Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị với việc đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam hiện nay - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị với việc đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam hiện nay



 
MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN Ở VIỆT NAM 6
1.1. Quan hệ giữa kinh tế và chính trị trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 6
1.2. Thực trạng của sự nhận thức và vận dụng quan điểm mác xít về quan hệ giữa kinh tế và chính trị trong quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam 25
Chương 2: NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CHÍNH TRỊ NHẰM ĐẢM BẢO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 46
2.1. Thực trạng việc phát huy vai trò của chính trị trong đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam 46
2.2. Một số giải pháp chủ yếu nâng cao vai trò của chính trị nhằm đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam hiện nay 67
KẾT LUẬN 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hát huy được nguồn nhân lực, thực hiện tốt vấn đề dân chủ trong lĩnh vực kinh tế, thực hiện được một nền kinh tế nhân dân, làm cho mọi người dân tự ý thức, tự tham gia xây dựng nền kinh tế ấy. Tất nhiên, để mọi người tự nguyện hưởng ứng nền kinh tế ấy, Đảng và Nhà nước phải có những chủ trương, chính sách đúng đắn để phát triển kinh tế nhà nước, làm cho kinh tế nhà nước có đủ thực lực để đáp ứng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân; tạo mọi điều kiện cho kinh tế nhà nước thực sự trở thành trung tâm có khả năng thu hút các thành phần kinh tế ngoài XHCN.
Như vậy, trong điều kiện phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay, chính trị có một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế và sự phát triển xã hội. Trong một chừng mực nhất định, chính trị có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của kinh tế, ổn định xã hội. Vì vậy, Đảng ta thực hiện đổi mới kinh tế gắn liền với đổi mới chính trị, cùng với đổi mới kinh tế phải từng bước đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị, thực hiện đổi mới cách lãnh đạo, tổ chức thực hiện, tổng kết thực tiễn, đổi mới quản lý, điều tiết nền kinh tế nhằm đảm bảo định hướng XHCN sự phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.
Chương 2
nâng cao vai trò của chính trị nhằm đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở việt nam hiện nay - thực trạng và giải pháp
Quá trình thực hiện đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường định hướng XHCN ở nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể, kinh tế phát triển và mục tiêu CNXH vẫn được giữ vững. Một trong những nguyên nhân của những thành tựu đó không thể không kể đến vai trò chính trị của Đảng và Nhà nước trong lãnh đạo, quản lý nền kinh tế. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, việc đánh giá thực trạng và từ đó đưa ra những giải pháp tích cực nhằm phát huy vai trò của chính trị đối với việc đảm bảo định hướng XHCN sự phát triển nền kinh tế là cần thiết và quan trọng.
2.1. Thực trạng việc phát huy vai trò của chính trị trong đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam
2.1.1. Những thành tựu đạt được
Tổng kết 15 năm đổi mới đã cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, trong đó "đường lối đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới" [14, tr. 19]. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng thể hiện ngay trong đường lối đổi mới và trong suốt quá trình thực hiện đổi mới; thể hiện ở những quyết sách với những hình thức và bước đi thích hợp cho sự phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước.
Trước tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội của đất nước những năm đầu thập kỷ 80, Đảng ta đã tiến hành tự kiểm điểm, tự phê bình theo tinh thần trách nhiệm cao và đã khẳng định: "Sự lãnh đạo của Đảng chưa ngang tầm với những nhiệm vụ của giai đoạn mới" [11, tr. 123]. Từ đó Đảng chủ trương đổi mới mà trước hết là đổi mới tư duy, đổi mới tư duy chính trị về CNXH và nhất là tư duy về kinh tế. Điểm nổi bật trong đường lối đổi mới của Đảng ta là đã đề ra chủ trương thực hiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng XHCN. Chủ trương đó của Đảng là sự khái quát, tổng kết từ thực tiễn cách mạng của đất nước và là sự vận dụng sáng tạo quan điểm của Lênin về sự cần thiết phải sử dụng những khâu "trung gian", "quá độ" để đi lên CNXH từ một nước tiểu nông. Có sử dụng kinh tế nhiều thành phần chúng ta mới có khả năng để giải phóng mọi năng lực sản xuất xã hội, khả năng để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH.
Việc chuyển từ cơ chế kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là quyết sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Từ đó chúng ta đã tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển, dần dần từng bước củng cố quan hệ sản xuất XHCN. Đồng thời, trong quá trình chỉ đạo thực hiện, Đảng và Nhà nước đã không ngừng bổ sung, hoàn thiện bằng những chính sách và những giải pháp thiết thực nhằm giữ vững định hướng XHCN trong sự phát triển nền kinh tế của đất nước. Đảng ta chủ trương thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, coi các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, không có sự kỳ thị đối với bất kỳ thành phần kinh tế nào. Tuy nhiên, trong cơ cấu kinh tế đó, kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc cho nền kinh tế quốc dân.
Để thực hiện đường lối kinh tế đề ra, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều cố gắng về việc tổ chức thực hiện, uốn nắn, khuyến khích động viên các thành phần kinh tế, thực hiện chế độ phân phối đa dạng, hợp lý.
Do chúng ta đang ở thời kỳ quá độ lên CNXH và quá trình đó phải trải qua nhiều bước nên trong quá trình đổi mới, chúng ta đã thừa nhận các hình thức phân phối khác nhau; chấp nhận những hình thức phân phối gắn liền với các hoạt động theo cơ chế thị trường nhưng không để quan hệ bóc lột và bị bóc lột phát triển thành quan hệ chi phối. Nhà nước - bằng cơ chế điều tiết hợp lý - khuyến khích mọi người làm giàu một cách chính đáng đồng thời đảm bảo được các chính sách xã hội; bảo trợ những người già cả, tàn tật, những người gặp nhiều khó khăn vì hậu quả chiến tranh, những người lao động bị thất nghiệp vì doanh nghiệp phá sản... và bằng cách đó đã từng bước đảm bảo công bằng xã hội.
Sớm ý thức được rằng không có kinh tế nhà nước và vai trò của chủ đạo của nó thì không thể có CNXH, nên trong những năm qua chúng ta đã tiến hành đổi mới cơ chế, hoàn thiện chính sách để từng bước nâng cao hiệu quả của kinh tế nhà nước. Để phát huy vai trò của kinh tế nhà nước, chúng ta đã tập trung nguồn lực có trong tay nhà nước vào việc xây dựng, phát triển một số ngành, doanh nghiệp trọng điểm như kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tài chính, ngân hàng, một số cơ sở dịch vụ quan trọng, một số doanh nghiệp có chức năng thực hiện những nhiệm vụ có liên quan tới quốc phòng, an ninh.
Cùng với việc đổi mới cơ cấu kinh tế, Đảng ta đã kịp thời phát hiện và từng bước lãnh đạo đổi mới cơ chế quản lý và cơ chế vận hành của nền kinh tế vì đây là chìa khóa để phát huy và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.
Thực tiễn cho thấy, Đảng ta đã tích cực lãnh đạo trong việc đổi mới cơ chế vận hành đối với nền kinh tế, cương quyết xóa bỏ cơ chế quản lý hành chính quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Chủ trương đó nhằm làm cho "thị trường trong nước gắn với thị trường thế giới, thị trường vừa là căn cứ, vừa là đối tượng của kế hoạch" và "thị trường có vai trò trực tiếp hướng ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status