Những tác động của quốc tế cộng sản đến cách mạng Việt Nam - pdf 18

Download miễn phí Tiểu luận Những tác động của quốc tế cộng sản đến cách mạng Việt Nam



MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU Trang
Yêu cầu khách quan cần tìm hiểu về những tác động của Quốc tế Cộng sản đến sự phát triển của Cách mạng nước ta.
II. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Quá trình ra đời, hoạt động và những đặc điểm nổi bật của Quốc tế Cộng sản.
Chương 2: Vấn đề dân tộc và thuộc địa đặt ra trong Quốc tế Cộng sản
Chương 3: Những tác động tích cực của Quốc tế Cộng sản đến Cách mạng Việt Nam.
Chương 4: Một số hạn chế trong mối quan hệ giữa Quốc tế Cộng sản với Cách mạng Việt Nam.
III. PHẦN KẾT LUẬN
Ý nghĩa, bài học chính trị - thời sự khi nghiên cứu về những tác động của Quốc tế Cộng sản đến Cách mạng nước ta.
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

chủ nghĩa, được lịch sử phát triển của cách mạng thế giới và sự phát triển của loài người sang bước ngoặt thời đại mới: Quá trình đi lên CNXH, CNCS. Nối tiếp những ý tưởng lớn của K.Mác và F.ăng-ghen, đặt trong bối cảnh thuận lợi, V.Lê-nin đã nghĩ ngay đến việc phải nhất thiết thành lập sớm Quốc tế III, tức là Quốc tế Cộng sản. Sau khi chuẩn bị kỹ về đường lối chính trị, tư tưởng và tổ chức, ngày 1/3/1919, tại Mát-xcơ-va (Nga), Lênin đã chủ trì họp, để chuẩn bị về mọi mặt cho Chương trình làm việc của Hội nghị quốc tế những người cộng sản và công nhân trên toàn thế giới, nhằm thành lập Quốc tế Cộng sản.
Khác với các Hội nghị thành lập Quốc tế I và Quốc tế II, Hội nghị thành lập Quốc tế Cộng sản bắt đầu diễn ra vào chiều ngày 2/3/1919, lần đầu đã có đại biểu một số nước phương Đông, thay mặt cho các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa. Tham gia Đại biểu của các đảng cộng sản và các tổ chức cách mạng của 30 nước có mặt trong Hội nghị thành lập này, đã thông qua nhiều văn kiện quan trọng, như Cương lĩnh của Quốc tế Cộng sản, Luận cương và Báo cáo về dân chủ tư sản và chuyên chính vô sản, Tuyên ngôn của Quốc tế Cộng sản gửi những người vô sản toàn thế giới. Quyết định thành lập Quốc tế Cộng sản (ngày 4/3/1919) ghi rõ: "Hội nghị cộng sản quốc tế quyết định thành lập Quốc tế III và thông qua tên gọi là Quốc tế Cộng sản (...). Tất cả các Đảng, các tổ chức và các nhóm trong thời gian 8 tháng có quyền tuyên bố dứt khoát về việc tham gia vào Quốc tế III"...
Quốc tế Cộng sản đã tồn tại 24 năm 2 tháng 11 ngày (tính từ ngày thành lập 4/3/1919 đến khi tuyên bố tự giải thể vào ngày 15/5/1943) và trải qua 7 kỳ Đại hội. Đại hội I, từ ngày 2 đến ngày 6/3/1919. Đại hội II, từ ngày 19/7 đến ngày 7/8/1920. Đại hội III, từ ngày 22/6 đến ngày 12/7/1921. Đại hội IV, từ ngày 5/11 đến ngày 5/12/1922. Từ Đại hội V khoảng cách giữa các kỳ Đại hội doãng xa dần. Đại hội V, từ ngày 17/6 đến ngày 8/7/1924. Đại hội VI, từ ngày 17/7 đến 1/9/1928. Đại hội VIII, từ ngày 25/7 đến 20/8/1935. Đây là Đại hội cuối cùng.
Quốc tế III (tức Quốc tế Cộng sản) đã để lại những dấu ấn - đặc điểm nổi bật. Một là, Quốc tế Cộng sản đã trở thành một tổ chức quốc tế rộng lớn hơn so với các tổ chức tương tự trước nó và có sự tham gia của các tổ chức, các đảng cộng sản và công nhân ở các nước thuộc địa và phụ thuộc vào công việc chung của phong trào cộng sản, công nhân, phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới. Nếu trong Quốc tế I và Quốc tế II chỉ có các đảng công nhân (hay XHCN), các tổ chức cộng sản trong các nước tư bản chính quốc; thì chính nhờ điểm mới này, mà Quốc tế Cộng sản đã khác cả về chất và lượng so với trước. Hai là, Quốc tế Cộng sản ra đời trong bối cảnh lịch sử mới, đã có một nước Nga Xô-viết; tức là đã có một hình mẫu thực tế của Học thuyết Mác-Lênin và do đó, làm cho Quốc tế Cộng sản có sức mạnh tiềm ẩn lớn hơn, cuốn hút phong trào cách mạng thế giới. Ba là, lần đầu trong lịch sử, vấn