Nhân tố chủ quan với việc thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Nhân tố chủ quan với việc thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay



MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CÔNG BẰNG XÃ HỘI VÀ VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 6
1.1. Quan niệm về công bằng xã hội 6
1.2. Nhân tố chủ quan và vai trò của nó đối với việc thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay 33
Chương 2: VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY - THỰC TRẠNG, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP (QUA THỰC TẾ VĨNH PHÚC) 53
2.1. Thực trạng việc phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong việc thực hiện ở nước ta hiện nay (qua thực tế Vĩnh Phúc) 53
2.2. Một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò nhân tố chủ quan với việc thực hiện công bằng xã hội ở nước ta hiện nay (qua thực tế Vĩnh Phúc) 74
KẾT LUẬN 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ết các vấn đề xã hội có chuyển biến tốt, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Chính trị-xã hội ổn định, an ninh quốc phòng được tăng cường, quan hệ đối ngoại có những bước phát triển mới. Việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN có những bước tiến bộ trên cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân được phát huy. Công tác xây dựng Đảng đạt được một số kết quả tích cực…Đây chính là những điều kiện khách quan của việc thực hiện CBXH trong điều kiện nước ta hiện nay.
NTCQ trong việc thực hiện CBXH trong điều kiện nước ta hiện nay trước hết được xác định là:
- Đảng Cộng sản Việt Nam:
Đảng lãnh đạo toàn thể xã hội thực hiện CBXH thông qua việc hoạch định các chủ trương đường lối, định hướng nhằm tạo ra các điều kiện vật chất và tinh thần như phát triển, TTKT, dùng kinh tế làm "giá đỡ vật chất", làm bàn đạp để thực hiện CBXH, Đảng xác định: TTKT phải đi đôi với việc thực hiện tiến bộ và CBXH, phải gắn TTKT với CBXH ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển. Như vậy Đảng ta xác định rất rõ điều kiện và cách thức thực hiện CBXH. Muốn thực hiện được CBXH thì trước hết phải phát triển kinh tế-một đòi hỏi hết sức quan trọng làm tiền đề cho việc thực hiện CBXH. Kinh tế kém phát triển, TTKT chậm thì không thể thực hiện được CBXH. Tuy nhiên chỉ thuần túy TTKT thì không thể đưa đến CBXH được mà đòi hỏi phải có sự can thiệp của" bàn tay hữu hình", đó chính là vai trò lãnh đạo của Đảng bằng các chủ trương, đường lối, quyết sách nhằm vừa phát triển kinh tế, vừa thực hiện CBXH theo định hướng XHCN trong điều kiện nước ta hiện nay.
- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Nhà nước có vai trò cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng bằng các chính sách cụ thể của mình, đồng thời tổ chức triển khai thực hiện và quản lý giám sát việc thực hiện CBXH trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đồng thời Nhà nước bằng công cụ của mình để hạn chế những bất công, BBĐ trong xã hội, tránh tình trạng TTKT hay thực hiện CBXH một cách đơn phương, tự phát, mà vừa TTKT kết hợp với thực hiện CBXH ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển, đồng thời ra sức hạn chế những bất công, bất bình đẳng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đó mới là CBXH. Để làm được điều đó đòi hỏi phải có sự can thiệp tích cực " bàn tay hữu hình" của nhà nước thì mới có thể thực hiện được CBXH.
- Việc thực hiện CBXH không đơn thuần là công việc, trách nhiệm của Đảng và Nhà nước mà đòi hỏi phải có sự đồng thuận của toàn xã hội, sự phối hợp nhịp nhàng chặt chẽ của Các tổ chức chính trị -xã hội, các tổ chức kinh tế, các đơn vị sản xuất kinh doanh, các cá nhân, người lao động…Đó là sự xã hội hóa trong việc thực hiện CBXH, chỉ như vậy thì mới có thể thực hiện được CBXH.
1.2.2. Vai trò nhân tố chủ quan đối với việc thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng hầu hết các nước phát triển trên thế giới đều phải trải qua quá trình phát triển nền KTTT, đó là một tất yếu khách quan của sự phát triển kinh tế-xã hội.Việt Nam muốn phát triển, thì tất yếu phải thực hiện KTTT. Ngay tại Văn kiện Đại hội VIII của Đảng đã khẳng định: "Sản xuất hàng hóa không đối lập với CNXH, mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng CNXH và cả khi CNXH đã được xây dựng" [10, tr. 97].
Việt Nam xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu, lại bị nhiều cuộc chiến tranh tàn phá nặng nề. Vì vậy, việc thực hiện phát triển kinh tế là mục tiêu và nhiệm vụ hàng đầu, nhằm tạo ra cơ sở vật chất để giải quyết các vấn đề xã hội. Muốn phát triển kinh tế thì con đường duy nhất là phải phát triển nền KTTT, khắc phục tình trạng kinh tế tự cấp tự túc, thúc đẩy phân công lao động xã hội, phát triển mọi ngành nghề, giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động, khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại nhằm tăng năng suất lao động, mở rộng giao lưu kinh tế giữa các địa phương, các vùng lãnh thổ, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đồng thời phát huy chức năng động sáng tạo của mỗi người lao động, mỗi chủ thể kinh doanh và mỗi đơn vị kinh tế đồng thời tạo ra cơ chế phân bố và sử dụng các nguồn lực của xã hội một cách hợp lý. Phát triển KTTT là điều kiện tiên quyết nhằm tạo cơ sở và động lực cho việc thực hiện CBXH.
Tuy nhiên, nền KTTT ở nước ta có những điểm khác biệt với nền KTTT nói chung, sự khác biệt đó được thể hiện ở chỗ có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN, đảm bảo sự thống nhất giữa sự TTKT với CBXH. Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện KTTT, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, đa dạng hóa các hình thức sở hữu và các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh với nhiều hình thức liên kết đa phương, đa dạng, kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, phải chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Đó là nền kinh tế có nhiệm vụ trung tâm là xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến và hiện đại, từ một nước nông nghiệp lạc hậu, kinh tế còn kém phát triển, nhằm nhanh chóng đưa kinh tế nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, phấn đấu thực hiện mục tiêu Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh mà Đảng ta đã đề ra.
Nền KTTT định hướng XHCN là nền kinh tế cùng tồn tại với nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu, và bình đẳng trước pháp luật, có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Nền KTTT định hướng XHCN phải dựa trên nguyên tắc, quy luật của nền kinh tế hàng hóa cũng như những nguyên tắc và bản chất của CNXH, xây dựng trên cơ sở LLSX phát triển ở trình độ cao, thúc đẩy TTKT luôn gắn với thực hiện CBXH ngay trong từng bước và trong từng chính sách phát triển.
Nền KTTT định hướng XHCN là mô hình kinh tế mở, nhằm nhanh chóng tận dụng các cơ hội phát triển kinh tế và thực hiện CBXH. Tính chất mở đó được thể hiện ở chiến lược phát triển hướng về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu những sản phẩm mà trong nước sản xuất. Kinh tế mở cũng là đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại. Phát huy nội lực là chính đi đôi với tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài để tiến hành CNH, HĐH, chủ động tham gia phân công lao động và hợp tác quốc tế, từng bước hội nhập với khu vực và quốc tế, giữ vững độc lập, chủ quyền và bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc trong quá trình toàn cầu hóa đang tăng lên. Nền KTTT mà nước đang xây dựng là nền kinh tế dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước Việt Nam, là nền kinh tế của dân, do dân và vì dân, nó có tính hai mặt, một mặt tạo điều kiện cho các thành viên tự do sản xuấ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status