Nghiên cứu sự tạo phức đơn, đa phối tử của một số nguyên tố đất hiếm nặng với L- Methionin và axetylaxeton bằng phương pháp chuẩn độ đo pH - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Nghiên cứu sự tạo phức đơn, đa phối tử của một số nguyên tố đất hiếm nặng với L- Methionin và axetylaxeton bằng phương pháp chuẩn độ đo pH



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU . 1
Chƣơng I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3
1.1. Sơ lược về các NTĐH . . 3
1.1.1. Đặc điểm chung của các NTĐH . . 3
1.1.1.1.Tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên của các NTĐH. . 4
1.1.1.2. Sơ lược tính chất hóa học của NTĐH. . 5
1.1.2. Sơ lược về một số hợp chất chính của NTĐH ở trạng thái hoá trị III. . 6
1.1.2.1.Oxit của các NTĐH. . 6
1.1.2.2. Hiđroxit của NTĐH . 6
1.1.2.3. Các muối của NTĐH. . 6
1.2. Sơ lược về methionin, axetyl axeton . 7
1.2.1. Sơ lược về methionin . 7
1.2.2. Sơ lược về axetyl axeton . 10
1.3. Sơ lược về phức chất của NTĐH . 11
1.3.1. Đặc điểm chung . 11
1.3.2. Tính chất biến đổi tuần hoàn - tuần tự các phức chất của NTĐH . 12
1.3.3. Phức chất của các NTĐH với các amino axit . 13
1.3.3.1. Khả năng tham gia liên kết của các nhóm chức trong các amino axit . 13
1.3.3.2. Một số kết quả nghiên cứu sự phối trí trong phức chất của các NTĐH
với amino axit . 13
1.4 . Cơ sở của phương pháp chuẩn độ đo pH . 18
1.4.1. Phương pháp xác định hằng số bền của phức đơn phối tử . 19
1.4.2. Phương pháp xác định hằng số bền của phức đa phối tử. . 20
Chƣơng II: THỰC NGHIỆM . 22
2.1. Hoá chất và thiết bị. . . 22
2.1.1. Chuẩn bị hoá chất . . 22
2.1.1.1. Dung dịch KOH 1M . 22
2.1.1. 2. Dung dịch đệm pH = 4,2 (CH
3COONH4, CH
3COOH) . 22
2.1.1.3. Dung dịch thuốc thử asenazo (III) 0,1% . 22
2.1.1.4. Dung dịch DTPA 10-3M . 22
2.1.1.5. Các dung dịch muối Ln(NO3)3 10-2M (Ln: Ho, Er, Tm, Yb, Lu). . 22
2.1.1.6. Dung dịch L-Methionin 10-2M và axetyl axeton 10-1M . 23
2.1.1.7. Dung dịch KNO3 1M . 23
2.1.2. Thiết bị . 23
2.2. Nghiên cứu sự tạo phức đơn phối tử của các ion đất hiếm (Ho3+, Er3+, Tm3+, Yb3+, Lu3+) với L- Methionin và với axetyl axeton . 23
2.2.1. Xác định hằng số phân li của L-Methionin . 23
2.2.2. Xác định hằng số phân li của axetyl axeton . .26
2.2.3. Nghiên cứu sự tạo phức đơn phối tử của các ion đất hiếm (Ho3+, Er3+, Tm3+, Yb3+, Lu3+) với L-Methionin . 29
2.2.4. Nghiên cứu sự tạo phức đơn phối tử của các ion đất hiếm (Ho3+, Er3+,Tm3+, Yb3+, Lu3+) với axetyl axeton . 36
2.3. Nghiên cứu sự tạo phức đa phối tử của các ion đất hiếm (Ho3+, Er3+, Tm3+, Yb3+, Lu3+) với L- Methionin và axetyl axeton: . 41
2.3.1. Nghiên cứu sự tạo phức đa phối tử của các ion đất hiếm (Ho3+, Er3+, Tm3+, Yb3+, Lu3+) với L- Methionin và axetyl axeton theo tỉ lệ các cấu tử 1:1:1 . 41
2.3.2. Nghiên cứu sự tạo phức đa phối tử của các ion đất hiếm (Ho3+, Er3+, Tm3+, Yb3+, Lu3+) với L-Methionin và axetyl axeton theo tỉ lệ các cấu tử 1:2:2. . 46
2.3.3.Nghiên cứu sự tạo phức đa phối tử của các ion đất hiếm (Ho3+, Er3+, Tm3+, Yb3+, Lu3+) với axetyl axeton và L-Methionin theo tỉ lệ các cấu tử 1:4:2 . 50
KẾT LUẬN . .57
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 58



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hức của histidin nhỏ hơn glixin.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về sự tạo phức trong dung dịch của
NTĐH với các aminoaxit như L-Phenylalanin, L-Glutamic, L-Tryptophan,
L-Lơxin, L - Histidin [1], [10], [16], [17], [18]. Tác giả Nguyễn Quốc Thắng [16]
khi nghiên cứu sự tạo phức giữa các ion NTĐH với một amino đicacboxylic là
axit L-Glutamic trong dung dịch và trong phức rắn lại cho thấy: sự tạo phức xảy ra
tốt ngay trong khoảng pH trung tính với sự tham gia đồng thời của nhóm amino và
nhóm cacboxyl. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, sự tạo phức xảy ra tốt trong vùng
pH từ 5,5 ÷ 7,5 đối với các ion NTĐH nhẹ và từ 5,2 ÷ 7,2 đối với các ion NTĐH
nặng; phức chất rắn thu được có thành phần H[Ln(Glu)2(H2O)3] (Ln: La ÷ Er, trừ Pm)
và trong các phức chất mỗi ion Glu2- chiếm 3 vị trí phối trí, liên kết của phối tử với
ion đất hiếm được thực hiện qua nguyên tử nitơ của nhóm amin (-NH2) và hai nguyên
tử oxi của hai nhóm cacboxyl (COO-).
