Các nguyên vật liệu trong công nghệ chế biến và gia công cao su - pdf 18

Download miễn phí Đề tài Các nguyên vật liệu trong công nghệ chế biến và gia công cao su



Mục lục
Lời mở đầu 1
Phần I Khái niệm về cao su 2
Phần II Giới thiệu vài nét về cao su và
công ty cao su sao vàng 5
Phần III Các nguyên vật liệu trong công nghệ
chế biến và gia công cao su 9
1. Cao su 9
a. SMR 9
b. BK-0845 11
2. Parafin 13
3. Chất phòng lão 14
3.1. Diafenff 14
3.2. SP 4010 16
3.3. A 17
4. ZnO 19
5. Axit Srearic 19
6. Xúc tiến lưu hóa 20
6.1. Captak 21
6.2. Sunfenamit BT 25
6.3. D 30
7. Chất độn 31
7.1. HAF 100 32
7.2. TMG 100 33
7.3. TM 50 33
8. Chất lưu hóa 34
8.1. S 34
8.2. PF 35
Phần IV Công nghệ sản xuất sản phẩm sử dụng
hợp phần cao su trong đơn 37
1. Sơ luyện cao su 38
2. Hỗn luyện cao su 39
3. Cán tráng 40
4. Ép phun 41
5. Lưu hóa 43
Kết luận 44
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

