Nhân tố chủ quan với việc bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa sự phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta hiện nay - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Nhân tố chủ quan với việc bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa sự phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta hiện nay



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHÂN TỐ CHỦ QUAN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC BẢO ĐẢM ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 5
1.1. Nhân tố chủ quan và vai trò của nó đối với sự phát triển xã hội 5
1.2. Vai trò nhân tố chủ quan trong việc bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta 19
Chương 2: PHÁT HUY VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN BẢO ĐẢM ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN Ở NƯỚC TA - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 42
2.1. Thực trạng việc phát huy vai trò nhân tố chủ quan bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta 42
2.2. Một số giải pháp nâng cao và phát huy vai trò nhân tố chủ quan nhằm bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay 60
KẾT LUẬN 84
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nh thành những nhu cầu, lợi ích đúng đắn, trên cơ sở đó hướng toàn bộ hoạt động của quần chúng của các thành phần kinh tế vào mục tiêu, lợi ích đã được xác định một cách khoa học, đồng thời phát huy khả năng sáng tạo của họ [48, tr. 35]. Do đó, Nhà nước cần hướng các chủ thể kinh tế vừa thực hiện lợi ích riêng có của mình; vừa thực hiện lợi ích chung cơ bản, thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Chỉ có như vậy mới tạo ra điều kiện xã hội cần thiết cho sự phát triển kinh tế bền vững. Vì tiến bộ xã hội là kết quả của phát triển kinh tế nhưng phải coi tiến bộ xã hội cũng là động lực, yếu tố nội tại của sự phát triển kinh tế. Nhà nước trong quá trình điều tiết nền kinh tế cần thông qua vốn ngân sách và các nguồn khác, thực hiện các chương trình quốc gia về xã hội. Ví dụ như chương trình đầu tư, phát triển, chương trình giải quyết việc làm, chương trình xóa đói giảm nghèo, các chương trình bảo trợ xã hội. Có như vậy mới tạo được sự cân bằng xã hội, rút ngắn khoảng cách chênh lệch xã hội về thu nhập, khoảng cách về kinh doanh, mức sống cũng như những điều kiện phát triển kinh tế giữa các bộ phận dân cư, vùng dân cư, xóa bỏ từng bước những bất công xã hội. Đối với nền kinh tế nước ta, khi kinh tế nông nghiệp, nông thôn còn chiếm tỷ lệ lớn, hạ tầng kinh tế nông thôn còn thấp, do đó trong việc xây dựng cơ chế chính sách tác động đối với nền kinh tế và sử dụng các công cụ kinh tế, Nhà nước cần lưu ý và chú trọng trong đầu tư phát triển khu vực kinh tế này theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Thứ ba: Nhà nước phải tập trung xây dựng hệ thống kinh tế nhà nước mạnh, từng bước làm cho kinh tế nhà nước thực sự đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
Kinh tế nhà nước chính là nền tảng vật chất của chế độ xã hội mới, là nơi thể hiện tính ưu việt của CNXH. Bảo đảm định hướng XHCN trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, nhà nước phải không ngừng tăng cường thực lực kinh tế nhà nước để bảo đảm ổn định, phát triển đời sống kinh tế - xã hội và làm công cụ, phương tiện để điều tiết các thành phần kinh tế khác phát triển theo định hướng XHCN.
Thực tiễn đã cho thấy kinh tế nhà nước ở nước ta trong thời gian qua đã có bước phát triển đáng kích lệ. Chẳng hạn, thực hiện chủ trương đổi mới kinh tế nhà nước nói chung của Đảng ta và qua việc sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, trong gần 10 năm qua các đầu mối doanh nghiệp nhà nước đã thu hẹp (gần 50%) về số lượng. Nhưng nhìn chung doanh nghiệp nhà nước sau khi sắp xếp lại đã làm ăn có hiệu quả hơn. Trong 5 năm 1991-1995, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của kinh tế quốc doanh là 11,7%, gần gấp rưỡi tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn bộ nền kinh tế và gấp đôi kinh tế ngoài quốc doanh. Trong giai đoạn 1996-1999, do những nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực và thiên tai liên tiếp xảy ra (như lũ lụt ở miền trung...) tốc độ tăng trưởng bình quân của nền kinh tế nói chung giảm dần. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp nhà nước vẫn cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nói chung [1, tr. 11-12].
