Thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp ở Nghệ An hiện nay - pdf 17

Download miễn phí Luận văn Thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp ở Nghệ An hiện nay



Kết cấu hạ tầng các KCN Nghệ An vẫn chưa xây dựng được đồng bộ. KCN Bắc Vinh mới xây dựng được 35% hạng mục công trình. KCN Nam Cấm và Cửa Lò mới xây dựng được 10% hạng mục công trình. Vốn ngân sách đã đầu tư vào KCN Nam Cấm và Cửa Lò chủ yếu dành cho rà phá bm mìn, san lấp đền bù và giải phóng mặt bằng. So với yêu cầu thu hút đầu tư từ ngân sách vào KCN, vốn đầu tư của ngân sách còn quá ít, chỉ chiếm 20% tổng vốn đầu tư dự kiến cho xây dựng kết cấu hạ tầng KCN. Hơn nữa, vốn đầu tư chủ yếu từ ngân sách tỉnh, chưa có sự đầu tư của vốn từ ngân sách trung ương. Đây là một trong những lý do làm cho kết cấu hạ tầng KCN xây dựng chậm và chưa đồng bộ.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

oạch chi tiết đã được bộ xây dựng thoả thuận tại văn bản số 12721/ BXD-KTQH ngày 20/8/2002.
Địa điểm KCN thuộc địa bàn xã Nghi Thu và xã Nghi Hương thị xã Cửa Lò. KCN Cửa Lò nằm trên quốc lộ 46 nối từ cảng Cửa Lò với thành phố Vinh và đường Sào Nam đi bãi tắm Cửa Lò; cách cảng biển Cửa Lò 3 km; cách quốc lộ 1A 12 km; cách sân bay Vinh 7 km.
Diện tích của KCN Cửa Lò 40,55 ha. Chủ đầu tư là công ty phát triển KCN Nghệ An. KCN Cửa Lò dược phân thành 4 cụm:
Cụm A: có diện tích 10,82 ha, bố trí các loại hình công nghiệp như chế biến thực phẩm, đồ uống và các sản phẩm dịch vụ du lịch.
Cụm B: có diện tích 9,23 ha, bố trí các loại hình công nghiệp như dệt may, sản xuất bao bì, lắp ráp điện tử, sản xuất lưới đánh cá và đồ chơi trẻ em.
Cụm C: có diện tích 5,76 ha, bố trí các loại hình công nghiệp như sản xuất đồ gỗ, thiết bị nội thất và thủ công mỹ nghệ, đồ dùng thể thao.
Cụm D: Tổng kho ngoại quan có diện tích 5,36 ha.
Bảng 2.3: Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất ở KCN Cửa Lò [2]
TT
Loại đất
Diện tích (ha)
Tỷ Lệ (%)
1
Đất công nghiệp
31,27
77,12
2
Đất công cộng
0,53
1,31
3
Đất cây xanh cách ly
4,65
11,47
4
Đất công trình đầu mối
0,82
2,02
5
Đất giao thông
3,28
8,08
Tổng
40,55
100
Hạ tầng kỹ thuật được quy hoạch:
- Hệ thống giao thông: Hệ thống đường nội bộ gồm đường chính rộng 40,0m và đường phụ rộng 29,5m nối liền với quốc lộ 46 từ cảng Cửa Lò đi thành phố Vinh và đường Sào Nam đi bãi tắm Cửa Lò.
- Hệ thống cấp nước: Nguồn nước cấp cho KCN được lấy từ nhà máy nước Cửa Lò công suất 1.500 m3/ngày đưa về KCN bằng đường ống chạy dọc đường quốc lộ 46, phân phối vào mạng lưới đường ống cấp nước nội bộ KCN phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất và các nhu cầu khác.
- Hệ thống thoát nước mưa và nước thải: toàn bộ nước mưa được thu vào các rãnh hai bên đường, theo cống thoát nước chảy vào mương bên ngoài thông qua các hố ga đặt sẵn, từ đây nước sẽ chảy về kênh tiêu nước phía Tây và phía Đông KCN. Toàn bộ nước thải đều được xử lý sơ bộ trong từng nhà máy, sau đó được thu vào các cống nước chạy dọc hè đường. Hệ thống cống nước thải được thiết kế để đảm bảo nước tự chảy về trạm xử lý nước thải chung của KCN, tại đây được bố trí một hố bơm để bơm nước thải lên các bể xử lý làm sạch nước thải đạt tiêu chuẩn loại C (TCVN 5945-95).
- Hệ thống cấp điện: hiện tại, nguồn điện cấp tạm thời cho một số nhà máy khởi công sớm là nguồn điện 35KV được đấu nối vào đường dây 35/10KV Cửa Lò. Dự kiến để cung cấp điện cho thị xã Cửa Lò và KCN sẽ xây dựng trạm 110/22KV công suất 2 x 16MVA tại thị xã Cửa Lò.
- Hệ thống thông tin liên lạc: sử dụng tổng đài dung lượng khoảng 1000 số hiện có đáp ứng nhu cầu liên lạc bằng điện thoại, fax, telex, internet và thông tin di động.
Đến tháng 6 năm 2006, vốn ngân sách đã đầu tư vào KCN Cửa Lò đạt 3 tỷ đồng. KCN Cửa Lò mới chỉ thu hút được 01 dự án đầu tư của công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk). Công ty này đã triển khai nhà máy chế biến sữa công suất 15 triệu lít/năm, tổng vốn đầu tư 75 tỷ đồng. Nhà máy đã đi vào sản xuất từ tháng 6/2005. Diện tích đất công ty cổ phần sữa Việt Nam thuê là 4,37 ha. KCN Cửa Lò mới cho thuê được 10% diện tích quy hoạch.