đề dân tộc - thuộc địa trở thành một trong những vấn đề trung tâm được sự quan tâm chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản. Quốc tế Cộng sản coi cách mạng giải phóng các dân tộc thuộc địa là một bộ phận của cuộc cách mạng vô sản trên hpạm vi toàn cầu. Thậm chí, Quốc tế Cộng sản xem đó như là điều kiện tiên quyết để được gia nhập Quốc tế Cộng sản, khi yêu cầu các chính đảng, các tổ chức cách mạng trên thế giới phải thừa nhận và giúp đỡ các dân tộc thuộc địa trong quá trình đấu tranh giải phóng khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân. Điều này thể hiện đậm nét trong "Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa" được V.I.Lê-nin dự thảo và được Đại hội II Quốc tế Cộng sản thông qua năm 1920. Đó cũng là khi câu khẩu hiệu "Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại" của Mác và ăng-ghen đề ra trước đó, đã được bổ sung thành "Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại"... Bốn là, trong quá trình tồn tại, Quốc tế Cộng sản đã đề ra và định hướng cho các đảng cộng sản và công nhân vận dụng Học thuyết Mác - Lênin vào điều kiện thực tiễn trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa thực dân. Quốc tế Cộng sản đã tập hợp, liên kết phong trào cộng sản và công nhân chống chủ nghĩa phát-xít, ngăn chặn nguy cơ bùng nổ chiến tranh. Năm là, Quốc tế Cộng sản đã giúp đỡ các dân tộc thuộc địa truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân, dẫn đến thành lập nhiều Đảng Cộng sản trên các châu lục. Đến Đại hội VII (19350 đã có 75 Đảng Cộng sản và các tổ chức cách mạng trên thế giới tham gia vào Quốc tế Cộng sản. Sáu là, trong mối quan hệ với cách mạng Việt Nam, trong 7 kỳ Đại hội; những người cách mạng Việt Nam - với tư cách là đảng viên Đảng Cộng sản Pháp và đảng viên Đảng cộng sản Đông Dương - đã tham gia 3 kỳ Đại hội của Quốc tế Cộng sản (ở các Đại hội V (1924); Đại hội VI (1928) và Đại hội VII vào năm 1935). Trong đó, Nguyễn ái Quốc và Lê Hồng Phong, bằng tài năng của chính mình, đã nổi bật dần lên giữa chính trường chính trị vô sản thế giới, chứng minh thêm năng lực xuất chúng trên cương vị chính trị - xã hội là các lãnh tụ của Đảng ta. Đáng chú ý thêm là ở Đại hội VII, Đảng Cộng sản Đông Dương đã tham gia với tư cách là một độc lập trực thuộc Quốc tế Cộng sản. Và, trong số 46 uỷ viên chính thức được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Quốc tế Cộng sản thay mặt cho 23 nước trên thế giới; thì Lê Hồng Phong là một trong hai uỷ viên chính thức của các nước thuộc địa (cùng với một đại biểu khác của Palextin).
Chương 2
vấn đề dân tộc và thuộc địa đặt ra trong
Quốc tế Cộng sản
Trong Quốc tế I và Quốc tế II, do tầm nhìn hạn chế, có tính lịch sử - cụ thể, chỉ nhận ra vai trò của các Đảng Cộng sản, các tổ chức cách mạng khác ở các nước tư bản phát triển - chính quốc, nên chưa hề có vai trò của các Đảng Cộng sản, các tổ chức cách mạng ở các nước thuộc địa - phụ thuộc. Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) đã khắc phục được nhận thức phiến diện ấy trong quá khứ và xác định đúng đắn vấn đề dân tộc, thuộc địa; nhấn mạnh cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận không thể tách rời của cách mạng vô sản thế giới (bắt đầu từ Đại hội lần thứ II). Luận điểm này, vấn đề này có ý nghĩa vô cùng lớn lao không chỉ đối với phong trào cách mạng giải phóng dân tộc nói chung; mà đặc biệt có ý nghĩa thức tỉnh, định hướng đối với cách mạng Việt Nam. Qua đó, cũng đã chỉ ra mối liên hệ tất yếu, bên trong của các bộ phận cấu thành nên cách mạng vô sản toàn thế giới. Khách quan, còn biểu hiện và thể hiện được sức mạnh nội lực bước đầu của cách mạng vô sản thế giới trước các thế lực thù địch của giai cấp tư sản, bắt buộc chúng thực hiện sự áp bức, bóc lột ở đâu trên trái đất này.
Vấn đề dân tộc và thuộc đị...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status