Chính sách đào tạo và sử dụng quan lại thời Lê Thánh Tông và ý nghĩa đối với công tác cán bộ hiện nay - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Chính sách đào tạo và sử dụng quan lại thời Lê Thánh Tông và ý nghĩa đối với công tác cán bộ hiện nay



MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG QUAN LẠI THỜI LÊ THÁNH TÔNG 8
1.1. Bối cảnh Việt Nam thế kỷ XV và sự lên ngôi của Lê Thánh Tông 8
1.2. Quá trình củng cố, xây dựng Nhà nước quân chủ Trung ương tập quyền thời Lê Thánh Tông 16
1.3. Những yêu cầu đặt ra đối với việc xây dựng đội ngũ quan lại 24
Chương 2: CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG QUAN LẠI THỜI LÊ THÁNH TÔNG 36
2.1. Chính sách đào tạo quan lại 36
2.2. Chính sách sử dụng quan lại 51
Chương 3: Ý NGHĨA CỦA CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG QUAN LẠI THỜI LÊ THÁNH TÔNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC CÁN BỘ HIỆN NAY 75
3.1. Ý nghĩa về vai trò của cán bộ và mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ 75
3.2. Ý nghĩa về đào tạo cán bộ 82
3.3. Ý nghĩa về sử dụng cán bộ 89
KẾT LUẬN 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

, quan Đề điệu phát bài cho nội liêm chấm trước, ngoại liêm chấm sau.
- Danh hiệu cho người thi cử đỗ đạt
Những người đỗ cả 4 kỳ thi hương gọi chung là hương cống hay cử nhân; bậc thấp hơn gọi là sinh đồ hay đỗ tú tài.
Những người đỗ 4 kỳ thi hội được cấp bằng tiến sĩ là danh hiệu cao nhất giành cho một thí sinh tham gia khoa cử. Thi đình chỉ là xếp loại các tiến sĩ đã đỗ ở kỳ thi hội theo các bậc sau đây: một là, Tiến sĩ cập đệ đệ nhất giáp đệ nhất danh (tức Trạng nguyên); hai là, Tiến sĩ cập đệ đệ nhất giáp đệ nhị danh (tức Bảng nhãn); ba là, Tiến sĩ cập đệ đệ nhất giáp đệ tam danh (tức Thám hoa); bốn là, Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (tức Hoàng giáp); năm là, Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân. Ba bậc đầu gọi là Tam khôi. Ngày tuyên bố kết quả, các tân khoa được tiếp đãi theo lễ Đại triều ở điện Thái Hoà để lĩnh mũ áo vua ban. Bộ Lễ phát cho mỗi tân khoa một cành trâm cài đầu, thăm vườn thượng uyển, thăm kinh thành và cho vinh quy bái tổ. Triều đình còn cho dựng bia, chép sách lưu Tiến sĩ để nêu gương.
2.1.4.3. Các khoa thi thời Lê Thánh Tông
Từ khi quy định và thực hiện 3 năm thi hội một lần, tính trong 38 năm của triều đại Lê Thánh Tông, đã tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ: năm Quang Thuận thứ 4 (1463) thi tiến sĩ, sĩ cử đông tới 4400 người, lấy được 44 người đỗ tiến sĩ, Lương Thế Vinh đậu Trạng nguyên; năm Quang Thuận thứ 7 (1466) thi tiến sĩ, lấy đậu 27 tiến sĩ trong số 1100 người dự thi, Dương Như Châu đậu Đình nguyên Hoàng giáp; năm Quang Thuận thứ 10 (1469) thi tiến sĩ, lấy đỗ 22 người, Phạm Bá đậu Đình nguyên Hoàng Giáp; năm Hồng Đức thứ 3 (1472) thi tiến sĩ, lấy đỗ 27 người, Vũ Kiệt đậu Trạng nguyên; năm Hồng Đức thứ 6 (1475) thi tiến sĩ, 3000 người dự thi, lấy đỗ 43 người, Vũ Tuấn Chiêu đậu Trạng nguyên; năm Hồng Đức thứ 9 (1478) thi tiến sĩ, lấy đỗ 62 người, Lê Quảng Chí đậu Đình nguyên Bảng nhãn; năm Hồng Đức thứ 12 (1481) thi tiến sĩ, lấy đậu 40 người trong số 2000 người dự thi, Phạm Đôn Lễ đậu Tam nguyên Trạng Nguyên (khi đỗ 27 tuổi); năm Hồng Đức thứ 15 (1484) thi tiến sĩ, lấy đỗ 44 người, Nguyễn Quang Bật đậu Trạng nguyên; năm Hồng Đức thứ 18 (1487) thi tiến sĩ, lấy đậu 60 người, Trần Sùng Dĩnh đậu Trạng nguyên; năm Hồng Đức thứ 21 (1490) thi tiến sĩ, lấy đỗ 54 người, Vũ Duệ đậu Trạng nguyên; năm Hồng Đức thứ 24 (1493) thi tiến sĩ, lấy đỗ 48 người, Vũ Dương đậu Trạng nguyên; năm Hồng Đức thứ 27 (1496), thi tiến sĩ, lấy đỗ 30 người, Nghiêm Viên đậu Trạng nguyên.
