Nghiên cứu việc triển khai hoạt động marketing của một số Doanh nghiệp dược phẩm có vốn đầu tư nước ngoài tại thị trường Việt Nam - pdf 17

Download miễn phí Luận văn Nghiên cứu việc triển khai hoạt động marketing của một số Doanh nghiệp dược phẩm có vốn đầu tư nước ngoài tại thị trường Việt Nam



Những công ty liên doanh sản xuất như Sanofi, Novartis, United pharma cơ cấu tổ chức có thêm bộ phận sản xuất, bởi vậy phải kèm thêm bộ phận mua hàng bao gồm nguyên liệu sản xuất và hàng nhập từ chính quốc khi liên doanh chưa sản xuất được. Ngoài ra họ còn có bộ phận kiểm tra, kiểm định sản phẩm do liên doanh sản xuất. Những công ty liên doanh có phòng marketing riêng, nhưng vì họ vừa sản xuất, vừa trực tiếp phân phối sản phẩm nên khi hoạt động họ đã phối hợp hoạt động marketing với hoạt động bán hàng, để giảm bớt nhân lực, tránh hoạt động chồng chéo, tiết kiệm chi phí.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

pháp hồi cứu số liệu
- Phương pháp phỏng vấn.
Phần 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
3.1. Cấu trúc bộ phận marketing trong doanh nghiệp
Những doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài vào Việt Nam luôn đặt mục tiêu làm thế nào thoả mãn nhu cầu của khách hàng, doanh số bán dược phẩm cao nhất, chiếm lĩnh thị phần lớn nhất, và mang về cho công ty lợi nhuận mong muốn. Chính vì thế mà những công ty này thường xem marketing là một triết lý của toàn công ty chứ không chỉ là một chức năng riêng biệt. Marketing được đặt ngang hàng với các chức năng truyền thống của doanh nghiệp như: chức năng nhân sự, chức năng sản xuất, chức năng tài chính kế toán…không những thế marketing còn có nhiệm vụ liên kết các phòng chức năng lại với nhau, phối hợp hoạt động một cách đồng bộ để đạt hiệu quả cao trong toàn doanh nghiệp.
Tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ, hình thức quản lý mà mỗi doanh nghiệp tổ chức, bố trí các phòng ban chức năng một cách hợp lý.
Mô hình tổ chức của các công ty vừa và nhỏ tại Việt Nam: như công ty Servier, Organon…
Giám đốc Việt Nam
Văn phòng
Giám đốc bán hàng quốc gia
Quản lý vùng
Quản lý nhóm sản phẩm
Quản lý nhóm sản phẩm
TDV
TDV
Phụ trách marketing
Quản lý sản phẩm
Quản lý sản phẩm
Quản lý sản phẩm
Quản lý sản phẩm
Hình 3.1: Sơ đồ mô hình tổ chức của các công ty dược phẩm vừa và nhỏ tại Việt Nam
Mô hình tổ chức của các công ty dược phẩm hàng đầu thế giới tại Việt Nam: như công ty GSK, Lilly, BMS…
Nhân sự
Phụ trách nhóm sản phẩm
Phụ trách nhóm sản phẩm
Giám đốc
Việt Nam(người nước noài)
Phòng nghiên cứu sản phẩm
Phụ trách Marketing
Phụ trách bán hàng
Tài chính kế toán
Giám đốc nhóm sản phẩm
Phụ trách các nhóm sản phẩm
Giám đốc vùng
Giám đốc vùng
Giám đốc sản phẩm
Giám đốc sản phẩm
TDV
Phụ trách các nhóm sản phẩm
TDV
Giám đốc nhóm sản phẩm
TDV
TDV
Hình 3.2: Sơ đồ mô hình tổ chức của các công ty dược phẩm hàng đầu thế giới tại Việt Nam
Mô hình tổ chức của công ty liên doanh sản xuất tại Việt Nam: như công ty Sanofi-Synthelabo, Novartis, United pharma…
TDV
TDV
Quản lý nhóm sản phẩm
Quản lý nhóm sản phẩm
TDV
TDV
Tổng giám đốc tại Việt Nam
Phòng mua hàng
Phụ trách bán hàng
Phòng kiểm tra kiểm soát
Phòng nhân sự
Phòng kế toán
Phụ trách marketing
Bộ phận sản xuất
Quản lý vùng
Quản lý vùng
TDV
TDV
Quản lý nhóm sản phẩm
Quản lý nhóm sản phẩm
TDV
TDV
Hình 3.3: Sơ đồ mô hình tổ chức của các công ty liên doanh sản xuất tại Việt Nam
: Biểu diễn mối quan hệ trực tuyến
: Biểu diễn mối quan hệ chức năng