2.2.1.4. Khu công nghiệp Hoàng Mai
KCN Hoàng Mai nằm trong quy hoạch tổng thể vùng Nam Thanh- Bắc Nghệ đã được chính phủ phê duyệt tại quyết định số 847/TTg ngày 10/10/1997. UBND tỉnh Nghệ An đã có quyết định số 2806/QĐ- UB.CN ngày 28/7/2004 về việc phê duyệt vị trí, khảo sát thiết kế KCN Hoàng Mai.
KCN Hoàng Mai nằm trong vùng quy hoạch đô thị Hoàng Mai, thuộc địa phận xã Quỳnh Thiện và Quỳnh Lộc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An dọc theo quốc lộ 1A về phía Đông. Diện tích quy hoạch là 291,86 ha. Giới hạn KCN theo hướng Bắc Nam: từ ranh giới tỉnh Nghệ An- Thanh Hoá kéo dài về phía Nam 3 km. Hướng Tây Đông: từ quốc lộ 1A kéo dài về phía Đông 1,2 km. Đây là KCN có quy mô và diện tích lớn thứ 2 của tỉnh (sau KCN Nam Cấm). Các nhóm ngành công nghiệp khuyến khích đầu tư vào KCN Hoàng Mai là công nghiệp cơ khí lắp ráp, chế biến nông lâm khoáng sản, điện tử, vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí chính xác, sản xuất phụ tùng phục vụ các ngành sản xuất và dịch vụ.
Dự kiến KCN Hoàng Mai sẽ cùng với KCN Nghi Sơn- Thanh Hoá trở thành trung tâm công nghiệp Nam Thanh- Bắc Nghệ.
2.2.1.5. Khu công nghiệp Phủ Quỳ
KCN Phủ Quỳ đang được lựa chọn vị trí xây dựng nằm dọc đường Hồ Chí Minh thuộc huyện Nghĩa Đàn. Đây là vùng đất nằm trong quy hoạch đô thị Phủ Quỳ miền Tây Nghệ An gần đường quốc lộ 48, cách tuyến đường sắt Nghĩa Đàn- Cầu Giát khoảng 3 km. Diện tích quy hoạch dự kiến là 200 ha. Các ngành nghề khuyến khích đầu tư là công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp khai thác khoáng sản, công nghiệp chế biến gỗ, công nghiệp cơ khí.
2.2.2. Những hình thức thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp Nghệ An
2.2.2.1 Ban hành chính sách ưu đãi đầu tư vào khu công nghiệp
UBND tỉnh Nghệ An đã có những chính sách ưu đãi đầu tư vào tỉnh Nghệ An nói chung và đầu tư vào KCN nói riêng. Ngày 29/12/2003, ubnd tỉnh ban hành quyết định số 112/2003/QĐ-UB về việc ban hành quy định về chính sách ưu đãi đầu tư tại tỉnh Nghệ An trong đó có các KCN. Ngày 16/8/2004, UBND tỉnh Nghệ An ban hành quyết định số 88/2004/QĐ-UB về việc ban hành một số chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư vào KCN Nam Cấm. Mới đây, UBND tỉnh Nghệ An có quyết định số 57/2005/QĐ-UB ngày 10/5/2005 về việc ban hành quy định một số chính sách ưu đãi đầu tư tại tỉnh Nghệ An. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/6/2005 và thay thế các quyết định số 112/2003/QĐ-UB và quyết định số 88/2004/QĐ-UB đã ban hành. Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành về khuyến khích đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, quyết định số 57/2005 quy định cụ thể thêm một số chính sách ưu đãi đầu tư áp dụng cho các dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong đó có các dự án đầu tư vào các KCN. Quyết định này cũng nêu rõ việc khuyến khích và ưu tiên hơn cho những dự án đầu tư vào các KCN của tỉnh.
Cụ thể, quyết định nêu rõ việc hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi đối với các dự án đầu tư vào các KCN:
- Tạo điều kiện về bồi thường, giải phóng mặt bằng và xây dựng kết cấu hạ tầng. Công ty đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN chịu trách nhiệm bồi thường, giải phóng mặt bằng, rà phá bm mìn, vật nổ, san lấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng trên lô đất chủ đầu tư thuê để thực hiện dự án.
- Được hỗ trợ san nền cho dự án. Nhà đầu tư tự san nền được ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% chi phí san nền theo dự toán được UBND tỉnh phê duyệt nhưng không quá 1 tỷ đồng cho các dự án có vốn đầu tư dưới 50 tỷ đồng, không quá 2 tỷ đồng cho các dự án có vốn đầu tư từ 51- 100 tỷ đồng, không quá 3 tỷ đồng cho các dự án có vốn đầu tư trên 100 tỷ đồng.
- Chí...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status