Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 6
1.1. Khái quát chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài 6
1.2. Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế - xã hội 15
1.3. Kinh nghiệm về phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số địa phương trong nước 32
Chương 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ 40
2.1. Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên - Huế 40
2.2. Khái quát đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế 49
2.3. Đánh giá về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên - Huế 59
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ 76
3.1. Quan điểm và phương hướng 76
3.2. Các giải pháp chủ yếu phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 83
KẾT LUẬN 104
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

có 10 doanh nghiệp FDI chiếm tỷ lệ 1,03%, tương ứng năm 2007 con số này là 15 doanh nghiệp FDI trên tổng số 1.770 số doanh nghiệp. Mặc dù số lượng doanh nghiệp FDI năm 2007 có tăng song tốc độ tăng không bằng với tốc độ chung của các loại hình doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước nên tỷ lệ này đã giảm xuống còn 0,85% (bảng 2.2, biểu đồ 2.3).
Bảng 2.2: Số doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12 phân theo loại hình doanh nghiệp
2004
2005
2006
2007
TỔNG SỐ
973
1.084
1.357
1.770
Doanh nghiệp nhà nước
71
55
50
51
Doanh nghiệp ngoài nhà nước
892
1.016
1.294
1.704
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
10
13
13
15
DN 100% vốn nước ngoài
2
5
8
8
DN liên doanh với nước ngoài
8
8
5
7
Nguồn: Niên giám thống kê 2008, Thừa Thiên - Huế, tr.141.
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12 phân theo loại hình doanh nghiệp
Vốn sản xuất bình quân năm của các doanh nghiệp FDI đang hoạt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2004-2007 mặc dù thấp hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp nhà nước và ngoài nhà nước (bảng 2.3), tuy nhiên quy mô vốn trung bình của mỗi dự án lại cho thấy điều ngược lại. Năm 2007 vốn sản xuất trung bình của mỗi doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh là trên 82 tỷ VND, doanh nghiệp ngoài nhà nước là 3,4 tỷ VND trong khi trung bình vốn sản xuất của mỗi doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh là 187,3 tỷ VND (bảng 2.4). Như vậy, so với qui mô vốn sản xuất của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước, qui mô vốn sản xuất của các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên địa bàn tỉnh lớn hơn rất nhiều.
Bảng 2.3: Vốn sản xuất bình quân năm của các doanh nghiệp đang hoạt động phân theo loại hình doanh nghiệp
Đơn vị tính: Triệu VND
2004
2005
2006
2007
TỔNG SỐ
6.982.662
7.174.739
8.518.837
12.753.508
Doanh nghiệp nhà nước
3.960.230
3.106.263
3.053.245
4.194.705
Doanh nghiệp ngoài nhà nước
1.673.723
2.414.982
3.560.733
5.794.040
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
1.348.709
1.653.494
1.904.859
2.809.763
DN 100% vốn nước ngoài
57.383
899.077
1.283.065
1.836.626
DN liên doanh với nước ngoài
1.291.326
754.417
621.794
973.137
Nguồn: Niên giám thống kê 2008, Thừa Thiên - Huế, tr.142.
Bảng 2.4: Vốn sản xuất trung bình của mỗi doanh nghiệp phân theo loại hình doanh nghiệp
Đơn vị tính: Triệu VND
2004
2005
2006
2007
TỔNG SỐ
7.176
6.619
6.278
7.205
Doanh nghiệp nhà nước
55.778
56.478
61.065
82.249
Doanh nghiệp ngoài nhà nước
1.876
2.377
2.752
3.400
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
134.871
127.192
146.528
187.318
DN 100% vốn nước ngoài
28.692
179.815
160.383
229.578
DN liên doanh với nước ngoài
161.416
94.302
124.359
139.020
Nguồn: Tổng hợp từ Bảng 2.2 và 2.3.
Xét về tốc độ tăng vốn sản xuất bình quân mỗi doanh nghiệp, mặc dù vốn sản xuất bình quân năm của các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước cao, song do số lượng doanh nghiệp cũng tăng nhanh tương ứng nên qui mô vốn sản xuất bình quân mỗi doanh nghiệp không có sự gia tăng đáng kể. Trong khi đó vốn sản xuất bình quân năm của doanh nghiệp FDI ngoài xu hướng tăng lên theo thời gian, thì tốc độ tăng này còn nhanh hơn so với sự gia tăng của số lượng doanh nghiệp (biểu đồ 2.4), điều này chứng tỏ quy mô hoạt động của các doanh nghiệp FDI đang ngày càng được đầu tư mở rộng trên địa bàn tỉnh.