Mô hình tổ chức của các công ty dược phẩm hàng đầu thế giới là mô hình trực tuyến chức năng. Trong đó phòng marketing được đặt ngang hàng với các phòng chức năng truyền thống. Ngoài ra những công ty này còn có phòng nghiên cứu sản phẩm để chuyên nghiên cứu thử lâm sàng các sản phẩm mới tại các bệnh viện lớn như: Bạch Mai, Việt Đức, Chợ rẫy…trước khi tung vào thị trường Việt Nam để từ đó cung cấp những thông tin xác thực nhất về sản phẩm cho bác sỹ, thuyết phục họ dùng sản phẩm của công ty. Phòng marketing của các công ty dược phẩm hàng đầu vừa hoạt động độc lập lại vừa có chức năng phối hợp hoạt động giữa các phòng ban chức năng khác với nhau. Hoạt động marketing của các công ty dược phẩm hàng đầu thế giới thường được tổ chức theo sản phẩm để tăng tính chuyên môn hoá. Còn hoạt động bán hàng các công ty tiến hành song song với hoạt động marketing, bán hàng thường được chia theo vùng để dễ quản lý, mỗi vùng lại chia theo khu vực, mỗi khu vực lại được chia theo địa bàn, và trong địa bàn lại phụ trách bán hàng theo nhóm sản phẩm.
Những công ty dược phẩm vừa và nhỏ như: Servier, Organon… mô hình tổ chức rất đơn giản vì số lượng mặt hàng đưa vào Việt Nam ít, tập trung vào một vài chủng loại thuốc. Do đó dưới sự chỉ đạo của giám đốc Việt Nam có bộ phận văn phòng kiêm chức năng tài chính kế toán và quản lý nhân sự. Giám đốc bán hàng quốc gia quản lý mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Hoạt động marketing tổ chức theo nhóm sản phẩm, hoạt động bán hàng được tổ chức theo khu vực. Tuy nhiên một số công ty chưa có phòng chức năng riêng biệt mà mọi hoạt động marketing được lồng ghép vào hoạt động kinh doanh, bán hàng.
Những công ty liên doanh sản xuất như Sanofi, Novartis, United pharma… cơ cấu tổ chức có thêm bộ phận sản xuất, bởi vậy phải kèm thêm bộ phận mua hàng bao gồm nguyên liệu sản xuất và hàng nhập từ chính quốc khi liên doanh chưa sản xuất được. Ngoài ra họ còn có bộ phận kiểm tra, kiểm định sản phẩm do liên doanh sản xuất. Những công ty liên doanh có phòng marketing riêng, nhưng vì họ vừa sản xuất, vừa trực tiếp phân phối sản phẩm nên khi hoạt động họ đã phối hợp hoạt động marketing với hoạt động bán hàng, để giảm bớt nhân lực, tránh hoạt động chồng chéo, tiết kiệm chi phí.
Đi sâu tìm hiểu cấu trúc nội bộ phòng marketing của các doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài như GSK, Lilly, BMS… ta thấy nó được tổ chức theo kiểu marketing sản phẩm. Phòng marketing gồm bốn bộ phận chính: bộ phận quảng cáo, tổ chức bán hàng, nghiên cứu marketing, quản lý các nhóm sản phẩm.
Phòng markerting
Quảng cáo
Tổ chức bán hàng
Nghiên cứu Marketing
Quản lý các nhóm sản phẩm
QLSP
A
QLSP
B
QLSP
C
Hình 3.4: Sơ đồ mô hình tổ chức của phòng marketing
Bộ phận nghiên cứu markerting có nhiệm vụ phân tích, đánh giá nhu cầu thị trường mục tiêu, thực lực của công ty… để tung ra thị trường những mặt hàng có thể thoả mãn nhu cầu phòng và điều trị bệnh của con người; phân tích đối đối thủ cạnh tranh, nhu cầu của thị trường, các yếu tố kinh tế xã hội… để từ đó đưa ra các chính sách, chiến lược marketing tối ưu nhất cho các mặt hàng cụ thể của công ty.
Bộ phận quảng cáo tiến hành xây dựng, lựa chọn các cách quảng cáo sao cho các chương trình gây ấn tượng mạnh, thu hút sự chú ý của khách hàng, nêu bật được chức năng của sản phẩm và hình ảnh của công ty để tác động vào khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng mua và sẽ mua sản phẩm của công ty. Nhưng mọi hoạt động thông tin quảng cáo thuốc đều phải tuân thủ đúng quy chế thông tin quảng cáo thuốc và mỹ phẩm dành cho người của BYT.
Tổ chức bán hàng có nhiệm vụ vạch ra các kế hoặch cụ thể sao cho việc bán hàng được diễn ra một cách thuận tiện, đáp ứng nhu cầu cho khách hàng một cách nhanh nhất, công ty còn đưa ra các hình thức khác nhau hỗ trợ cho quá trình bán hàng…
Khi triển khai hoạt động marketing thường tiến hành theo nhóm sản phẩm hay các sản phẩm cụ thể vì vậy công việc được thực hiện đồng bộ, mang tính khả thi cao.
3.2. Việc áp dụng các chính sách marketing
3.2.1. Chính sách sản phẩm
Trước khi đầu tư vào thị trường Việt Nam các DNDP nước ngoài đã có những bước nghiên cứu, thăm dò, tìm hiểu về các chính sách đầu tư, mô hình bệnh tật, thu nhập bình quân đầu người, chi phí cho công tác khám chữa bệnh của nhà nước ta và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc trong nước, để từ đó đưa vào danh mục thuốc đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status