độ mạng lưới không gian được hình thành trong quá trình lưu hóa không đảm bảo được các tính chất cơ lý tối ưu của vật liệu. Ngoài lưu huỳnh cao su butyl còn được lưu hóa bằng các polysunfit hữu cơ, các hợp chất dinitro và nhựa alkyl phenol formaldehyt.
chức năng kỹ thuật:
Độ bền nhiệt cao, trơ với tác dụng của ozon và các môi trường hoạt động hóa học khác. Khả năng chịu dầu mỡ của cao su này rất yếu. Ví hàm lượng các liên kết không no trong mạch phân tử của cao su butyl rất nhỏ nên cao su butyl là loại vật liệu có độ thẩm thấu khí nhỏ trong các loại cao su.
Mục đích sử dụng:
Cao su butyl được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp sản xuất săm, lốp ô tô,mô tô, xe đạp và các bao cao su chứa khí khác. Với khả năng chịu môi trường hóa học cao, chịu nhiệt cao, cao su này được sử dụng rộng rãi làm vật liệu bọc lót thiết bị chịu nhiệt, chịu tác dụng của axit, bazơ, muối trong công nghiệp hóa chất. Do có độ bền khí hậu cao nên cao su này còn được sử dụng làm vật liệu bọc lót dây dẫn điện, phủ phết lên vải với các mục đích sử dụng khác nhau. Nhược điểm chính của cao su butyl là vận tốc lưu hóa nhỏ, không đồng lưu hóa với các loại cao su dân dụng khác và khả năng kết dính ngoại rất kém.
2. Parafin.
Để bảo vệ cao su bằng cách ngăn chặn sự thâm nhập của oxy không khí vào cao su trong công nghệ gia công cao su thường sử dụng các loại Cacbua hydrô no như parafin. Đó là phương pháp phòng lão vật lý.
Công thức cấu tạo
Parafin là Cacbua hydrô no mạch thẳng, có nhánh hay không nhánh với công thức tổng quát là: CnH2n+2
Phương pháp sản xuất
Có nhiều phương pháp điều chế parafin, bao gồm:
- Phương pháp giữ nguyên mạch cacbon: Trong phương pháp này có thể dùng các chất đầu là các dẫn xuất khác nhau của hydrôcácbon, như các dẫn xuất halogen, các alcol và có thể cả các axit là những chất rất khó khử. Tác nhân khử là axit HI, thưòng dùng axit HI đặc (~80%) ở nhiệt độ 180oC ¸ 200oC và có mặt phốt pho đỏ. Phản ứng thường được tiến hành trong ống thủy tinh hàn kín.
- Phương pháp tăng mạch cacbon: Tổng hợp hydrôcacbon từ CO và H2 trên xúc tác Co, Fe. Tổng hợp Wurtz. Tổng hợp Kolbe
- Phương pháp giảm mạch cacbon: Khi cất khan muối kiềm hay kiềm thổ của axit cacboxylic với vôi tôi, xút, sẽ thu được hydrôcacbon có mạch cacbon giảm đi một nguyên tử so với axit cacboxylic.
chức năng kỹ thuật
Parafin là vật liệu ít tan vào cao su ở nhiệt độ thấp và vì nó không có liên kết không no ở mạch đại phân tử nên nó hoàn toàn trơ với tác dụng của oxy và các chất oxy hóa khác. Trong quá trình phòng lão vật lý parafin là chất trơ hóa học được sử dụng như lá chắn bảo vệ các vị trí hoạt động hóa học, ngăn chặn sự hình thành các trung tâm hoạt động trong khối polyme. Tuy nhiên, rong một vài trường hợp, việc sử dụng parafin vào thành phần hỗn hợp cao su gây nhiều khó khăn cho sản xuất; làm giảm khả năng kết dính các vật liệu, giảm độ bền của các vật liệu và không hoàn toàn ngăn chặn được sự phát triển của quá trình lão hóa.
Mục đích sử dụng
Parafin được đưa vào cao su như một chất phòng lão vật lý. Trong điều kiện gia công cao su ( cán luyện, thành hình và lưu hóa ) mức độ hòa tan của parafin vào hợp phần cao su lớn. Trong quá trình sử dụng, ở nhiệt độ thấp, mức độ hòa tan của parafin vào cao su giảm xuống và pàain có xu hướng khuyếch tán ra bề mặt sản phẩm, tạo màng Cacbua hydrô no rất mỏng ngăn chặn sự thâm nhập của oxy không khí vào phản ứng với những vị trí hoạt động hóa học của mạch đại phân tử.
3. Chất phòng lão
Trong quá trình sử dụng cao su, theo thời gian cao su bị lão hóa. Đó là quá trình thay đổi ngoại quan và các tính chất cơ, lý, hóa của vật liệu. Nguyên nhân chủ yếu của quá trình lão hóa là do sự oxihóa mạch đại phân tử.Các chất phòng lão cho vào nhằm mục đích tăng thời gian sử dụng của sản phẩm cao su.
3.1 Diafenff
Công thức cấu tạo
NN’ difenyl – P – fenylendiamin ( diafenff ) có công thức cấu tạo như sau:
Phương pháp sản xuất
Diafenff nhận được trong phản ứng ngưng tụ của hydroquinon và anilin:
chức năng kỹ thuật:
Tên thương phẩm : Diafen ff, DPPD
Nhiệt độ nóng chảy tinh khiết : 152
Nhiệt độ nóng chảy kỹ thuật : 136
Khối lượng riêng [ kg/dm3 ] : 1200¸1280
Ngoại quan : Bột, màu nâu thẫm.
Mục đích sử dụng
Diafenff thường dùng phối hợp với phòng lão D làm chất phòng lão ổn định cho cao su izopren, butadien và butadien-styren. Trong hỗn hợp cao su, các diamin thơm bậc II ngoài khả năng chống lão hóa cho cao su do mang tính chất kiềm hữu cơ mạnh nên nó hoạt hóa các loại xúc tiến lưu hóa nhóm thiuram và thiazol vì vậy hỗn hợp cao su lưu hóa bằng lưu huỳnh với sự có mặt của xúc tiến lưu hóa kể trên thường bị tự lưu trong quá trình gia công. Sản phẩm ngưng tụ amin thơm bậc I, bậc II với aldehyt và axeton là nhóm các chất phòng lão được sử dụng trong công nghiệp gia công cao su. Các chất phòng lão nhóm này dùng phối hợp với phòng lão D bảo vệ cao su dưới tác dụng của nhiệt rất tốt. Khi dùng phối hợp với Quinol ED bảo vệ cao su dưới tác dụng của ozon rất hiệu quả.
Cơ chế hoạt động hóa học của Diafenff
Quá trình lão hóa cao su xảy ra như một phản ứng dây chuyền và phát triển ra mọi hướng. Sản phẩm đầu tiên được hình thành là các peroxit và hydroperoxit trong phản ứng oxy thâm nhập vào polyme với liên kết đôi trong mạch và với các nguyên tử cacbon nằm ở vị trí a so với liên kết đôi. Các peroxit và hydrôperoxit không bền dưới tác dụng của nhiệt độ, ánh sáng, tác dụng cơ học sẽ bị phân ly thành gốc tự do theo sơ đồ sau:
ROOH ® RO· + ·OH
2ROOH ® RO· + RO2· + H2O
ROOH + R’H ® RO· + R’· + H2O
Quá trình lão hóa tiếp tục phát triển khi các gốc hình thành tham gia vào phản ứng chuyển gốc với mạch đại phân tử ở nguyên tử cacbon nằm ở vị trí a so với liên kết không no. Kết quả của phản ứng này là tạo thành gốc Polyme mới làm đứt mạch đại phân tử hay tạo mạch nhánh khi đứt mạch xảy ra với một gốc Polyme mới hay tham gia vào phản ứng kết hợp với oxy thâm nhập vào polyme để tạo thành gốc mới. Các gốc này làm nhiệm vụ duy trì quá trình lão hóa tiếp theo của polyme.
Diafenff sử dụng làm chất phòng lão cho cao su. Diafenff là diamin bậc II có nguyên tử hydrô linh động rất dễ tách ra khỏi amin và tham gia vào phản ứng kết hợp với các gốc hoạt tính được hình thành trong phân hủy các peroxit hay hydrô peroxit, các polyme hình thành trong quá trình chuyển gốc. Trong kết quả của sự biến đổi này trong khối polyme vẫn tồn tại những gốc mới - gốc của các hợp chất amin. Khả năng phòng lão của cao su phụ thuộc vào mức độ ổn định và bền vững của các gốc này. Mức độ bền vững và ổn định các gốc amin lại phụ thuộc vào các cấu trúc không gian và cấu tao của các amin đó. Diafenff có khả năng bảo vệ polyme rất cao dưới tác dụng của ozon, nhiệt độ, lực tác dụng động học và có khả năng làm suy yếu mức độ oxy hóa của các kim loại có hóa trị thay đổi. Sự có mặt của 2 nhóm amin sẽ có mức độ hoạt động hóa học cao hơn so với monoamin.
3.2 SP.4010
Đây là chất phòng lão thuộc họ phenol.
Công thức cấu tạo
SP là hỗn hợp các sản phẩm alkyl hó...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status