Giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân quỹ tại Bưu điện trung tâm 1 - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân quỹ tại Bưu điện trung tâm 1



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1: CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN QUỸ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1 Vai trò của ngân quỹ đối với hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 3
 
1.1.1 Doanh nghiệp và chức năng tài chính của doanh nghiệp 3
1.1.2 Vai trò của ngân quỹ đối với hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 4
1.2 Công tác quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 12
1.2.1 Sự cần thiết phải quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 12
1.2.2 Nội dung công tác quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp 15
1.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp 25
1.3.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả ngân quỹ thông qua đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp 25
1.3.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả ngân quỹ thông qua đánh giá khả năng hoạt động của doanh nghiệp 28
1.3.3 Chỉ tiêu đánh giá khả năng dự phòng những biến động bất thường 30
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý của doanh nghiệp 31
1.4.1 Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp 31
1.4.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 34
 
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN QUỸ TẠI BƯU ĐIỆN TRUNG TÂM 1
2.1 Giới thiệu chung về Bưu điện trung tâm 1 37
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Bưu điện trung tâm1 37
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Bưu điện trung tâm 1 37
2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của Bưu điện trung tâm 1 38
2.1.4 Đặc điểm kinh doanh của ngành Bưu điện trong nền kinh tế thị trường 39
2.1.5 Tình hình sản xuất kinh doanh của Bưu điện trung tâm 1 42
2.2 Thực trạng công tác quản lý ngân quỹ tại Bưu điện trung tâm 1 44
2.2.1 Ngân quỹ của Bưu điện trung tâm 1 44
2.2.2 Tình hình quản lý ngân quỹ của Bưu điện trung tâm 1 49
2.2.3 Phân tích tình hình tài chính theo các dòng tiền 52
2.2.4 Đánh giá hiệu quả quản lý ngân quỹ của Bưu điện trung tâm 1 56
2.3 Đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân quỹ của Bưu điện trung tâm 1 61
2.3.1 Những kết quả đạt được 61
2.3.2 Những hạn chế 62
2.3.3 Nguyên nhân 63
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN QUỸ TẠI BƯU ĐIỆN TRUNG TÂM 1
3.1 Định hướng phát triển của Bưu điện trung tâm 1 trong thời gian tới 66
3.1.1 Môi trường kinh doanh bưu chính viễn thông-Cơ hội và thách thức 66
3.1.2 Kế hoạch hoạt động trong năm 2005 67
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân quỹ tại Bưu điện trung tâm 1 68
3.2.1 Áp dụng mô hình quản lý ngân quỹ thích hợp 68
3.2.2 Hoàn thiện những quy chế về quản lý ngân quỹ trong cơ chế quản lý tài chính của Bưu điện trung tâm 1 76
3.2.3 Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý ngân quỹ 77
3.2.4 Tăng cường xây dựng bộ máy nhân sự cho công tác quản lý ngân quỹ 78
3.2.5 Tăng cường nguồn thông tin cung cấp cho công tác quản lý ngân quỹ 78
3.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân quỹ tại Bưu điện trung tâm 1 79
3.3.1 Kiến nghị với Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam 79
3.3.2 Kiến nghị với các Bộ, cơ quan quản lý tài chính của Nhà nước 81
Danh mục tài liệu tham khảo
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

sử dụng chính sách thả nổi tỷ giá thì nó sẽ ảnh hưởng nhanh chóng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ, khi chính phủ tăng mức cung tiền trong toàn bộ nền kinh tế sẽ dẫn đến lãi suất tiền gửi hạ xuống và từ đó khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả là làm tăng thêm nhu cầu tiền tệ của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp phải chú trọng đến công tác quản lý ngân quỹ để đạt hiệu quả trong đầu tư.
