Làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG PHỤC VỤ DU LỊCH 6
1.1. Khái niệm làng nghề truyền thống phục vụ du lịch 6
1.2. Mối quan hệ giữa làng nghề truyền thống và hoạt động du lịch 10
1.3. Kinh nghiệm trong việc khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở một số địa phương và một số nước 35
Chương 2: THỰC TRẠNG CỦA CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG PHỤC VỤ DU LỊCH Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 44
2.1. Khái quát về du lịch và nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ của các làng nghề truyền thống của du khách ở tỉnh Thừa Thiên Huế 44
2.2. Tình hình hoạt động của các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế 49
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG PHỤC VỤ DU LỊCH Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 70
3.1. Phương hướng khôi phục phát triển các làng nghề truyền thống nói chung và các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch nói riêng ở tỉnh Thừa Thiên Huế 70
3.2. Các giải pháp cơ bản để khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống nhằm phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế 86
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 103
KẾT LUẬN 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
PHỤ LỤC 111
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hống ở nông thôn ở tỉnh nói riêng [26].
2.1.2.2. Hệ thống các trường đại học và trường đào tạo nghề
Tỉnh Thừa Thiên Huế có hệ thống đào tạo đại học và trên đại học với quy mô lớn gồm 7 trường đại học và 5 trung tâm nghiên cứu khoa học tự nhiên và xã hội. Đến năm 2007, toàn tỉnh có 42 cơ sở đào tạo nghề, trong đó có 4 trường cao đẳng, 4 trường trung học chuyên nghiệp, 1 trường dạy nghề và 33 trung tâm đào tạo nghề có quy mô khá. Ngoài ra, còn có trên 70 cơ sở đào tạo nghề nhỏ lẻ thuộc các doanh nghiệp tư nhân và hàng trăm hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề truyền thống đang kèm cặp và truyền nghề tại chỗ cho hàng trăm lao động đang học việc. Hàng năm có khoảng 15.000 lao động qua đào tạo nghề trong đó có khoảng 3.000 lao động học nghề dài hạn và 12.000 học nghề ngắn hạn.
So với các địa phương khác trong khu vực miền Trung nói riêng và cả nước nói riêng, Thừa Thiên Huế là tỉnh có nhiều cơ sở đào tạo nguồn nhân lực với chất lượng cao. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và nhất là đối với quá trình khôi phục, phát triển ngành nghề và làng nghề truyền thống ở nông thôn trong giai đoạn 2007 - 2015 [26].
2.1.2.3. Tiềm năng du lịch
Tiềm năng du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế rất phong phú và đa dạng bao gồm cả sông, núi, hồ, đầm phá, rừng, núi, biển … và các di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng như quần thể di tích cố đô Huế và nhã nhạc cung đình là những di sản văn hóa vật thê và phi vật thể của thế giới đã được UNESCO công nhận. Ngoài ra còn có hàng trăm đình, chùa với kiến trúc dân tộc độc đáo cùng với một kho tàng văn hóa phi vật thể đồ sộ là các loại hình lễ hội tôn giáo, dân gian, cung đình… tài nguyên du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế phân bố khá tập trung ở một số địa bàn như thành phố Huế và vùng phụ cận, Cảnh Dương - Lăng Cô - Bạch Mã - Hải Vân, A Lưới - Đường Hồ Chí Minh … đây là một trong những tiềm năng thế mạnh để xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế thành một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với đủ các loại hình du lịch thích hợp như sinh thái, du lịch biển, du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng, nghiên cứu… đồng thời đây cũng là một trong những tiền đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng thúc đẩy các làng nghề truyền thống phát triển trong đó các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch là có khả năng phát triển mạnh hơn cả.
2.1.2.4. Cơ sở hạ tầng
- Hệ thống giao thông: thuận tiện cho phát triển du lịch và mở rộng lưu thông hàng hóa, từ đó tạo điều kiện cho các làng nghề truyền thống phát triển theo hướng chuyên phục vụ du lịch.
Về đường bộ:
Các tuyến đường bộ trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây thường xuyên được đầu tư, nâng cấp, mở rộng. Hầm đèo Hải Vân đưa vào sử dụng từ năm 2005 đã giảm bớt thời gian, rủi ro cho vận chuyển hàng hóa và du lịch cũng như đi lại của nhân dân trong nước. Ngoài quốc lộ 1A chạy xuyên suốt từ Bắc đến Nam, còn có quốc lộ 49 đi sang Lào, các quốc lộ 49B, 14, đường Hồ Chí Minh, các tỉnh lộ 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8A, 8B… cùng nhiều tuyến đường ngang khác đã đầu tư xây dựng cùng với các cầu lớn như Trường Hà, Tư Hiền, Chợ Dinh, Cầu Tùng… đã tạo điều kiện giao lưu thuận lợi giữa các vùng trong tỉnh với các tỉnh phụ cận.