Song, cho đến nay kinh tế nhà nước vẫn còn nhiều mặt hạn chế, biểu hiện rõ nét nhất đó là, các doanh nghiệp nhà nước năng lực cạnh tranh còn yếu, hiệu quả kinh doanh chưa cao, năng suất còn thấp. Chẳng hạn, hiệu quả sử dụng vốn giảm, năm 1995 một đồng vốn Nhà nước tạo ra được 3,46 đồng doanh thu và 0,19 đồng lợi nhuận tỷ lệ tương ứng năm 1998 là 2,9 và 0,14 đồng [1, tr. 26]. Có nhiều nguyên nhân cản trở tới sự phát triển của kinh tế Nhà nước ở nước ta thời gian qua. Nhưng một trong những nguyên nhân cơ bản được Đảng ta đánh giá đó là "chậm tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách để tạo động lực và điều kiện cho doanh nghiệp Nhà nước nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân" [13, tr. 65].
Từ thực tiễn trên đây, đòi hỏi để đảm bảo định hướng XHCN sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở thời gian tiếp theo, Nhà nước cần tập trung thực hiện tốt các chính sách kinh tế và các biện pháp kinh tế cụ thể, sao cho:
- Kinh tế Nhà nước, thực sự tiêu biểu cho năng suất, chất lượng, hiệu quả, thúc đẩy mạnh mẽ sự tăng trưởng nền kinh tế quốc dân. Thông qua đó để kinh tế Nhà nước nắm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, kinh tế Nhà nước có đủ điều kiện lôi cuốn chi phối các thành phần kinh tế khác.
- Kinh tế Nhà nước có đủ năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, nhằm ổn định đời sống kinh tế xã hội. Kinh tế Nhà nước giữ được vai trò điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế, tạo môi trường vĩ mô ổn định, bảo đảm tăng trưởng nhanh [35, tr. 99].
Sự tiến bộ xã hội nói chung và sự phát triển kinh tế nói riêng là sự thống nhất giữa cái chủ quan và cái khách quan, giữa điều kiện khách quan và khu nhân tố chủ quan. Không xuất phát từ thực tế khách quan, điều kiện khách quan; hoạt động bất chấp các quy luật khách quan, các chủ thể sẽ rơi vào chủ quan duy ý chí và sẽ không tránh khỏi sự trả giá. Nhưng ngược lại, thụ động trước điều kiện khách quan, không phát huy được vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của nhân tố chủ quan, của con người thì sẽ rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng và tụt hậu.
Trong thời đại ngày nay, đặc biệt trong điều kiện nước ta muốn tiến tới mục tiêu đã lựa chọn, phát triển rút ngắn, tạo lập một chế độ xã hội tốt đẹp phải phát huy cao độ vai trò của nhân tố chủ quan.
Nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay đang có những xu hướng biến động phức tạp, trong bản thân nó ẩn chứa những xu hướng phát triển tự phát lên TBCN. Đảm bảo định hướng XHCN nền kinh tế đó, đòi hỏi nhân tố chủ quan mà trước hết là Đảng và Nhà nước phải có sự nỗ lực cao. Thiếu sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, thiếu hiệu lực quản lý, điều tiết của Nhà nước XHCN, nền kinh tế đó sẽ không phát triển theo đúng định hướng đã lựa chọn.
Chương 2
Phát huy vai trò nhân tố chủ quan bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta - Thực trạng và giải pháp
2.1. Thực trạng việc phát huy vai trò nhân tố chủ quan bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta
Chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường định hướng XHCN là một chủ trương đúng đắn trên con đường đi lên CNXH ở nước ta. Tuy nhiên để thực hiện thành công chủ trương đó là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn phức tạp, đòi hỏi phải có sự phát huy cao độ nhân tố chủ quan của đất nước, mà trước hết là hai chủ thể quan trọng: Đảng và Nhà nước. Qua thực tiễn của hơn 10 năm thực hiện chủ trương đó, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đáng khích lệ. Song chệch hướng XHCN sự phát triển nền kinh tế nhiều thành ph
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status