Các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng thương mại
Ngân hàng là một tổ chức kinh tế, hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng là: nhận tiền gửi, sử dụng số tiền đó để cho vay và làm phương tiện thanh toán. Ngày nay, các doanh nghiệp thường sử dụng các dịch vụ của ngân hàng trong hoạt động thanh toán của mình. Như vậy, ngân hàng càng cung cấp nhiều dịch vụ thì các doanh nghiệp càng thuận lợi hơn trong thanh toán với nhà cung cấp và khách hàng của mình. Hoạt động thanh toán của ngân hàng càng đa dạng và hiện đại sẽ đẩy nhanh quá trình thanh toán. Có thể nói, các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng thương mại là một yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý ngân quỹ.
Khách hàng của doanh nghiệp
Trong kinh tế thị trường, khách hàng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đây là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới việc quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp. Những khách hàng kinh doanh thường xuyên thua lỗ, sẽ trì trệ trong thanh toán, làm ảnh hưởng tới ngân quỹ của xí nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp phải nghiên cứu khách hàng của mình trên thị trường để xác định những đặc điểm tâm lý, sinh lý, thị hiếu của khách hàng. Nghiên cứu nhu cầu để dự báo được thay đổi nhu cầu, khả năng thanh toán. Các nhà quản lý thường duy trì mức tồn quỹ lớn hơn để dự phòng khả năng không thu hồi nợ đúng hạn, đồng thời cũng tăng cường theo dõi, lên kế hoạch tài trợ cho ngân quỹ ngay từ đầu.
Chương 2 :
Thực trạng công tác quản lý ngân quỹ tại Bưu điện trung tâm 1
2.1 Giới thiệu chung về Bưu điện trung tâm 1
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Bưu điện trung tâm 1
Bưu điện trung tâm 1 được thành lập căn cứ vào quyết định 5041/QĐ - TCCB ngày 25/12/2002 của Tổng giám đốc Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam. Đây là một doanh nghiệp trực thuộc Bưu điện Hà Nội, làm việc theo chế độ thủ trưởng. Mọi hoạt động dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ thống nhất theo các quy định của Nhà nước, Bộ Bưu chính viễn thông, Bưu điện Hà Nội.
Bưu điện trung tâm 1 hoạt động kinh doanh và phục vụ trong lĩnh vực bưu chính - viễn thông, được Bưu điện giao quyền quản lý vốn và tài sản tương ứng với nhiệm vụ kinh doanh và dịch vụ của Bưu điện trung tâm 1, có trách nhiệm sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn được giao.
Dịch vụ mà Bưu điện trung tâm 1 cung cấp không phải là vật chất cụ thể mà là hiệu quả của việc truyền tin tức được kết tinh trong sản phẩm của các ngành kinh tế dịch vụ khác.
Đối với Bưu điện trung tâm 1, kinh doanh và dịch vụ là hai mặt của quá trình sản xuất kinh doanh. Ngoài mục tiêu kinh doanh là lợi nhuận, Bưu điện trung tâm 1 còn có mục tiêu là dịch vụ, đáp ứng yêu cầu của cộng đồng, thực hiện các nhiệm vụ an ninh quốc phòng trên địa bàn thủ đô.
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Bưu điện trung tâm 1
2.1.2.1 Chức năng
Chức năng phục vụ
Bưu điện trung tâm 1 là một ngành quản lý độc quyền có chức năng phục vụ các dịch vụ bưu chính, viễn thông, phát hành báo chí cho sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đồng thời tổ chức tốt phục vụ nhu cầu thông tin của nhân dân, ở đâu có dân là ở đó phải có điện thoại phục vụ. Bưu điện trung tâm 1 là ngành sản xuất dịch vụ.
Chức năng kinh doanh
Bên cạnh việc phục vụ, Bưu điện trung tâm 1 có chức năng tổ chức mọi hoạt động sản xuất kinh doanh mạng lưới bưu chính với phương châm kinh doanh có lãi để phục vụ tốt hơn. Tuy nhiên việc phân biệt giữa công ích và kinh doanh trong hoạt động của ngành bưu chính-viễn thông vẫn còn tồn tại chưa giải quyết được vì đây là vấn đề phức tạp.
