Tiềm năng du lịch và phương hướng, biện pháp phát triển du lịch tỉnh Hải Dương - pdf 17

Download miễn phí Chuyên đề Tiềm năng du lịch và phương hướng, biện pháp phát triển du lịch tỉnh Hải Dương



Ở Hải Dương có rất nhiều đền, đình, chùa đã được kiểm kê, đánh giá. Nhưng phải kể đến những giá trị độc đáo của những di tích sau;
+ Chùa Đồng Ngọ cổ nhất.
+ Chùa Giám độc đáo nhất.
+ Đình Huê Trì hoành tráng nhất.
+ Văn miếu Mao Điền cổ kính nhất.
Nếu xem xét kỹ lưỡng thì những di tích này đều có khả năng để tạo nên những điểm du lịch hấp dẫn.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Sơn, Thanh Mai thế kỷ 14 đã trở thành Trung tâm của thiền phái Trúc Lâm, đến thế kỷ 17, Kính Chủ trở thành động nổi tiếng của đất nước, nơI để lại bút tích của danh nhân thời đại.
Hải Dương có địa hình khá bằng phẳng, cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn với những cánh đồng lúa tốt tươi, những dòng sông lớn, môi trường tự nhiên khá trong sạch. Nhiều làng quê trù phú mang đậm nét đặc trưng của làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ. Du lịch sinh tháI, nghỉ dưỡng, du khảo đồng quê, tham gia nghiên cứu khao học. Các tài nguyên du lịch tự nhiên thường gắn với tài nguyên du lịch nhân văn. Một số tài nguyên du lịch tự nhiên tiêu biểu xin được dẫn ra sau đây.
1.6.1. Khu danh thắng Phượng Hoàng – Kỳ Lân.
Khu danh thắng thuộc xã Văn An, huyện Chí Linh. Phượng Hoàng là khu danh thắng có rừng thông bát ngát, suối trong róc rách, núi đá lô xô, chùa tháp cổ kính, khu danh thắng có tới 72 ngon núi ngoạn mục, có mộ và đền thờ Chu Văn An một người thầy tiêu biẻu cho tài coa đức trọng của nền giáo dục Viêt Nam. Có chùa Huyền Thiên, cung Tử Cục, điện Lưu Quang, am Lệ Kỳ, miết Trí và giếng Soi.
Khu thắng cảnh này rất thích hợp cho du lịch dã ngoại, vãn cảnh, leo núi, thăm di tích lịch sử.
1.6.2. Khu di tích danh thắng Côn Sơn.
Khu di tích ở xã Cộng Hoà, huyện Chí Linh, nằm giữa 2 dãy núi Phượng Hoàng – Kỳ Lân, cách Hà Nội khoảng 70km
Khu di tích danh thắng này có nhiều núi, chùa, tháp, rừng thông, khe suối và các di tích gắn liền với cuộc đời của danh nhân lịch sử. Ngay từ thời Trần chùa Côn Sơn là 1 trong 3 Trung tâm của thiền phái Trúc Lâm ( Côn Sơn – Yên Tử – Quỳnh Lâm ). Mảnh đất này đã gắn bó với tên tuổi và sự nghiệp của nhiều danh nhân đất Việt như Trần Nguyên Đán, Huyền Quang và đặc biệt là anh hùng dân tộc – danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi. Ngày nay, Côn Sơn còn lưu giữ được nhiều dấu tích văn hoá thời Trần và các giai đoạn lịch sử của dân tộc.
* Giếng Ngọc.
Giếng ngọc nằm ở núi Kỳ Lân, bên phải lối lên Bàn Cở Tiên, phía dưới chân Đặng Minh Bảo Tháp. Tương truyền đây là giếng do Thiền sư Huyền Quang được thần linh báo mộng ban cho chùa nguồn nước quý. Nước giếng trong vắt xanh mát quanh năm, uống vào thấy khoan khoái dễ chịu. Từ đó có tên gọi là Giếng Ngọc và nước ở đây được các sư dùng làm nước cúng lễ của chùa.
* Bàn Cờ tiên.
Từ chùa Côn Sơn leo khoảng 600 bậc đá là đến đỉnh núi Côn Sơn. Đỉnh Côn Sơn là một khu đất bằng phẳng, tục gọi là Bàn Cờ Tiên có dùng nhà bia theo kiểu Vong Lâu Đình, hai tầng cổ các có 8 mái. Đứng từ đây, du khách có hể nhìn bao quát cả một vùng rộng lớn.
* Thạch Bàn.
Bên suối Côn sơn có một phiến đá gọi là Thạch Bàn, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh dừng chân nghỉ tại đây khi Người đến thăm di tích này. Từ chân núi đi theo lối mòn có kê đá xuống phía chân núi có một tảng đá lớn, mặt phẳng và nhẵn nằm kề ven suối gọi là Thạch Bàn lớn. Tương truyền khi xưa Nguyên Trãi lấy làm “chiếu thảm” nghỉ ngơi, ngắm cảnh, làm thơ và suy tư việc nước.
