy:
* Mục tiêu trước mắt:
- Kiểm tra việc dạy thêm, học thêm của 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên do nhà trường quản lý.
- Đình chỉ ngay việc dạy thêm đối với các cán bộ, giáo viên, nhân viên vi phạm Quyết định số 03/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm; Quyết định số 132/2007/QĐ-UBND ngày 13/11/2007 của UBND thành phố Hà nội ban hành quy định về quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Xử lý kỷ luật các cán bộ, giáo viên, nhân viên vi phạm theo thẩm quyền quy định tại Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ công chức và Thông tư số 03/2006/TT-BNV ngày 08/02/2006 của Bộ nội vụ về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 35/2005/NĐ-CP. Nếu vượt quá thẩm quyền của nhà trường, thì báo cáo với cơ quan cấp trên để xử lý kỷ luật theo luật định.
- Họp hội đồng sư phạm nhà trường, họp phụ huynh học sinh để thông báo kết quả kiểm tra về dạy thêm, học thêm trong thời gian vừa qua. Đồng thời tuyên truyền. phổ biến các quy định hiện hành về dạy thêm, học thêm, để họ nắm được trách nhiệm của nhà trường là gì, trách nhiệm của giáo viên tham gia dạy thêm là gì, trách nhiệm của học sinh và cha mẹ học sinh tham gia học thêm là gì và thực hiện cho đúng.
- Phải có kế hoạch, phương án trước mắt trong công tác quản lý, chỉ đạo để nâng cao chất lượng dạy và học. Đảm bảo dạy đúng đủ chương trình, đảm bảo lượng kiến
thức của bài học trong buổi dạy chính khoá, ban giám hiệu nhà trường quản lý chặt chẽ chương trình, thời khóa biểu, tăng cường kiểm tra, dự giờ thăm lớp để uốn nắn kịp thời.
* Mục tiêu lâu dài:
- Đưa công tác tổ chức dạy thêm, học thêm dưới sự quản lý chặt chẽ của nhà trường theo đúng Quyết định số 03/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm; Quyết định số 132/2007/QĐ-UBND ngày 13/11/2007 của UBND thành phố Hà nội ban hành quy định về quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Tận dụng CSVC hiện có của nhà trường, đề nghị địa phương tạo điều kiện xây dựng thêm CSVC cho học sinh được học 2 buổi/ngày, vừa đảm bảo về mặt kiến thức, sức khỏe cho học sinh, vừa phù hợp với yêu cầu, khả năng đóng góp của phụ huynh học sinh.
- Tạo dựng và lấy lại niềm tin của nhân dân địa phương, của các cấp lãnh đạo đối với các thầy cô giáo và nhà trường.
- Quản lý tổ chức tốt việc dạy và học chính khoá, tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng triệt để đồ dùng dạy học hiện


5J3wwpXUaL4HxbB
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status