Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre hiện nay - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre hiện nay



MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 6
1.1. Tiến bộ khoa học, công nghệ và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất 6
1.2. Đặc thù ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp 24
1.3. Kinh nghiệm ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ 35
Chương 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH BẾN TRE 43
2.1. Tình hình nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất 43
2.2. Thực trạng ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất 55
2.3. Những vấn đề còn tồn tại trong ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất 74
Chương 3: NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở BẾN TRE 87
3.1. Những phương hướng tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở Bến Tre 87
3.2. Các giải pháp thúc đẩy ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở Bến Tre 97
KẾT LUẬN 112
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 114
PHỤ LỤC 120
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ôn.
2.2.1.2. Các phương tiện về giao thông vận tải
- Dịch vụ vận tải hàng hoá: Xây dựng cơ sở vật chất tương đối hoàn thiện, hiện đại, như các phương tiện tham gia kinh doanh vận tải đều được đầu tư, thay mới cơ bản đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng hoá cho nông dân. Chất lượng vận tải được nâng cao, đảm bảo độ an toàn giao thông cũng như tính văn minh, thẩm mỹ trong kinh doanh vận tải; đặc biệt tại các bến phà, bến xe của tỉnh thời gian qua đã không ngừng được cải tiến khâu phục vụ từ hình thức đến nội dung, là một trong những ngành dịch vụ có chất lượng phục vụ cao của tỉnh. Vận tải hàng hoá tăng bình quân 9,16% - 10% ( khối lượng vận tải - tấn).
- Về giao thông nông thôn: Ứng dụng công nghệ làm đường vải địa kỹ thuật chất lượng cao trong xây dựng giao thông nông thôn. Kết hợp công nghệ này với phong trào giao thông nông thôn theo cách “Nhà nước và nhân dân cùng làm” phát triển mạnh, nhất là phong trào nhựa hoá và bê tông hoá các tuyến đường xã, thôn ấp và xoá cầu khỉ, góp phần làm đẹp bộ mặt nông thôn và tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hoá được thông suốt và giao lưu phát triển kinh tế nông nghiệp giữa các vùng trong tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh đã nhựa hoá được 1.888 km đường nông thôn, tỷ lệ đường nhựa của tỉnh đạt 56,8% và xây dựng mới 1.471 cầu/tổng chiều dài 30.947 m, với tổng kinh phí 735,6 tỷ dồng, trong đó nhân dân đóng góp 153,2 tỷ đồng và 1,65 triệu ngày công lao động. Ngoài ra, đã hoàn chỉnh dự án khởi công cầu Hàm Luông vào giữa năm 2007, đầu năm 2009 khánh thành và đưa vào hoạt động cầu Rạch Miễu với công nghệ dây văng. Tiếp tục đưa công nghệ hiện đại vào xây dựng, hoàn thành và nâng cấp các tỉnh lộ, phấn đấu đến năm 2010 sẽ hoàn thành, nâng cấp các tuyến đường huyện lộ trọng yếu cũng với công nghệ tương tự [57, tr.112].
2.2.2. Ứng dụng vào sản xuất giống cung ứng cho sản xuất
Sự đóng góp nổi bật nhất trong lĩnh vực nông nghiệp là việc ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn, lai tạo để nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi nhằm cung cấp cho sản xuất đạt hiệu quả. Cụ thể:
2.2.2.1. Cây trồng
Cây ăn quả: Qua nghiên cứu, khảo nghiệm, bình tuyển cơ bản xác định nhóm cây đầu dòng chất lượng cao như giống sầu riêng cơm vàng hạt lép 9 Hoá và bưởi da xanh đã được công nhận là giống quốc gia. Các giống nhập nội như: Nhãn xuồng cơm vàng, bòn bon thái, mận Ấn Độ và một số giống tại địa phương như măng cụt, chôm chôm nhãn, xoài cát Hoà Lộc, bưởi da xanh được khảo nghiệm thích nghi. Công nghệ sản xuất giống cây bằng kỹ thuật vô tính từ một phôi cây để tạo ra quần thể cây có đặc tính di truyền từ cây bố mẹ với chức năng sạch bệnh, cùng với kỹ thuật chiết, ghép, giâm cành truyền thống sớm được người dân tiếp thu làm chủ. Đến nay có trên 60% diện tích trồng cây ăn quả sử dụng giống mới, đã nhân và sản xuất cung ứng giống chất lượng cao với số lượng hàng chục triệu cây/năm. Ngoài ra, còn nghiên cứu, ứng dụng Khoa học kỹ thuật chiết, ghép, chuyển đổi từ vườn tạp sang vườn chuyên, kỹ thuật tạo tán… đã tạo được sự chuyển biến đáng kể trong việc nâng cao diện tích và chủng loại cây ăn quả trên địa bàn tỉnh.
