Thực hiện chính sách Giáo dục - Đào tạo ở Hải Phòng hiện nay - thực trạng và giải pháp - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Thực hiện chính sách Giáo dục - Đào tạo ở Hải Phòng hiện nay - thực trạng và giải pháp



MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO 9
1.1. Cơ sở lý luận về chính sách công và thực hiện chính sách giáo dục - đào tạo 9
1.2. Chính sách giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa 20
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2000-2009 41
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hệ thống giáo dục - đào tạo của Hải Phòng có ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách giáo dục - đào tạo 41
2.2. Quá trình thực hiện chính sách giáo dục - đào tạo ở Hải Phòng giai đoạn 2000 - 2009 50
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 72
3.1. Phương hướng thực hiện chính sách giáo dục - đào tạo ở Hải Phòng giai đoạn 2010 - 2020 72
3.2. Một số giải pháp nhằm thực hiện chính sách giáo dục - đào tạo ở Hải Phòng giai đoạn 2010 - 2020 78
KẾT LUẬN 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
PHỤ LỤC 104
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

thành phố. ở khu vực nội thành, mỗi phường có từ 1 đến 2 trường (mẫu giáo, nhà trẻ hay trường mầm non). ở khu vực ngoại thành, mỗi xã có một trường mầm non theo mô hình một khu tập trung và có nhiều khu lẻ (điểm trường) theo thôn. Năm học 2008 - 2009, toàn thành phố có 252 trường với 529 điểm trường, trong đó có 73 trường (28,9%) thuộc loại hình trường công lập, 179 trường (71,1 %) thuộc loại hình trường ngoài công lập.
- Giáo dục phổ thông (GDPT)
Đây là ngành học nền tảng cơ bản của giáo dục, có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục và hình thành nhân cách công dân cho thế hệ trẻ và nâng cao mặt bằng dân trí. GDPT bao gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở, giáo dục trung học phổ thông. Mục tiêu của GDPT là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực các nhân, chức năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hay đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Giáo dục tiểu học (GDTH). Được thực hiện trong năm năm học từ lớp một đến lớp năm. Tuổi của học sinh vào lớp một là sáu tuổi. GDTH nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
ở Hải Phòng, các trường tiểu học được phân bố ở tất cả các địa bàn phường, xã của thành phố. Khu vực nội thành do quá trình đô thị hoá, mật độ dân cư cao, diện tích đất sử dụng làm trường học không đủ cho mỗi phường một trường (đặc biệt các phường của ba quận cũ: Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân), vì vậy, quy mô lớp học trong một trường thường quá lớn. Khu vực ngoại thành, số trường được phân bố phù hợp với đơn vị hành chính. Một số xã đã có 2 trường tiểu học. Huyện đảo Cát Hải còn 10 trường chưa tách trường phổ thông cơ sở (gồm cả tiểu học và trung học cơ sở) vì số lượng học sinh quá ít. Huyện đảo Bạch Long Vĩ đã có 1 trường tiểu học chỉ có 13 học sinh. Tính đến cuối năm học 2008 - 2009, Hải Phòng có 218 trường tiểu học và 10 trường phổ thông cơ sở (PTCS) có cấp tiểu học.
+ Trung học cơ sở (THCS). Được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp 6 đến lớp 9. Học sinh vào học lớp 6 phải hoàn thành chương trình tiểu học, có tuổi là mười một tuổi. Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hay đi vào cuộc sống lao động.
Mạng lưới các trường THCS ở Hải Phòng được phân bố ở tất cả các phường, xã của các quận huyện và chủ yếu là trường công lập. Khu vực nội thành, do mật độ dân cư cao, diện tích sử dụng làm trường học không đủ tương ứng mỗi phường một trường. Mạng lưới trường còn chưa phù hợp với tốc độ phát triển của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp mới. Quy mô nhiều trường ở các quận cũ (quận Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân) còn nhỏ hay có số lượng học sinh quá tải so với diện tích đất của trường. Khu vực ngoại thành, số trường được phân bố tương ứng với đơn vị hành chính. Điều này tạo điều kiện cho việc học tập của con em nhân dân, đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Đặc biệt, huyện đảo Bạch Long Vĩ chưa có trường THCS, học sinh sau khi học xong chương trình tiểu học phải vào học ở các trường THCS trong đất liền hay trường nội trú.
Hiện nay, Hải Phòng có 204 trường THCS (gồm cả 10 trường phổ thông cơ sở có tiểu học và trung học cơ sở)
+ Trung học phổ thông (THPT). Được thực hiện trong ba năm, từ lớp 10 đến lớp 12. Học sinh vào học lớp 10 phải có bằng Tốt nghiệp THCS, có tuổi là mười lăm tuổi. Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hay đi vào cuộc sống lao động.
ở Hải Phòng, mạng lưới các trường THPT được phân bố theo các quận, huyện. Các trường THPT phát triển tương đối mạnh về loại hình và quy mô. Số trường công lập phân bố tương đối đều ở các quận, huyện. Loại hình trường ngoài công lập tập trung chủ yếu ở khu vực các quận trong thành phố. Hiện nay, toàn thành phố có 60 trường THPT, trong đó có 39 trường (65%) thuộc loại hình công lập và 21 trường (35%) thuộc loại hình ngoài công lập.
- Giáo dục thường xuyên (GDTX)
Đây là ngành học giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội. Đây là một trong những hình thức đào tạo nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân được thực hiện theo chương trình vừa học vừa làm, học từ xa, tự học có hướng dẫn nhằm giúp cho mọi người ở mọi trình độ khác nhau, mọi lứa tuổi, mọi nơi có quyền được học tập suốt đời phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình, góp phần nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng đất nước.
Phát triển GDTX góp phần tạo cơ hội cho đông đảo người lao động được tiếp tục học tập, được bồi dưỡng ngắn hạn, định kỳ và thường xuyên theo các chương trình giáo dục, chương trình kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập hay chuyển đổi nghề nghiệp. GDTX còn chú trọng phát triển các chương trình chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức nhà nước từ trung ương đến địa phương.
Các cơ sở GDTX hiện nay bao gồm trung tâm GDTX được tổ chức tại cấp tỉnh (thành phố) và cấp huyện (quận); trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) được tổ chức tại xã, phường, thị trấn.
Nội dung GDTX được thực hiện tại các cơ sở GDTX là thực hiện các chương trình GDTX như: chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ; chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ; chương trình đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ.
TTHTCĐ thực hiện các chương trình GDTX như: chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ; chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ. Các hình thức thực hiện chương trình GDTX để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm vừa học, vừa làm, học từ xa, tự học có hướng dẫn.
ở Hải Phòng hiện nay có 14 trung tâm GDTX. Trong đó có 1 trung tâm cấp...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status