Các loại enzim thương mại - pdf 18

Download miễn phí Đề tài Các loại enzim thương mại



MỤC LỤC
A/ SƠ LƯỢC VỀ ENZIM 1
I Định nghĩa 1
II Đặc điểm enzim 1
III Phân loại và cấu trúc enzim 2
B/ VAI TRÒ CỦA ENZIM 4
C/ MỘT SỐ LOẠI ENZIM THƯƠNG MẠI VÀ ỨNG DỤNG CỦA CHÚNG 4
I. Amilaza 4
1. các loại enzim amilaza 4
2. Các ứng dụng của enzim amilaza 5
II. Proteaza 10
1. Các loại Proteaza 10
2. Các ứng dụng của proteaza 11
III.Pectinaza 14
1. các loại pectinaza 14
2. Các ứng dụng của pectinaza 16
IV. Xellulaza 17
1. các loại Xellulaza 17
2. Các ứng dụng của Xellulaza 18
V. Glucooxydaza 19
1. các loại Glucooxydaza 19
2. Ứng dụng của Glucooxydaza 20
D/ TÊN MỘT SỐ ENZIM THƯƠNG PHẨM, CTY SẢN XUẤT, GIÁ CẢ, DUNG LƯỢNG, VÀ CHỨC NĂNG 22
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