Trong sản xuất giống cây ăn quả, người ta sử dụng các chất kích thích tạo rễ, điều chỉnh lượng phân bón khi ươm, chọn tuổi mắt ghép, gốc ghép phù hợp với từng chủng loại làm tăng tỷ lệ sống của cây từ 60% lên 90-95%. Nhờ vậy nghề sản xuất giống ở Bến Tre đã nổi tiếng khắp cả nước với số luợng sản xuất hàng năm khoảng 20 triệu cây các loại [41, tr.4].
Cây lúa: Đã tập trung nghiên cứu, ứng dụng các giống lúa có năng suất cao, chất lượng gạo tốt, phù hợp với điều kiện canh tác của từng vùng sinh thái trong tỉnh. Qua khảo nghiệm, bình tuyển, đã chọn lọc được 7 giống lúa mới có năng suất, chất lượng, có tính kháng rầy nâu, đạo ôn và phèn tương đối cao, né tránh được phèn mặn, phù hợp với mọi loại đất như: LD 1261, OM 3536, OM 4284, OM 4384, OM 1348-9, Khao Dawk Mali 105.Các giống lúa này năng suất đạt từ 7 đến 8 tấn/ha (2007), góp phần nâng cao tỷ lệ sử dụng giống đạt chất lượng toàn tỉnh 84%. Đến nay, có khoảng 90% diện tích trồng lúa sử dụng giống mới [39, tr.7].
Cây dừa: Đây là loại cây có lợi thế của tỉnh chiếm ưu thế trên thị trường trong và ngoài nước, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nông dân. Bên canh dự án phát triển 5.000 ha dừa, năm 2006-2007 đã trồng 1.511 ha với 271.980 cây giống. Sở Khoa học và công nghệ phối hợp với các đơn vị chuyển giao (Trung tâm giống cây trồng tỉnh, Trung tâm thực nghiệm dừa Đồng Gò ), triển khai dự án “Du nhập phát triển 500 ha dừa dứa”, đến nay đã trồng 50 ha với 10.000 cây của 136 hộ ở các huyện Mỏ Cày, Giồng Trôm, Châu Thành, hiện tại đang tiếp tục nhân rộng 300 ha trong các năm 2008-2010 [36, tr.8].
Khắc phục thiệt hại do bão số 9 năm 2006, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đầu tư cho huyện Bình Đại thực hiện dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm khôi phục và đầu tư thâm canh tăng năng suất vườn dừa trên địa bàn huyện Bình Đại” với kinh phí hỗ trợ 965 triệu đồng để đầu tư giống mới và cải tạo kỹ thuật canh tác truyền thống hiệu quả không cao. Ngoài ra, còn nhân rộng và phát triển vườn dừa giống xiêm xanh cho năng suất, chất lượng cao hơn so với dừa tam quan của Bình Định. Bằng kỹ thuật chọn giống và ươm truyền thống đã tạo ra một lượng giống lớn không chỉ cung cấp cho thị trường trong tỉnh mà còn cung cấp ra thị trường các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân.
Cây mía: Đã khảo nghiệm bình tuyển, du nhập 8 giống có năng suất, chữ đường cao như VĐ 86-368, ROC 16, QĐ 11, VN 84-4137, K 84-200, R 570…đến nay đã có 70% diện tích sử dụng giống mới với năng suất từ 80-100 tấn/ha/năm, chử đạt 9-11 CCS. Mô hình trồng thâm canh cây mía trên vùng đất lúa gò cao nhiễm phèn, mặn với giống mía VN 84-4137 vượt trội cho năng suất trên 100 tấn/ha tăng 170% đang được nhân rộng hình thành vùng chuyên canh mía trên vùng đất lúa gò cao nhiễm phèn, mặn ở 3 huyện vùng biển Bến Tre [39, tr.8].
Cây hoa kiểng: Bằng phương pháp kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật trên cây hoa lan (để tạo ra cây Dendrobium, Ocinium, phalanopsis ), cúc hai màu, cát tường, hoa ly ly, hoa nhớ nhung (Gloxinia), hoa dạ yến thảo, hoa hồng môn, cây bắt ruồi, cây bạch mai. Ngoài ra, còn dùng phương pháp nhân giống hữu tính (sử dụng hạt), vô tính (giâm cành, chiết cành, tháp cành ) để tạo ra giống mới có chất lượng như giống kiểng bon sai, mai vàng 10 cánh, mai kiếng thuỷ lá kim và các dạng cây kiểng cổ thụ, để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Nghề nuôi trồng hoa kiểng phát triển mạnh chung quanh khu vực Vĩnh Thành (Chợ Lách) và ngoại thành Thị Xã Bến Tre, hình thành các làng nghề sản xuất , trong đó khu vực Cái Mơn là hạt nhân phát triển hoa kiểng. Ngoài các loại hoa kiểng truyền thống có thế mạnh hàng đầu vùng đồng bằng sông Cửu Long (kiểng thú, kiểng cổ, kiểng thế, hoa tạo hình) sẽ phát triển mạnh các loại ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status