Chương trình động học mài nghiền chi tiết quang trên máy 4MB-250 - pdf 18

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 1 Chương 1: Tổng quan về mài nghiền chi tiết quang
1.1. Tạo hình bề mặt chi tiết quang bằng phương pháp nghiền 3
1.2. Bản chất cắt gọt khi mài nghiền chi tiết thuỷ tinh quang học 6
1.3. Ảnh hưởng của một số yếu tố công nghệ cơ bản đến năng suất 10
và chất lượng mài nghiền chi tiết quang
Chương 2: Nghiên cứu động học máy mài nghiền tạo hỡnh bề mặt chi tiết quang
1. Xây dựng mô hình động học cơ cấu 15
máy mài nghiền chi tiết quang 4MB- 250
1.1. Sơ đồ nguyên lý máy mài nghiền chi tiết quang 4MB-250 15
1.2. Giới thiệu cơ cấu máy mài nghiền 4MB-250 17
1.3. Mô hình động học cơ cấu 19
máy mài nghiền chi tiết quang 4MB-250
2. Nghiên cứu động học cơ cấu máy mài nghiền 20
theo phương pháp động học hệ nhiều vật
2.1. Cơ sở động học hệ nhiều vật rắn phẳng 21
3. Xác định quỹ đạo, vận tốc, gia tốc tuyệt đối 24
điểm đầu tốc của máy mài nghiền chi tiết quang
có sử dụng cơ cấu bốn khâu đòn bản lề
3.1.Xác định quỹ đạo, vận tốc, gia tốc tuyệt đối 24
khâu bị dẫn của cơ cấu bốn khâu đòn bản lề
3.2. Quỹ đạo, vận tốc, gia tốc tuyệt đối điểm đầu tốc 26
trong máy mài nghiền chi tiết quang có sử dụng
cơ cấu bốn khâu đòn bản lề
4. Xác định quĩ đạo, vận tốc, gia tốc tương đối của điểm 27
bất kỳ thuộc đĩa gá đối với đĩa mài
5. Một số kết quả mô phỏng số động học cơ cấu cụm trên 28
máy mài nghiền 4MB-250
Chương 3: Nghiên cứu điều khiển chương trình động học 32
gia công chi tiết quang khi mài nghiền
1. Hệ số phủ bề mặt chi tiết gia công
1.1. Mô hình bài toán
1.2. Hệ số phủ bề mặt gia công 33
2. Điều chỉnh chương trình động học 36
quá trình gia công khi mài nghiền
3. Hệ số điền đầy công cụ 38
Chương 4: Thực nghiệm kiểm chứng điều chỉnh 40
chương trình độnghọc mài nghiền chi tiết quang
1. Chi tiết mẫu thí nghiệm
2. Thiết kế quy trình công nghệ gia công mẫu thí nghiệm 41
2.1. Sơ đồ quy trình công nghệ gia công mẫu thí nghiệm
2.2. Quy trình công nghệ gia công mẫu thí nghiệm 42
3. Điều chỉnh các thông số của máy mài nghiền 4MB-250 43
3.1. Xây dựng chương trình động mài nghiền mẫu thí nghiệm
3.1.1. Chương trình động học mài nghiền mẫu D = 100 mm tương ứng
3.2. Điều chỉnh thông số hình học và thông số động học 46
của máy mài nghiền 4MB-250
4. Gia công mẫu thí nghiệm 47
4.1. Thí nghiệm gia công mẫu trên máy mài nghiền 4MB-250
4.2. Bảng thống kê chế độ tiến hành thí nghiệm 48
4.3. Mẫu thí nghiệm sau khi nghiền tinh 49
4.4. Kết quả đo độ phẳng mẫu thí nghiệm 51
4.5. Kết quả đo độ nhám mẫu thí nghiệm 58
4.6. Đo độ phẳng mẫu đánh bóng bằng dưỡng thuỷ tinh 62
Chương 5: Tính toán thiết kế máy mài nghiền 4MB- 250 64
1. Sơ đồ nguyên lý máy mài nghiền và đánh bóng
2. Tính toán thiết kế bộ truyền đai từ trục động cơ 65
3. Tính toán thiết kế bộ truyền đai từ trục I đến trục truyền 67
4.Tính toán thiết kế bộ truyền bánh ma sát 68
5. Tính toán thiết kế lò xo lực kéo 69
6.Tính toán thiết kế trục truyền 70
Kết luận 72
Mục lục 80

Mở đầu
Hiện nay ở nước ta, các chi tiết và công cụ quang học ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và quốc phòng .
Công nghệ gia công chi tiết quang, trong các nguyên công gia công tinh, mài nghiền vẫn được coi là phương pháp có hiệu quả nhất cho phép đạt độ chính xác gia công cao trong khi thiết bị công nghệ ở trình độ thấp hơn.
Vấn đề nâng cao độ chính xác gia công khi tạo hình bề mặt chi tiết quang bằng phương pháp mài nghiền, là vấn đề luôn được quan tâm. Vấn đề này liên quan đến nhiều yếu tố công nghệ gia công .
Việc nâng cao độ chính xác tạo hình bề mặt chi tiết quang, theo hướng nghiên cứu ảnh hưởng động học máy đến độ chính xác tạo hình bề mặt gia công là một trong những biện pháp hiệu quả cần được nghiên cứu .
Trong phạm vi bản đồ án tốt nghiệp này, nghiên cứu điều chỉnh chương trình động học máy, nhằm nâng cao độ chính xác tạo hình bề mặt chi tiết quang khi mài nghiền chi tiết quang trên máy 4MB-250 (CHLB Đức).


Chương 1
tổng quan về mài nghiền chi tiết quang

1.1. Tạo hình bề mặt chi tiết quang bằng phương pháp nghiền :
Bề mặt chi tiết gia công có dạng :
Mặt phẳng: bề mặt của đĩa dưới và đĩa trên là mặt phẳng.
Mặt cầu: bề mặt của đĩa dưới và đĩa trên là mặt cầu.
Tạo hình bề mặt chi tiết quang bằng phương pháp nghiền có thể được trình bày như sau:
Bề mặt chi tiết gia công là phẳng: bề mặt công cụ là phẳng.
Bề mặt chi tiết gia công là cầu:
Nếu là cầu lồi: bề mặt công cụ là cầu lõm.
Nếu là cầu lõm: bề mặt công cụ là cầu lồi.
Có thể có hai trường hợp:
Đĩa dưới là dụng cụ, tương ứng đĩa trên là chi tiết gia công.
Đĩa trên là dụng cụ, tương ứng đĩa dưới là chi tiết gia công.
Vật liệu công cụ vừa có khả năng mang hạt mài, găm hạt mài lại vừa chịu mài mòn. Vì vậy vật liệu công cụ thường làm bằng gang. Bột mài được cấp liên tục hay gián đoạn vào bề mặt chi tiết gia công và công cụ nghiền với các độ hạt khác nhau tuỳ theo từng nguyên công. Quá trình nghiền được bắt đầu kể từ lúc truyền cho chi tiết và công cụ một chuyển động tương đối, đảm bảo sự tiếp xúc giữa hai bề mặt chi tiết gia công và công cụ và dưới tác dụng của áp lực.
Máy mài nghiền có nhiều loại, chúng chỉ khác nhau ở cách tạo ra chuyển động tương đối giữa khâu mang phôi gia công và khâu mang công cụ nghiền.


i3AFJQXmguXgF42
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status