Tác giả Csoergh.I (Thụy Điển) [23] đã tổng hợp được phức rắn của Honmi với
axit L-Aspatic ứng với thành phần Ho(L-Asp)Cl2.6H2O. Phân tích cấu trúc của
phức chất, tác giả đã chỉ ra ion Ho3+ có số phối trí là 8 với các liên kết qua 5 nguyên
tử oxi của nước (H2O) và 3 nguyên tử oxi của ba nhóm aspactat. Trong khi đó,
nhiều tác giả khác lại chỉ ra sự tham gia đồng thời của cả hai nhóm chức vào việc
hình thành phức chất.
Tác giả Ibrahim S.A (Ai Cập) [24] đã tổng hợp và nghiên cứu tính chất của
các phức chất Ce(III) với một số amino axit như L-Alanin, L-Aspactic và
L-Glutamic. Bằng các phương pháp phân tích hoá học, phổ hồng ngoại và đo độ
dẫn điện đã chỉ ra sự phối trí giữa các amino axit với Ce3+ thực hiện qua nguyên tử
oxi của nhóm cacboxyl và nguyên tử nitơ của nhóm amin.
Tác giả Nguyễn Trọng Uyển và cộng sự [19], [20] đã tổng hợp 5 phức rắn của
một số ion đất hiếm với L-Tryptophan với công thức H3[Ln(Trp)3(NO3)3].3H2O
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
(Ln: Sm, Gd, Tb) và H3 [Pr (Trp)3 (NO3)3 ].2H2O. Mỗi phân tử L-Tryptophan chiếm
hai vị trí trong cầu nội phức chất, liên kết giữa phối tử và các ion đất hiếm được
thực hiện qua nguyên tử nitơ của nhóm amin (-NH2) và nguyên tử oxi của nhóm
cacboxyl (COO
-
), mỗi nhóm nitrat chiếm một vị trí phối trí trong các phức chất và
liên kết với các ion Ln3+ qua một trong những nguyên tử oxi của ion nitrat.
Tác giả Lê Hữu Thiềng [17] đã tiến hành tổng hợp 12 phức rắn của ion
Ln
3+
và L-Phenylalanin với cùng điều kiện. Các phức chất này có công thức
H3[Ln(Phe)3(NO3)3].nH2O (Ln: La ÷ Lu trừ Ce, Phần mềm và Yb; n: 2÷ 3). Trong các phức
chất, L-Phenylalanin đã tham gia phối trí với ion Ln3+ qua nguyên tử oxi của nhóm
cacboxyl và nguyên tử nitơ của nhóm amin, mỗi nhóm nitrat chiếm một vị trí phối
trí trong các phức chất và liên kết với các ion Ln3+ qua một trong những nguyên tử
oxi của ion nitrat; số phối trí của Ln3+ trong các phức chất bằng 9.
Nhóm tác giả [22] khi nghiên cứu sự tạo phức của La3+, Pr3+, Nd3+ với các
aminoaxit (L-Phenylalanin, L-Lơxin, L-Tryptophan) trong dung dịch bằng phương
pháp chuẩn độ đo pH đã xác định được hằng số bền của phức chất tạo thành trong
cùng điều kiện. Kết quả cho thấy phức chất của La3+, Pr3+, Nd3+ vơí L-Phenylalanin
bền hơn so với L-Lơxin, phức chất của La3+, Pr3+, Nd3+ với L-Lơxin bền hơn so với
L-Tryptophan.
Với phối tử L-Methionin, nhóm tác giả [21] đã tổng hợp được phức rắn của
europi với L-Methionin có thành phần H3[Eu(Met)3(NO3)3]. Phức chất tổng hợp
được là phức vòng. Mỗi phân tử L-Methionin chiếm hai vị trí phối trí trong cầu nội
liên kết với Eu3+ được thực hiện qua nguyên tử nitơ ở nhóm amin (-NH2) và qua
nguyên tử oxi của nhóm cacboxyl (-COOH).
