Xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường Châu Phi - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường Châu Phi



MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: THỊ TRƯỜNG GẠO CHÂU PHI VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM 6
1.1. Thị trường và thị trường gạo châu Phi 6
1.2. Hoạt động xuất khẩu 21
1.3. Kinh nghiệm của một số nước xuất khẩu gạo vào thị trường châu Phi 35
Chương 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI 40
2.1. Tình hình xuất khẩu hàng hoá của nước ta nói chung và sang thị trường châu Phi nói riêng 40
2.2. Thực trạng về xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường châu Phi 50
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI 61
3.1. Phương hướng đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam vào thị trường châu Phi 61
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam vào châu Phi 69
KẾT LUẬN 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
PHỤ LỤC 92
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ười, có nền nông nghiệp phát triển ở trình độ thấp kém và lạc hậu. Việc canh tác lúa vẫn trong tình trạnh thủ công, phụ thuộc chủ yếu vào thời tiết, chưa có các giống lúa cho năng suất và chất lượng cao; hệ thống tưới tiêu chưa hòan thiện, do vậy, người dân châu Phi luôn trong tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng, nạn đói luôn song hành. Đây thực sự là một thị trường đầy tiềm năng cho gạo xuất khẩu của Việt Nam.
Với lợi thế của mình trong việc xuất khẩu gạo (trung bình khỏang 4,5 - 5 triệu tấn/năm), xuất khẩu gạo vào thị trường châu Phi đã được Việt Nam chú trọng từ rất sớm, nhưng chỉ thực sự nhộn nhịp trong những năm gần đây. Đặc biệt năm 2008, gạo của Việt Nam được xuất sang 30/54 nước châu Phi với số lượng gần 1 triệu tấn.
Xuất khẩu gạo vào thị trường châu Phi nói chung trong thời gian qua gặp nhiều thuận lợi: Nhu cầu gạo lớn (8 – 10 triệu tấn/năm); thị trường không quá khắt khe; số dân dùng gạo có phẩm cấp trung bình và thấp đông (đây lại là lọai gạo xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam); mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và các nước châu Phi…
Tuy nhiên, việc xuất khẩu gạo vào châu Phi cũng có những khó khăn nhất định như:
. Phải xuất qua trung gian, do đó phải trả chi phí thêm
. Mất mối quan hệ trực tiếp với thị trường, do vậy không gắn liền sản xuất với thị trường.
. Khả năng thanh toán của thị trường này thấp và rất bấp bênh
. Qui mô của thị trường nhỏ và manh mún
. Là thị trường xa nên chi phí cho vận chuyển cao làm đội giá thành của gạo xuất khẩu
Để việc xuất khẩu gạo vào thị trường châu Phi trong thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn nữa, ngòai việc phát huy những điểm mạnh, khắc phục những khó khăn thì việc học tập những kinh nghiệm của các nước như Thái Lan, Ấn Độ trong việc xuất khẩu gạo vào thị trường này là việc làm hết sức cần thiết.
Chương 2
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI
2.1. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA NƯỚC TA NÓI CHUNG VÀ XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI NÓI RIÊNG
2.1.1. Tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2007
* Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2001 đến khi gia nhập WTO.
Quan hệ kinh tế giữa nước ta với các nước và các tổ chức quốc tế được mở rộng; việc thực hiện các cam kết và Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, đàm phán gia nhập WTO và thực hiện các hiệp định hợp tác đa phương, song phương khác đã góp phần tạo ra bước phát triển mới rất quan trọng về kinh tế đối ngoại, nhất là xuất khẩu.
Xuất khẩu, nhập khẩu tăng nhanh. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá 5 năm đạt gần 111 tỷ USD, tăng 17,5%/năm (kế hoạch 16%/năm); năm 2005, xuất khẩu bình quân đầu người đạt 390 USD, gấp đôi năm 2000. Xuất khẩu dịch vụ 5 năm đạt trên 21 tỷ USD, tăng 15,7%/năm, bằng 19% tổng kim ngạch xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu được mở rộng sang một số nước và khu vực, nhất là Hoa Kỳ.
Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá 5 năm là 130,2 tỷ USD, tăng 18,8%/năm. Tổng kim ngạch nhập khẩu dịch vụ 5 năm ước trên 21 tỷ USD, tăng 10,3%/năm. Nhập siêu hàng hoá 5 năm là 19,3 tỷ USD, bằng 17,4% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá, tuy còn ở mức cao nhưng vẫn trong tầm kiểm soát và có xu hướng giảm dần trong 3 năm cuối của kế hoạch 5 năm, riêng năm 2005 là 14,4%.
Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển biến theo hướng tích cực. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu, tỷ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản giảm từ 37,2% năm 2000 xuống còn 3,8% năm 2005; hàng nông, lâm, thủy sản giảm từ 29% xuống còn 24,4%; hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng từ 33,9% lên 39,8%. Trong cơ cấu hàng nhập khẩu, năm 2005, nhóm máy móc, thiết bị và phụ tùng chiếm tới 32,5%; nhóm nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 61,3%; nhóm hàng tiêu dùng chiếm 6,2% [4, tr.150-151].
* Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam sau khi gia nhập WTO
Theo đánh giá của GS.TS Nguyễn Văn Thường và GS.TS Nguyễn Kế Tuấn: Sau khi gia nhập WTO, việc mở cửa thị trường theo lộ trình cam kết vừa tạo ra những cơ hội cho hàng hoá Việt Nam thâm nhập được vào nhiều thị trường hơn và cũng đặt ra thách thức trực diện hơn về áp dụng cạnh tranh trên cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Việc nắm bắt các cơ hội và vượt qua thách thức chủ yếu phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế trong nước, sự nhanh nhạy trong phản ứng và sự biến động thị trường quốc tế.
Năm 2007, tổng kim ngạch XNK hàng hoá của Việt Nam đạt trên 109 tỷ USD, tăng 24,4% so với năm 2006, trong đó kim ngạch xuất khẩu tăng 21,5% và kim ngạch nhập khẩu tăng tới 35,5%. Tốc độ tăng cao của kim ngạch xuất khẩu hàng hoá năm 2007, bên cạnh sự tiếp nối đà phát triển của những năm trước, cũng đồng thời nảy sinh thêm một số vấn đề mới cần quan tâm xem xét, đánh giá một cách khách quan, trong đó lớn nấht là nhập siêu tăng lên đột biến. Nhập siêu là tình trạng chung của cả thời kỳ và có xu hướng ngày càng gia tăng. Năm 2007, nhập siêu tăng đột biến với mức 12,45 tỷ USD, tăng 35,5% so với năm 2006 và cao hơn kế hoạch Quốc hội đề ra là 15,5%.
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sau một năm gia nhập WTO đạt được những kết quả tích cực. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 48,38 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm 2006 và vượt mức kế hoạch do Quốc hội đề ra (17,5%). Giá trị xuất khẩu tương đương với 67,9% GDP, thuộc loại cao ở châu Á và thế giới (mức trung bình của thế giới là 22%). Bình quân một tháng xuất khẩu đạt 4 tỷ USD, cao hơn mức 3,3 tỷ USD của năm 2006. Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 tiếp nối đà tăng trưởng của những năm trước, nhưng không phải là mức tăng đột biến như nhiều người kỳ vọng. Trong khi năm 2007 so với năm 2006, kim ngạch xuất khẩu tăng 21,5%, thì năm 2006 so với năm 2005 tăng tới 22,1% và năm 2005 so với năm 2004 cũng tăng 21%. Bởi vậy, có thể đánh giá chung là việc gia nhập WTO chưa có tác động mạnh tức thời tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Về cơ bản, gia nhập WTO tạo khả năng mở rộng thị trường hàng hoá xuất khẩu, nhưng để biến khả năng đó thành hiện thực đòi hỏi phải có hàng hoá phù hợp với nhu cầu thị trường. Điều này lại phụ thuộc vào sản xuất của các doanh nghiệp trong nước. Trong khoảng thời gian ngắn của năm đầu tiên trở thành thành viên WTO, xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu vẫn dựa vào năng lực sản xuất hiện có với những mặt hàng hiện có. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều có sự tăng trưởng khá cả về lượng và giá trị. Những mặt hàng có tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao là cà phê (29,3%), may mặc (33,4%), điện tử và linh kiện máy tính (27,6%), đồ gỗ (29,3%)... xuất khẩu dịch vụ đạt khoảng 6 tỷ USD, tăng 16,7% so với năm 2006.
Năm 2007, cùng với việc giữ vững và mở rộng các thị trường truyền thống, Việt Nam còn mở rộng thêm được những khu vực thị trường mới.
Châu Á vẫn được coi là thị trường xuất khẩu trọng yếu của Việt Nam. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này đạt tới gần 25 tỷ USD, tăng 17% so với năm 2006, chủ yếu là tăng nhóm mặt hàng n
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status