Thiết kế cải tiến hệ thống cho xe tải Hyundai 2,5 tấn - pdf 18

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Sự phát triển to lớn của tất cả các ngành kinh tế quốc dân đòi hỏi cần chuyên chở khối lượng hàng hoá và hành khách. Tính cơ động cao, tính việt dã và khả năng hoạt động trong những điều kiện khác nhau đã tạo cho ôtô trở thành một trong những phương tiện chủ yếu để chuyên chở những hàng hoá và hành khách.
Cùng với sự phát triển của ngành khoa học và kỹ thuật khác, ngành sản xuất chế tạo ôtô trên thế giới cũng ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn đáp ứng khả năng vận chuyển, tốc độ, an toàn cũng như đạt hiệu quả kinh tế cao. Chủng loại xe cũng ngày càng phong phú.
Hyundai là một hãng xe lớn của Hàn Quốc họ cho ra đời rất nhiều chủng loại xe và xuất sang các nước khác trong đó có Việt Nam. Họ xuất sang ta chủ yếu là các loại xe tải nhỏ vừa và lớn. Các loại xe này có giá thành thấp và phù hợp với địa hình nước ta. Một số loại xe tải lớn đã có thiết kế bộ trợ lực lái tuy nhiên các loại xe tải nhỏ như loại 2,5 tấn thì chưa có do vậy để giảm bớt nặng nhọc cho người lái thì yêu cầu đề ra là phải thiết kế bộ trợ lực lái cho các loại xe này và đó cũng chính là nội dung đồ án em được giao.
CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN CỦA XE: HYUNDAI 2,5 TẤN


TT Tên danh nghĩa Ký hiệu Giá trị Đơn vị đo
1 Tải trọng xe G 25000 N
2 Trọng lượng bản thân xe G0 27500 N
3 Trọng lượng toàn bộ xe GT 54150 N
4 Phân cho cầu trước G1 13500 N
5 Phân cho cầu sau G2 39000 N
6 Ký hiệu lốp inch
7 Chiều dài cơ sở Lo 3350 mm
8 Chiều rộng cơ sở B 1450 mm
9 Chiều rộng vết trước BT 1630 mm
10 Chiều rộng vết sau BS 1435 mm
11 Chiều cao của xe H 2210 mm
12 Chiều dài toàn bộ L 6183 mm
13 Chiều dài trục lái lTl 720 mm
14 Bán kính vành tay lái R1 200 mm
15 Đường kính trục lái 15 mm
16 Chiều rộng toàn bộ B 2010 mm
17 Ký hiệu lốp 406,4 mm
18 Bán kính quay vòng min 6500 mm
19 Vận tốc max Vmax 106 Km/h
20 Góc nghiêng trụ đứng 6 độ
21 Góc thoát sau xe 27 độ
22 Góc thoát trước xe 28 độ
23 Tỷ số truyền cơ cấu lái i 20,5
CHƯƠNG I
PHÂN TÍCH CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG LÁI


1.1 Nhiệm vụ, thiết kế hệ thống lái cho xe tải 2,5
1.1.1. Nhiệm vụ
Hệ thống lái của ôtô dùng để thay đổi hướng chuyển động nhờ quay các bánh xe dẫn hướng cũng như để giữ hướng chuyển động thẳng hay chuyển động cong của ôtô khi cần thiết.
1.1.2. Yêu cầu
Dựa vào yêu cầu tối thiểu về sự an toàn của xe và hàng thì hệ thống lái phải có các yêu cầu sau:
ỹ Đảm bảo chức năng vận hành cao của ôtô có nghĩa là khả năng quay vòng nhanh và ngặt trong một thời gian rất ngắn trên một diện tích rất bé
ỹ Lực tác động lên vành lái nhẹ, vành lái nằm ở vị trí tiện lợi đối với người lái.
ỹ Đảm bảo được động học quay vòng đúng để các bánh xe không bị trượt lết khi quay vòng.
ỹ Hệ thống trợ lực phải chính xác tính chất tuỳ động đảm bảo phối hợp chặt chẽ giữa sự tác động của hệ thống lái và sự quay vòng của bánh xe dẫn hướng.
ỹ Đảm bảo quan hệ tuyến tính giữa góc quay vành lái và góc quay bánh xe dẫn hướng.
ỹ Cơ cấu lái phải được đặt ở phần được treo để kết cấu hệ thống treo trước không ảnh hưởng đến động học cơ cấu lái.
ỹ Hệ thống lái phải bố trí sao cho thụân tiện trong việc bảo dưỡng và sửa chữa.
ỹ Hệ thống cường hoá lái thuỷ lực
1.1.3. Sơ đồ nguyên lý:
Trong trường hợp này phần giữa của trụ phân phối 4 được giữ ở vị trí trung gian nhờ sự tuần hoàn tự do của dòng chất lỏng. ở bộ phận phân phối thường đặt loxo 15 cường hoá chỉ bắt đầu làm việc khi nào lực tác dụng lên vành tay lái 8 đủ thắng lực loxo 15. Khi tăng lực cản do quay vòng thì lực tác dụng lên bánh lái sẽ không thay đổi. Để đảm bảo sự nhạy cảm đối với mặt đường trong kết cấu có đặt van đĩa 6 và buồng phản ứng nằm ngay sau van. Khi dịch chuyển trụ phân phối 4 về phía này hay về phía khác tương đối với vỏ thì trụ phân phối phải thắng được lực loxo 7 và áp lực của chất lỏng ở buồng phản ứng nằm sau van đĩa số 6.
Nguyên lý làm việc:


J83271wBmUs5U5D
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status