1.6.3. Khu vực núi An Phụ.
Đây là dãy núi nổi lên như một nón chóp lớn xanh đậm một rừng cây, mờ ảo vài công trình kiến trúc giữa vùng đồng bằng phía bắc Hải Dương. Núi còn nhiều những cây rừng thiên nhiên. Đỉnh núi cao 246m. Từ đỉnh núi người ta có thể nhìn bao quát về đồng bằng Hải Dương, nhìn thấy sông Kinh Thầy uốn khúc, thấy khu vực núi đá vôi Kinh Môn nên thơ. Trên đỉnh núi là đền thờ An Sinh Vương Trần Liễu, tục gọi là Đền Cao, còn văn bia của An Phụ Sơn Từ với 2 giếng nước mang đầy cổ tích... Mới đây, Bộ Văn hoá đã cho xây dựng một tượng đài Trần Hưng Đạo hoành tráng, những tấm phù điêu bằng gốm nung, bậc lên xuống bằng đá.. Việc điểm xuyết của con người đã khiến cho khu vực núi An Phụ có sức hấp dẫn lớn đối với du khách.
1.6.4. Khu hang động Kính Chủ và vùng núi đá vôi Dương Nham( Kinh Môn)
Nằm về phía bắc của đỉnh Yêu Phụ, trong dãy Dương Nham như một hòn Non bộ lớn giữa mênh mông sóng lúa của thung lũng Kinh Thầy. Phía Bắc Dương Nham dòng sông lượn sát chân núi, sơn thuỷ hữu tình, phía tây Nam Dương Nham là làng quê cổ Kính Chủ – quê hương của những người thợ đá xứ Đông, sườn phía Nam Dương Nham có mộit động lớn gọi là động Kính Chủ ( hay động Dương Nham ), đã được xếp vào hàng Nam Thiên.
Khu núi đá vôi Dương Nham và động Kính Chủ còn gắn liền với các trang lịch sử hào hùng của dân tộc chống quân Nguyên, vùng núi đá nơi Dương Nham còn gắn liền với lịch sử hình thành người Việt cổ, cảnh đẹp nơi đây rất hấp dẫn đối với khách du lịch.
1.6.5. Khu Lục Đầu Giang – Tam Phủ Nguyệt Bàn.
Đây là một khu vực sông trải dài sát với các hệ thống di tích của Kinh Bắc. Trên khúc sông này có khu vực bãi bồi gắn liền với các truyền thuyết đánh quân Nguyên nơi có hội Bình Than..
1.6.6. Khu miệt vườn vải thiều Thanh Hà
Là một miệt vườn nổi tiếng với cây Vải Tổ. Giống vải ở đây ngọt và rất có giá trị với nhân dân ta và khách du lịch. Sản phẩm từ vải cũng được chế biến một cách sinh động, Rượu vải, vải khô, vải “ tham gia ” làm vị thuốc. Vùng vải thiều này hiện thời được trải rất rộng bám dòng sông Hương ( Thanh Hà kỳ thú, thơ mộng.
1.6.7.Làng cò ( Chi Lăng Nam Thanh Miện).
Làng Cò thuộc xã Chi Lăng, huyện Thanh Miện. Gọi là làng Cò vì làng có một đảo nhỏ nằm giữa hồ vực rộng mênh mông với hàng vạn con cò về đây trú ngụ, xây tổ. Trên đảo có tới 9 loài cò, cò trắng, cò lửa, cò bộ, cò ruồi, cò đen, cò hương, cò nghênh, cò ngang, diệc. Ngoài ra trên đó còn có tới ba, bốn ngàn loài Vạc và các loại chim quý hiếm như Bồ Nông, Mòng Két, Le Le.. cùng trú ngụ ở nơi đây. Đến đây vào lúc hoàng hôn hay sớm mai là lúc
“ giao ca ” thú vị giữa cò và vạc trong cuộc sống mưu sinh hàng ngày.
1.6.8. Khu Ngũ Nhạc Linh Từ – Lê Lợi, Chí Linh
Khu vực đền Ngũ Nhạc là nơi thờ Sơn Thần theo tín ngưỡng người Việt cổ. Trước đây đã từng có 5 miếu nhỏ trên 5 đỉnh núi, được tôn tạo từ thời Nguyễn. Những công trình này đều mang tính cổ xưa và gắn với phong cảnh núi non.
1.6.9. Khu rừng Thanh Mai.
Một khu vực rừng Thanh Mai gắn liền với những đền chùa, một trong những quê hương của Trúc Lâm Tam Tử.
1.6.10. Thiên nhiên của nền văn hoá lúa nước.
Dường như mật độ các dòng sông và một hệ thống đình, đền, chùa được bố cục dày đặc trên toàn tỉnh. Những đình, đền, chùa này đều gắn liền với cây đa, bến nước hay những dòng sông, bến đò luôn luôn tạo nên những cảnh đẹp dễ gây ấn tượng đối với du khách. Phải chăng trong mỗi người dân Việt Nam hình ảnh về cây đa, bến nước, sân đình.... đã gần như trở thành một biểu tượng của Văn hoá Việt.
1.6.11. Mỏ nước khoáng ở Thạch Khôi.
Đây là một mỏ nước nóng đã từng là nguồ để tạo nên nước khoáng. Nhiệt độ nóng đến mức tương đối vừa phải và được sử dụng để chữa bệnh. Cần thiết phải có nghiên cứu sâu hơn về nguồn nước ở khu vực này để khai thác vì mỏ nước khoáng này rất gần thành phố Hải Dương.
1.7. Tài nguyên du lịch nhân văn.
1.7.1. Tài nguyên du lịch văn hoá vật thể.
* ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status