Chiến lược phát phát triển nông nghiệp các vùng ven biển - Vấn đề đặt ra và bước đột phá chính sách trong thời gian tới - pdf 18

Download miễn phí Chiến lược phát phát triển nông nghiệp các vùng ven biển - Vấn đề đặt ra và bước đột phá chính sách trong thời gian tới



Trong các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp thuần ven biển cho đến nay hầu như chưa có định hướng riêng, đặc thù về hướng phát triển nông nghiệp cho những vùng này.
Theo truyền thống và thực tế, tùy thuộc vào điều kiện đất đai, khí hậu và nguồn nước ngọt ở các vùng này mà người dân lựa chọn các loại cây trồng, vật nuôi cho phù hợp để triển khai các hoạt động nông nghiệp. Ở các vùng có đất đai phù hợp cho trồng lúa và các cây màu lương thực thì người dân phát triển các loại cây trồng này và gắn với nó là phát triển chăn nuôi lợn, các loài vật ăn lương thực.
Ở các vùng đất cát, thiếu nước ngọt, không thích hợp với sản xuất lúa, người nông dân chọn các loại cây rau màu chịu hạn để trồng lấy sản phẩm phục vụ tiêu dùng tại chỗ. Đời sống người dân ở những vùng này thường rất khó khăn, tỷ lệ người nghèo cao và nạn đói vẫn thường xuyên xảy ra. Trong những năm đổi mới vừa qua ở nhiều, đặc biệt ở các tỉnh ven biển phía Bắc và duyên hải Bắc và Nam Trung Bộ, người nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi sản xuất từ nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là chuyển sang nuôi tôm, cá và một số loài thủy sản nước lợ. Từ đó đã tăng được hiệu quả sử dụng đất và khai thác đúng các tiềm năng, lợi thế của vùng ven biển làm tăng thu nhập và cải thiện đời sống. Tuy vậy, quá trình chuyển đổi này còn mang nặng tính tự phát, thiếu sự tác động của Nhà nước, Chính quyền địa phương. Vì vậy, chỉ những hộ có vốn, có đầu óc kinh doanh mới thực hiện được việc chuyển đổi từ nông nghiệp thuần sang thủy sản. Những hộ nghèo, không có vốn, thiếu trí thức thì đành chịu cảnh gian nan với sản xuất truyền thống. Hiện nay, còn rất nhiều các xã nghèo thuộc vùng bãi ngang ven biển có tỷ lệ hộ nghèo cao và rất cao mà Nhà nước đang phải triển khai các chương trình và chính sách riêng để trợ giúp họ thoát nghèo.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