Tổng số người đỗ qua 12 khoa thi là 501 người, gồm có 9 Trạng nguyên, l0 Bảng nhãn, 10 Thám hoa, l59 Hoàng giáp và 313 Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân. Số người được lấy đỗ không căn cứ vào định số mà căn cứ vào thực lực học của kẻ sĩ, ít nhất là 22 người (khoa thi năm 1469), nhiều nhất là 62 người (khoa thi năm 1478) [2]. Trong hơn 800 năm tồn tại của khoa cử Nho học Việt Nam có 183 khoa thi với 2898 người đỗ, thời Lê Thánh Tông có 12 khoa thi (chiếm 6,6% tổng số khoa thi) nhưng có tới 501 người đỗ (chiếm 17,3% so với tổng số người đỗ). Tính bình quân, mỗi khoa thi ở thời Lê Thánh Tông có gần 42 người đỗ, cao gấp 3,2 lần so với tỷ lệ đỗ của cả 183 khoa thi và đây cũng là tỷ lệ cao nhất so với tỷ lệ bình quân của các khoa thi trong các thời kỳ khác như Phan Huy Chú đã nhận xét: “Khoa cử các đời thịnh nhất là đời Hồng Đức. Cách lấy đỗ rộng rãi, cách chọn người công bằng, đời sau không thể theo kịp” [5, tr.12].
Số lượng người đỗ ở kỳ thi hội nhiều nhưng so với số người dự thi thì tỷ lệ không cao; ví dụ năm 1463 có 4400 người dự thi, chỉ 44 người đỗ (chiếm 1%); năm 1466 có 1100 người dự thi, 27 người đỗ (chiếm 2,45%); năm 1475 có 3000 người dự thi thì 43 người đỗ (chiếm 1,43%); năm 1481 có 2000 người dự thi và 40 người đỗ (chiếm 2%). Điều đó cho thấy việc tổ chức thi cử thời Lê Thánh Tông tuy rộng rãi nhưng rất chặt chẽ và coi trọng chất lượng.
Cùng với 12 kỳ đại khoa được tổ chức thường xuyên, đều đặn để tuyển chọn nhân tài, thời Lê Thánh Tông còn tổ chức một số khoa thi khác như thi khảo hạch, thi hoành từ, thi con cháu quan viên và thi tuyển huấn đạo... Năm 1467, nhà Vua cho tổ chức thi khảo hạch những người đã đỗ trong kỳ thi hội năm trước để tuyển chọn lại quan chức. Những tiến sĩ như Lê Đình Tuấn, Lương Thế Vinh, Dương Như Châu đều tham gia trong kỳ khảo hạch này. Tại kỳ thi này, Dương Như Châu vừa đỗ Đình nguyên Hoàng giáp năm trước, “vì học nghiệp không tiến bộ” nên đang làm Hàn lâm viện thị chế phải chuyển sang làm Hồng lô tự thừa [48, tr.430]. Cũng trong năm này, Nhà nước tổ chức thi khảo hạch học sinh, giám sinh và nho lại để tuyên bổ vào các chức quan ở huyện, phủ. Đến năm 1490, tổ chức khảo thí các quân dân bằng các môn thư toán, ai trúng tuyển sẽ được làm lại viên ở các nha môn.
Hoành từ là khoa thi mà các thí sinh phải làm các bài thơ, phú, tán, tụng, ca, châm không theo thể thức nhất định. Tại khoa thi năm 1467, các quan viên từ tứ phẩm trở xuống đều được dự thi, Vua tự ra đầu bài, 6 trong số 30 người thi trúng tuyển và tất cả đều được vào đọc sách tại Bí thư giám (gồm hai Lang trung, hai Tri huyện, một Viên ngoại lang và một Tấu sứ) [48, tr.432]. Năm 1475 Nhà nước tổ chức kỳ thi tuyển cho đối tượng là các cháu trai của quan viên, thí sinh phải làm một bài biểu, một bài tính. Các năm 1481, 1486, lại tổ chức khảo thí con cháu các quan viên bằng văn thư và toán để tuyển chọn quan chức hay tuyển lại viên ở các nha môn.
Năm 1466, tổ chức khảo thí chức huấn đạo ở các phủ, giám sinh ở các đường ty và lại viên ở các nha môn, người nào thi hội trúng các kỳ nhất, nhị, tam trường có hạnh kiểm học vấn, nếu khảo thí 4 trường đều đỗ thì cho bổ chức huấn đạo. Đến năm 1496, Bộ Lễ khảo xét chức huấn đạo với đối tượng là các lại viên vốn là nho sinh có trúng trường, có học vấn, hạnh kiểm, ai trúng cả 4 kỳ thì được thăng bổ chức huấn đạo. Bên cạnh một chế độ khoa cử để tuyển chọn quan văn, Nhà nước thời Lê Thánh Tông cũng đã xây dựng chế độ võ cử để chọn quan võ - võ tướng, tiêu biểu là kỳ thi đô thí (kỳ thi lớn về võ nghệ).
2.2. CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG QUAN LẠI
2.2.1. Tuyển dụng quan lại cho bộ máy nhà nước
2.2.1.1. Cơ quan tuyển dụng
- Bộ Lại, cơ quan chủ chốt thực hiện việc tuyển dụng
Việc xuất hiện Bộ Lại, trên danh nghĩa, đã tồn tại từ trước thời Lê Sơ theo như Phan Huy Chú cho biết trong Lịch triều hiến chương loại chí là cuối thời Trần, cùng với việc đặt chức Thượng thư các bộ, thì trong đời Đại Khánh (1214-1324) đã thấy có Doãn Bang Hiến làm Lại bộ thượng thư [3, tr.466]. Nhưng phải đến triều Lê Sơ, đặc biệt là vào thời Lê Thánh Tông, Bộ Lại, với tổ chức và cơ chế vận hành công việc của nó, mới thực sự là cơ quan có vai trò thiết thực, cụ thể và quan trọng đặc biệt trong việc tuyển dụng quan lại.
Bộ Lại có ba nhiệm vụ chính là: thứ nhất, tuyển dụng và lựa chọn quan lại; thứ hai, khảo xét và thăng giáng các quan; thứ ba, phong tước cho các quan....
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status