Về đường thủy:
Sông ngòi Thừa Thiên Huế có đặc điểm ngắn và dốc về mùa khô thường cạn mùa mưa nước chảy xiết nên ít thuận lợi cho vận tải đường thủy. Có hệ thống cảng gồm cảng Thuận An, cảng Chân Mây đã được xây dựng và sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng để trở thành cảng nước sâu phục vụ mục đích thương mại, du lịch và xuất nhập khẩu hàng hóa của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và các nước trên trục hành lang kinh tế Đông Tây thông qua quốc lộ 9 và quốc lộ 49.
Về đường sắt:
Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua tỉnh với chiều dài khoảng 101 km có 5 ga đỗ, trong đó ga Huế giữ vai trò quan trọng trong việc vận tải hành khách và hàng hóa.
Về đường hàng không:
Cảng hàng không quốc tế Phú Bài là một trong những cảng hàng không lớn của cả nước, cách thành phố Huế 15km thuận lợi cho việc đi lại của hành khách.
- Hệ thống cấp điện: ngoài hệ thống lưới điện quốc gia với khoảng 315 km đường dây trung thế và trên 1000 km đường dây hạ thế với trên 450 trạm biến áp phân phối thì một số nhà máy thủy điện đang được đầu tư như Hương Điền, Bình Điền và A Lưới sẽ đưa vào vận hành trong những năm từ 2008 - 2012, có hệ thống phát điện dự phòng Diesel cùng với công suất 7200 KVA để đảm bảo cấp điện cho những công trình quan trọng khi có sự cố điện lưới.
- Hệ thống cấp nước sạch: hệ thống cấp nước sạch cho thành phố Huế và các vùng phụ cận thì nguồn nước được lấy từ nước mặt sông Hương; cho các huyện Hương Trà và Quảng Điền thì lấy từ sông Bồ; ở Chân Mây thì lấy từ khe nước Bôghe và khe Mệ; cho Nam Đông thì lấy từ sông Tả Trạch; cho Phú Bài lấy từ nguồn nước ngầm.
- Hệ thống thông tin liên lạc: tương đối phát triển, về bưu chính đã có các dịch vụ chất lượng cao, hiện tại cáp quang đã về đến các trung tâm huyện các dịch vụ Internet, ADSL,… ngày càng phát triển, đáp ứng tốt như cầu của nhân dân và sản xuất ở các trung tâm, các khu công nghiệp trong tỉnh.
2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG PHỤC VỤ DU LỊCH Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.2.1. Các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch
2.2.1.1. Các loại làng nghề truyền thống
Qua kết quả điều tra khảo sát thực tế tại các địa phương để thu thập số lượng các làng nghề cũng như đặc điểm của các làng nghề trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay có tất cả 88 làng nghề trong đó có 69 làng nghề truyền thống và 8 làng nghề, 8 làng nghề tiểu thủ công nghiệp và 11 làng nghề mới du nhập (xem bảng 2.1).
Bảng 2.1: Danh mục các địa phương có làng nghề và đặc điểm của các làng nghề
Tên huyện/xã có làng nghề
Ngành nghề chủ yếu
Đặc điểm của làng nghề
Truyền thống
Tiểu thủ công nghiệp
Mới du nhập
A
B
C
D
E
1. Thành phố Huế
1.1. Xã Thủy An
Sản xuất bún tươi và bột lọc
Phố nghề sản xuất bún tươi và bột lọc
X
1.2. Xã Thủy Xuân
Đúc đồng
Đúc đồng hay kim loại
X
1.3. Phường Đúc
Đúc đồng
Đúc đồng hay kim loại
X
2. Huyện Phong Điền
2.1. Xã Phong Bình
- Đệm bàng Phò Trạch
- Đệm bàng Triều Quý
- Đệm bàng Đông Mỹ
- Dệt lưới ngư cụ Đông Phú
- Dệt lưới Vân Trình
- Dệt lưới Trung Thành
- Mây tre đan Vĩnh An
Đệm bàng & sx nông nghiệp
Đệm bàng & sx nông nghiệp
Đệm bàng & sx nông nghiệp
Đan lưới ngư cụ
Đan lưới ngư cụ
Đan lưới ngư cụ
Sản xuất nông nghiệp
X
X
X
X
X
X
X
2.2. Xã Phong Hòa
- Mộc Mỹ Xuyên
- Mộc Đông Thương
- Gốm Phước Tích
- Mây tre đan Trạch Phổ
Mộc mỹ nghệ, điêu khắc
Mộc mỹ nghệ, điêu khắc
Sản xuất gốm nung
Sản xuất nông nghiệp
X
X
X
X
2.3. Xã Phong Hiền
- Rèn Hiền Lương
- Đan lùng Cao Ban
Rèn công cụ, dụng cụ
Sản xuất nông nghiệp
X
X
2.4. Xã Phong Sơn
- Mây tre đan Từ ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status