inh tế-xã hội phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững đất nước…”
Định hướng chiến lược vùng biển và ven biển Bắc Trung Bộ, Duyên hải Trung Bộ (Thanh Hóa-Bình Thuận) là: “Xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển của vùng, là một trong ba trung tâm kinh tế lớn của nước ta. Xây dựng hành lang kinh tế trên cơ sở tuyến cao tốc Bắc – Nam, các cảng nước sâu, sân bay quốc tế, phát triển các đô thị ven biển. Xây dựng các khu kinh tế tổng hợp; chú trọng phát triển kinh tế hàng hải, du lịch” Trích nôi dung Nghị quyết lần thư tư Khóa X về Chiến lược phát triển biển Việt Nam đến năm 2020.
Chính phủ đã chỉ đạo định hướng phát triển các ngành công nghiệp để phát triển kinh tế ven biển là: ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế, công nghiệp cơ bản, then chốt như: chế biến khí, công nghiệp điện, công nghiệp đóng tàu, sản xuất xi măng, chế biến thủy sản công nghệ cao. Ngoài ra, phát triển các ngành công nghiệp khác như: may mặc, da giày, chế biến gỗ, điện tử, điện gia dụng... phù hợp với điều kiện từng địa phương. Đặc biệt ưu tiên phát triển công nghiệp phục vụ nông thôn ven biển Nguồn: WWW.mdec.vn; Diễn đàn hợp tác kinh tế Đồng bằng Sông Cửu long ngày 8/4/2009.
.
III. Những lợi thế và bất lợi thế trong phát triển nông nghiệp ở các vùng ven biển Việt Nam
3.1. Lợi thế
3.1.1. Nguồn lợi thủy sản là tiềm năng to lớn của nông nghiệp ven biển
Nguồn lợi thủy sản biển của Việt Nam được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực. Ngoài cá biển là nguồn lợi chính còn nhiều loại đặc sản khác có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, mực, hải sâm, rong biển… Riêng cá biển đã phát hiện hơn 2.000 loài khác nhau, trong đó trên 100 loài có giá trị kinh tế cao với tổng trữ lượng hải sản khoảng 3- 4 triệu tấn, khả năng cho phép khai thác 1,5 - 1,8 triệu tấn/năm. Đến nay đã xác định 15 bãi cá lớn quan trọng, trong đó 12 bãi cá phân bố ở vùng ven bờ và 3 bãi cá ở các gò nổi ngoài khơi. Dọ các tỉnh ven biển có trên 370.000 ha mặt nước các loại có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn - lợ, nhất là nuôi các loại đặc sản xuất khẩu như tôm, cua, rong câu… Riêng diện tích nuôi tôm nước lợ có tới 300.000 ha. Ngoài ra, còn hơn 500.000 ha các eo vịnh nông và đầm phá ven bờ như Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Phá Tam Giang, Vịnh Văn Phong… là môi trường rất thuận lợi để phát triển nuôi cá và đặc sản biển.
Những tiềm năng trên là điều kiện quan trọng để Việt Nam phát triển mạnh ngành kinh tế thủy sản trên biển và ven biển, đi theo chúng là ngành công nghiệp chê biến thủy sản đa dạng một cách toàn diện và tiến tới hiện đại với giá trị cao và được thị trường ưa chuộng.
3.1.2. Nguồn muối biển là lợi thế riêng của nông nghiệp ven biển
Nguồn lợi muối chứa trong nước biển bình quân 3.500gr/m3 là nguồn ngusyên liệu vô tận để phát triển ngành muối công nghiệp và muối dân sinh.
Vai trò của muối đối với toàn bộ nền kinh tế Việt Nam là rất to lớn. Sự phát triển mau chóng của các ngành công nghiệp hoá chất đòi hỏi một lượng lớn muối ăn với độ tinh kiết khá cao. Trong khi phần lớn mọi người quen thuộc với việc sử dụng nhiều muối trong chế biến thực phẩm, nhưng họ có thể lại không biết là muối được sử dụng rất nhiều trong các ứng dụng khác. Từ muối ăn nóng chảy, ta có thể điện phân để lấy kim loại Natri (Na) nguyên chất, dung dịch muối ăn điện phân sẽ cho ta xút (NaOH) và Clo (Cl2), Hyđro (H2), axít Clohyđric (HCl), và những hoá chất cơ bản dùng để sản xuất ra rất nhiều sản phẩm công nghiệp khác .
Muối ăn còn dùng trong việc sản xuất thuốc nhuộm, thuốc nổ, Natri Carbonat (Na2CO3), phân bón Amon Clorua (NH4Cl), xà phòng và bột giặt. Ngoài ra nước ót của muối (là phần dung dịch còn lại trên ruộng muối sau khi muối đã kết tinh) có thể tạo ra Magie Oxit (MgO), Magie Clorua (MgCl) sử dụng trong công nghiệp sản xuất gốm sứ, thủy tinh…
3.2. Bất lợi
Điều kiện tự nhiên ven biển không thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp.
- Đối với nghề trồng trọt: do ảnh hưởng của nước biển nên các vùng đất ven biển thường là đất cát hay pha cát, bị nhiễm mặn, nhất là khi bị tác động mạnh của nước biển xâm nhập vào những thời gian có bão. Nguồn nước ngọt cho thủy lợi ở các vùng này cũng rất khó khăn. Vì vậy, nghề trồng trọt ven biển thường khó phát triển, năng suất thấp và hay gặp phải rủi ro về bão lũ và nước biển tràn làm hòng đất canh tác. Những loài cây không chịu được mặn hay bão táp không thể phát triển tốt ở các vùng này.
- Hoạt động lâm nghiệp biển, ven biển cũng quan trọng, nhưng với vai trò bảo vệ môi trường sinh thái biển, ven biển, chống bão, gió và chắn cát bay hơn vai trò kinh tế, kinh doanh.
- Đối với nghề chăn nuôi: do trồng trọt khó phát triển, đặc biệt là các loại cây lương thực, nên ngành chăn nuôi với những loài vật sử dụng các nguồn thức ăn tinh bột sẽ không đủ để phát triển. Các loài vật tiêu thụ chủ yếu thức ăn thô, lá cây, cỏ dại…có thể phát triển được ở những vùng này, nhưng cũng không thể thành quy mô lớn.
Ngoài ra tình trạng thiếu nước ngọt và đất đai khô cằn cũng là yếu tố hạn chế phát triển chăn nuôi ở những vùng này.
3.3. Nguồn nhân lực dồi dào là điều kiện vừa thuận vừa không thuận để phát triển kinh tế vùng ven biển
Tại các vùng ven biển có số dân trên 20 triệu người đang sinh sống, với lực lượng lao động khoảng 12,8 triệu người, chiếm 35,5% lao động cả nước là điều kiện quan trọng về nhân lực để Việt Nam khai thác các nguồn tiềm năng đã trình bày ở trên để phát triển nông nghiệp.
Tuy nhiên, nếu nguồn nhân lực đông đảo ven biển không được đào tạo những kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thả thủy sản và làm muối thì nó vừa không phát triển được nông nghiệp ven biển, đồng thời sẽ là gánh nặng đối với phát triển kinh tế nói chung ở các vùng này.
IV. Phát triển kinh tế nông nghiệp ven biển
Từ các lợi thế và bất lợi nêu trên cho thấy kinh tế nông nghiệp ven biển thường hướng vào phát triển các hoạt động khái thác, nuôi trồng thủy sản như: đánh bắt thủy sản nước mặn trên biển; nuôi trồng các loại thủy sản nước mặn, nước lợ trên biển (bằng các phương tiện lồng bao nhân tạo); nuôi trồng thủy sản trên đất liền bằng cách lấy nước biển (tạo các ao nuôi thủy sản nhân tạo); nuôi trồng đánh bắt trên các vùng nước lợ ở các vùng cửa sông đổ ra biển. Kèm theo các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản biển và ven biển là các hoạt động chế biến các loài thủy sản nước mặn và nước lợ, các hoạt động dịch vụ cho hoạt động nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản.
Nghề làm muối được phát triển gắn chặt với sử dụng, khai thác nguồn nước biển ở những vùng có lợi thế về đất phù hợp cho sản xuất muối và có đủ ánh nắng mặt trời để làm khô nước biển.
Tình hình phát triển các hoạt động kinh tế nông, lâm, thủy sản và diêm nghiệp ven biển, hải đảo trong thời gian qua như sau:
4.1. Về đánh bắt (khai thác) thủy sản trên biển
Đánh bắt...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status