phẩm enzim A. usamii vì lẽ trong chúng cũng có chứa nhiều glucoamilaza hoạt động
Cần chú ý rằng trong sản xuất rượi , vai trò của glucoamilaza rất quan trọng hơn cả a - amilaza. Vì glucoamilaza có thể đường hóa tinh bột đến cùng còn a - amila thì không thể chuyển hóa tinh bột thành đường len men được
Trong sản xuất bia
Nếu như trong sản xuất rượi trước đây, malt đại mạch chỉ được dùng để làm tác nhân đường hóa (thường chiếm 7 -9 % lượng đại mạch đưa vào sản xuất) thì trong sản xuất bia, malt đại mạch lại là nguyên liệu chính. Điểm khác nhay nữa là mức độ sâu sắc của đường hóa tinh bột chứa trong nguyên liệu. Trong sản xuất rượi đòi hỏi phải thủy phân hoàn toàn tinh bột thành đường dễ lên men. Ngượi lại, tron g sản xuất bi chỉ cần một sự đường hóa nửa vơi, nghĩa là phải còn lại các dextrin để tạo cho bia có vị đặc trưng và khả năng tạo bọt
Hiện nay ỏ nhiều nước trên thế giới người ta chỉ thay thế 25-50% malt băng nguyên liệu phi malt, nghĩa là bằng các hạt chứa nẩy mầm như dại mạch loại hai và loại va, ngô đã lây hết chất béo,…. Trong trường hợp này, người ta dùng đến chế phẩm amilaza để có được mức độ đường hóa cần thiết cho chất lượng bia. Để dùng được mục đích này, người ta dùng sản phẩm A. oryzae. Khi dùng 50% nguyên liệu phi malt thì phải dùng khoảng 1% canh trường A. oryzae khô và một ít axit lactíc để tạo PH cần thiết cho enzim hoạt động
Ơû một số nước như Đan Mạch, Pháp, Nhật Bản, Mỹ để đường hóa nguyên liệu phi malt người ta dùng chế phẩm amilaza của vi khuẩn. Trong những trường hợp đó có thể thay thế 20 – 30% malt và đôi khi đến 80 – 90% malt băng nguyên liệu phi malt
Ngoài ra trong sản xuất bia, người ta còn dùng một số enzim khác để phá vỡ cấu trúc của malt và của hạt phi malt, phức hệ enzim của Trichotheccium roseum có tác dụng đến thành phần tế bào của nguyên liệu do đó sẽ giải phóng ra tinh bột và làm tăng độ trích lý của nguyên liệu
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA
Nguyên liêu
Malt
Nghiền xay
Đường hóa
Loc, rửa bả
Nấu hoa houblon
Tách bã hoa
Làm nguội sơ bộ
Làm lạnh
Lên men chính
Lên men phụ
Lọc bổ sung CO2
Đóng gói: bao bì
bia thành phẩm
(chai lon)
Bia hơi
GMaltạo (N/l phi malt)
Maltnghiền xay
MaltDịch hóa
Nấu chínMalt
Trong sản xuất bánh mì
Thêm vào bột nhào 0,002 – 0,003 % chế phẩm amilaza nghĩa là khoảng 20 – 30 g chế phẩm khô cho một tấn bột sẽ làm thay đổi hoàn toàn chất lượng của bánh mì: hương vị, màu sắc, thể tích riêng, độ xốp… tăng lên một cách rõ rệt
Để đạt được mục đích đó, người ta dùng amilaza của nấm mốc. Vì amilaza này vượt xa amilaza của thực vật hay của vi khuẩn. Nhịêt độ hoạt động của a - amilaza của nấm mốc tương đối thấp ( gần 70 0C) do đó có thể dùng enzim này vói một liều lượng lớn hơn mà vẫn không có hiên tượng dextrin hóa khi nướng. Hơn nữa hoạt động của nó lại cao cho nên có thể đạt đé độ đường hóa cần thiết rất nhanh chóng, sau kho bị vô hoạt ngay. Còn amilaza của vi khuẩn có nhiệt độ vô hoạt khoảng 80-900C nên chỉ có thể dùng một lượng nhỏ
Trong sả xuất bánh mì, người ta dùng thường chế phẩm enzim từ A. oryzae
Cần chú ý rằng chế phẩm enzim của vi sinh vạt thường là phức hệ của các enzim amilaza và proteaza. Sự có mặt của proteaza sẽ làm cho chất lượng bánh bị xấu di. Do đó hợp lý hơn cả là dùng chế phẩm chứa amilaza
Trong sản xuất glucoza và mật
Chúng ra đều biết từ tinh bột có thể thu được sản phẩm vật đường khác nhau. mậtL mật glucoza hay mật maltoza. Mật maltoza thường dùng trong sản xuất bánh kẹo và trong sản xuất các sản phẩ ăn kiêng cho trẻ em và người bệnh
Hiện nay, nhiều nước ( Nhật Bản, Mỹ, Canada…) đã sản xuất glucoza đi từ tinh bột bằng enzim glucoamilaza. Song trong các chế phẩm glucoamilaza luôn luôn chứa cả glucozyltrasferaza do đó sẽ làm giảm hiệu suất của glucoza, làm glucoza sẽ kết tinh và ảnh hưởng xấu đến chất lượng thành phẩm. Vì vậy tốt hơn cả là nên chọn những chủng loại nấm không tạo glucozyltrasferaza (hấp thụ bằng đất sét chua) hay khử hoạt nó bằng axit ha kiềm (glucoamilaza bền trong môi trường PH rộng)
Những nấm môùc chứa nhiều glucoamilaza là. A.awamori, Rhizopus đặc biệt là ở Rhizopus. Ở Nhật Bản đã sản xuất chế phẩm glucoamilaza từ canh trường bề mặt của Rhizopus. Chế phẩm này có tên là Xuizim và không có chứa glucozyltrasferaza. Chế phẩm thu được từ nấm men Eândomycopsis cũng chứa ít glucozyltrasferaza
Để sản xuất glucoza bằng chế phẩm glucoamilaza thì phải hồ hóa huyền phù tinh bột có nồng độ cao. Để làm giảm độ nhớt của huyền phù tinh bột trong quá trình hồ hóa người ta phải dùng dung dịch axit vô cơ hay bàng amilaza của vi khuẩn. Bằng cách này có thể tăng cao được nồng độ tinh bột. Sau khi hồ hóa tinh bột xong thì làm nguôi dung dịch đến 600C và đưa PH đế 4 -4,5 để tạo điều kiện và tinh bột hầu như bị thủy phân hoàn toàn đến glucoza. Dung dịch glucoza thu được đem xử lý bằng than hoạt tính, cô đặc rồi cho kết tinh. Do mỗi glucoamilaza có tình đặc hiệu nên có thể dùng bột trực tiếp mà không cần tinh chế thành tinh bột
Trong công nghiệp dệt
Trong công nghiệp dệt, chế phẩm amilaza được dùng để rũ bỏ hồ vải trước khi tẩy trắng và nhuộm. Để làm cho vải mềm có khả năng nhúng ướt, tẩy trắng và bắt màu tốt thì phải tách tinh bột. Để rũ bỏ hồ, người ta thường dùng amilaza của vi khuẩn (Bacillus subtilis, Bacillus mesentericus, Bacillus amylosolvens). Các chế phẩm amilaza dùng trong công nghiệp dệt đa phần là ở dạng dung dịch cô đặc thu được từ canh trường của bề sâu vi khuẩn. Cũng có thể dùng chế phẩm enzim tinh cho mỗi lít dung dịch là 0,3 – 0,6 g, nhiệt độ xử lý vải là 900C thời giam ủ vải rũ hồ là 5 – 15 phút
Rũ hồ bằng enzim không những nhanh , không hại vải, độ mao dẫn tốt mà còn đảm bảo vệi sinh do đó tăng cường năng suât lao động
II. Proteaza
1. Các loại Proteaza
Khác với Proteaza của thực vật (fixin, papain, bromelin) và động vật (tripxin, pepxin, renin) Proteaza của vi sinh vật là những enzim ngoại bào và có tính đặ hiệu rộng rãi
Dựa vào đặc trưng cả trung tâm hoạt động người ta cũng có thể phân Proteaza của vi sinh vật thành Proteaza serin, Proteaza tiol, Proteaza chứa kim loại và Proteaza tác dụng trong môi trường axit
Nếu dựa vào PH tác dụng tối ưu thì người ta chia Proteaza của vi sinh vật thành Proteaza axit, Proteaza trung tính và Proteaza kiềm
Các chế phẩm Proteaza ứng dung trong công nghiệp đều thu được từ canh trường nấm mốc ( Aspergillus oryzae, A.flavus, A.terricola, A.sojae, A. funigatus) vi khuẩn ( Bacillus subtilis, Bac.messentericus, Bac.circulans, Bac.thermeohilus) xạ khuẩn (Actinomyces griseus, Actinomyces fradiae, Actinomyces rimosus
Trong chế phẩm từ mốc đen ( A. niger, A.awamori, A.saitoi, A.usamii, Rhizopus javanicus) chứa chủ yếu là các proteaza có pH tối ưu từ 2,5 – 3. Enzim này đã được tách ra trong trạng thái kết tinh và được aspergillopeptidaza. A (3.4.4.0 -17). Còn trong chế phẩm phân từ mốc vàng (Aspergillus oryzae, A.flavus, A.funigatus, A.terricola) thì chứa các proteaza có PH tối ưu là 6,5. nhiều người cho rằng trong canh trường của A. oryzae có ít nhất là ba cấu từ Poteaza tác dụng ở PH 3- 3,5 4 – 4,5 và ở PH trung hòa. Tỉ lệ các...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status