Tác giả [5] khi nghiên cứu sự tạo phức đơn, đa phối tử của các NTĐH (La, Ce,
Pr, Nd, Sm, Eu, Gd) với L-Methionin và axetyl axeton trong dung dịch bằng
phương pháp chuẩn độ đo pH đã xác định được:
Hằng số bền của các phức đơn phối tử tạo thành giữa Ln3+ (Ln: La, Ce, Pr, Nd,
Sm, Eu, Gd) với L-Methionin và axetyl axeton ở điều kiện thí nghiệm 30 ± 10C, I = 0,1
theo tỉ lệ mol Ln3+: H2Met
+
= 1:2; Ln
3+
: HAcAc = 1:2. Các phức chất tạo thành của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
Ln
3+ với H2Met
+
có dạng LnMet2+ và của Ln3+ với HAcAc có dạng LnAcAc2+ và
Ln(AcAc)
+
2. Sự tạo phức xảy ra tốt trong khoảng pH từ 6 ÷ 8. Hằng số bền của các
phức đơn phối tử tăng dần theo trật tự sau:
La
3+
< Ce
3+
< Pr
3+
< Nd
3+
< Sm
3+
< Gd
3+
< Eu
3+
Hằng số bền của các phức đa phối tử tạo thành giữa La3+, Ce3+, Pr3+, Nd3+,Sm3+, Eu3+,
Gd
3+ với L-Methionin và axetyl axeton ở 30 ± 10C, I = 0,1 theo các tỉ lệ mol :
Ln
3+
: HAcAc: H2Met =1: 2 : 2
Ln
3+
: HAcAc: H2Met = 1: 4 : 2.
Phức chất tạo thành giữa các cấu tử lấy theo tỉ lệ mol là 1:2:2 có dạng
LnAcAcMet
+
và lấy theo tỉ lệ mol là 1:4:2 có dạng Ln(AcAc)2Met. Sự tạo phức xảy
ra tốt trong khoảng pH từ 7 ÷ 9. Giá trị hằng số bền của các phức chất
giảm theo trật tự sau: La3+ > Ce3+ > Pr3+ > Nd3+ > Sm3+ > Eu3+ > Gd3+
Phức đa phối tử của các NTĐH với L-Methionin và axetyl axeton theo các tỉ
lệ mol 1: 4: 2 bền hơn phức chất có tỉ lệ mol 1: 2: 2. Phức đa phối tử bền hơn phức
đơn phối tử.
Các ion đất hiếm điện tích lớn nên chúng có khả năng tạo thành phức chất đa
phối tử không những với phối tử có dung lượng phối trí thấp mà cả phối tử có dung
lượng phối trí cao. Trong nhiều trường hợp phối tử có dung lượng phối trí cao
nhưng không lấp đầy toàn bộ cầu phối trí của những ion đất hiếm và những vị trí
còn lại đang được chiếm bởi phân tử nước thì các vị trí đó có thể bị các nguyên tử
―cho‖ của một phối tử khác nào đó thay thế. Vào những năm 1960 người ta đã phát
hiện ra phức chất đa phối tử của ion đất hiếm với phối tử thứ nhất là etylen điamin
triaxetic (EDTA) và phối tử thứ hai là: axit hiđroxi etylenđiamintriaxetic (HEDTA),
axit xyclohexan điamin tetraaxetic (XDTA), axit nitrilotriaxetic (NTA), axit xitric,
axit tactric [31].
Trong những năm gần đây đã có rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu
phức chất đa phối tử. Kết quả cho thấy có sự tạo thành phức chất của một số
NTĐH với phối tử thứ nhất là các amino axit như L-Alanin, L-Phenylalanin,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
L-Lơxin và phối tử thứ hai là các hợp chất như 1,1- bipyridin, axetyl axeton,
EDTA. Từ đó xác định được hằng số bền của phức chất với tỉ lệ các cấu tử
khác nhau.
Ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu phức chất đa phối tử.
Tác giả [10] đã tổng hợp phức rắn của một số NTĐH và kiềm thổ với
benzoylaxeton, o - phenantrolin và nghiên cứu khả năng thăng hoa của chúng
trong chân không. Nhiều tác giả nghiên cứu sự tạo phức đa phối tử trong
dung dịch bằng phương pháp trắc quang [12], [13], [14], kết quả cho thấy
phức đa phối tử của một số ion đất hiếm với 4-(2-piridilazo)-rezioxin (PAR)-axit
mono cacboxylic có hằng số bền và hệ số hấp thụ mol cao hơn hẳn phức
đơn phối tử. Một số tác giả khác [8], [18] đã nghiên cứu sự tạo phức đa phối tử
của NTĐH với các amino axit và a...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status