Biểu đồ 2.4: Xu hướng biến đổi vốn sản xuất trung bình mỗi doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2004 - 2007
Trong năm 2008, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tiếp nhận 24 hồ sơ, trong đó có 16 hồ sơ đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đầu tư và 08 hồ sơ xin điều chỉnh, bổ sung. Đến cuối năm tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 14 dự án và điều chỉnh tăng vốn 02 dự án với vốn đầu tư đăng ký 1.747,978 triệu USD chiếm 71,47% tổng vốn đầu tư đăng ký của tỉnh, trong đó cấp mới là 1.146,23 triệu USD, điều chỉnh tăng vốn là 601,75 triệu USD [53].
Theo báo cáo của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, tính lũy tiến đến cuối năm 2008, trên địa bàn tỉnh có 67 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép đầu tư, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2.420,922 triệu USD. Mặc dù tổng vốn FDI đăng ký lớn như vậy, nhưng vốn đầu tư thực hiện lũy tiến đến nay khoảng 327 triệu USD chiếm 13,5%, đây là một tỷ lệ rất thấp. Riêng năm 2008 vốn đầu tư thực hiện ước đạt khoảng 112 triệu USD tăng hơn gấp 2 lần năm 2007, chiếm 34,45% tổng vốn đầu tư thực hiện từ trước đến nay [53].
Tuy nhiên trên thực tế, số dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh tính đến nay chỉ có 27 dự án, có 17 dự án đang trong quá trình triển khai thực hiện và 20 dự án đang trong tình trạng tạm ngừng hoạt động hay không có khả năng triển khai với số vốn đầu tư đăng ký là 59,607 triệu USD chiếm 2,54% tổng vốn đăng ký [53].
Nhìn chung, năm 2008 tình hình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp FDI hoạt động có bị chững lại, đóng góp chủ yếu của đơn vị hàng đầu của tỉnh như công ty Bia Huế, công ty TNHH xi măng Luks, công ty TNHH Quinmax, công ty TNHH Hanebrands Việt Nam - chi nhánh Huế, công ty Khách sạn Kinh Thành, công ty Chaiyo AA Việt Nam. Sau đây sẽ làm rõ hơn về đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
2.2.1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo hình thức đầu tư
Phân theo hình thức đầu tư, trong số 67 dự án FDI trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế thì hình thức đầu tư chủ yếu là 100% vốn nước ngoài với 42 dự án chiếm 95,69% tổng vốn đầu tư đăng ký, liên doanh có 23 dự án chiếm 4,3% tổng vốn đầu tư, theo theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh có 02 số dự án và chiếm 0,001% tổng vốn đầu tư đăng ký. Điều này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài muốn chủ động hoạt động đầu tư, chứng tỏ môi trường đầu tư nước ngoài vào tỉnh Thừa Thiên - Huế có nhiều thuận lợi, thông thoáng và hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài vào tỉnh Thừa Thiên - Huế ngày càng nhiều hơn (bảng 2.5).
Bảng 2.5: Phân loại các dự án đầu tư theo hình thức đầu tư
Hình thức đầu tư
Số DA
Vốn đăng ký (1000 USD)
Tỷ trọng vốn (%)
Vốn BQ/DA (1000 USD)
Hợp đồng hợp tác kinh doanh
2
320
0,01
160
100% vốn nước ngoài
42
2.316.582
95,69
55.157
Liên doanh
23
104.021
4,30
4.523
Tổng cộng
67
2.420.923
100.00
36.133
Nguồn: Báo cáo năm 2008 về đầu tư trực tiếp nước ngoài của UBND tỉnh T.T.Huế.
Hiện nay, tỉnh đã phối hợp với cục hàng không Việt Nam ký biên bản ghi nhớ với tập đoàn Changi Airport International về việc đầu tư nâng cấp cảng Hàng không quốc tế Phú Bài để thành lập công ty liên doanh.
2.2.1.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo ngành, lĩnh vực đầu tư
Tính đến nay các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thừa Thiên - Huế tập trung chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ - du lịch thu hút được 35 dự án đầu tư với vốn đầu tư đăng ký là 1.910,885 triệu USD chiếm 78,93% tổng vốn đăng ký, qui mô vốn đăng ký bình quân 54,597 triệu USD/dự án; công nghiệp và xây dựng có 31 dự án với vốn đầu tư đăng ký là 512,934 triệu USD chiếm 21,03% tổng vốn đăng ký, qui mô vốn đầu tư bình quân là 16,421 triệu USD/dự án; nông lâm ngư nghiệp có 01 dự án chiếm 0,04% tổng vốn đ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status