2.1.2.2 Nhiệm vụ
Bưu điện trung tâm 1 có nhiệm vụ khai thác các dịch vụ bưu chính, phát hành báo chí, các dịch vụ viễn thông, tin học trả trước trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và khu vực các phường Phúc Xá, Nguyễn Trung Trực, Quan Thánh, Điện Biên, Kim Mã, Giảng Võ, Thành Công thuộc quận Ba Đình. Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ sự chỉ đạo của cơ quan Đảng, chính quyền các cấp, phục vụ yêu cầu thông tin trong đời sống kinh tế xã hội các ngành và nhân dân trên địa bàn quản lý.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của Bưu điện trung tâm 1
Cơ cấu tổ chức
*Ban giám đốc: Gồm giám đốc và hai phó giám đốc.
*Các phòng ban chức năng
Phòng tổ chức hành chính
Phòng nghiệp vụ kinh doanh
Phòng tài chính kế toán
*Các đơn vị trực thuộc Bưu điện trung tâm 1
Bưu cục giao dịch 1
Bưu cục giao dịch 2
Bưu cục bưu chính quốc tế
Bưu cục viễn thông quốc tế
Bưu cục Tràng Tiền
Bưu cục Lương Văn Can
Bưu cục Cửa Nam
Bưu cục Hùng Vương
Bưu cục Giảng Võ
Bưu cục phát hành báo chí
Đội vận chuyển và phát thư báo
Đội kiểm tra kiểm soát
2.1.4 Đặc điểm kinh doanh, phục vụ của ngành Bưu điện trong nền kinh tế thị trường
2.1.4.1 Sản phẩm của ngành Bưu điện
Bưu điện là ngành sản xuất đặc biệt vì sản phẩm của ngành Bưu điện chính là hiệu quả có ích của việc truyền đưa thông tin, lưu chuyển bưu phẩm. Sản phẩm bưu chính viễn thông không mang hình thái vật chất mà là hiệu quả có ích của quá trình truyền đưa tin tức từ người gửi đến người nhận. Sản phẩm của ngành tồn tại dưới nhiều dạng, có sản phẩm tồn tại dưới dưới dạng vật chất cụ thể như con tem, các phương tiện, thiết bị để lưu truyền thông tin. Sản phẩm bưu chính viễn thông thể hiện dưới dạng dịch vụ.
Để tạo ra sản phẩm dịch vụ nói chung và sản phẩm bưu chính viễn thông nói riêng đều cần có sự tham gia của các yếu tố sản xuất như lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động.
Sản phẩm bưu chính viễn thông là sản phẩm đặc biệt, để tạo ra sản phẩm, trong quá trình sản xuất không tạo ra bất cứ một sự thay đổi nào ngoài sự thay đổi về vị trí không gian: các bưu phẩm phải được đảm bảo nguyên vẹn, các thông tin mã hoá phải được giải mã chính xác, nếu tạo ra bất cứ một sự thay đổi nào khác là bưu điện đã vi phạm chất lượng. Như vậy, sản phẩm bưu chính viễn thông không phải là hình thái vật chất cụ thể, không tồn tại ngoài quá trình sản xuất, không thể đưa vào kho cũng như không thể thay thế được.
Mặt khác, do đặc thù của sản phẩm bưu chính viễn thông là mang tính vô hình, không tồn tại ở một dạng vật chất cụ thể, các doanh nghiệp bưu chính viễn thông không cần nguyên vật liệu chính, phải bỏ tiền ra mua ngoài các vật liệu phụ như dây gai, ấn phẩm.. Điều này ảnh hưởng đến cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông: chi phí vật liệu chiếm tỷ trọng nhỏ, chi phí lao động sống chiế...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status