Thiết kế ga và tàu điện ngầm: Nhổn – Ga Hà Nội - pdf 18

Download miễn phí Đồ án Thiết kế ga và tàu điện ngầm: Nhổn – Ga Hà Nội



Sau khi đã xác định được chiều rộng của sàn hành khách ta kết hợp với những kích thước cơ bản của khổ cơ cấu tiệm cận trên ga tàu điện ngầm CMC. Để xác định kích thước tối thiểu của thiết diện ga.
Khổ tĩnh không của cấu trúc (ga, hầm nối) xét đến sự bố trí ngoài giới hạn kích thước thiết bị cơ cấu đường, kỹ thuật vệ sinh môi trường, trang bị điện, chiếu sáng, hệ thống liên lạc, hệ thống phanh tự động và tự động điều khiển đoàn tàu cũng như các bố trí từ một hướng của đường hầm, ray tiếp xúc phía đối diện, các lối đi liên tục cho nhân viên phục vụ qua lại. Phía trong khổ tĩnh không của cấu trúc không được bố trí bất kỳ bộ phận nào của công trình và kết cấu xây dựng.
Có các loại khổ tĩnh không cho hầm nối tuyến đơn tiết diện tròn, hầm nối tuyến đơn và tuyến đôi tiết diện chữ nhật và khổ tĩnh không cho ga. Từ những khổ tĩnh không này mới có thể bố trí không gian cho cấu trúc hầm và ga. Khổ tĩnh không cho ga thường nhỏ hơn cho hầm, nguyên nhân là do đoàn tàu chạy trong ga thường có tốc độ không lớn.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ch trên ga
h : mật độ chất đầy sàn . Lấy h = 0,75m/người
N : khả năng thông thoát của đường . Lấy N = 30-40 cặp tàu/giờ
Chiều rộng tính toán sàn hành khách : b= + D
D : chiều rộng tuyến an toàn lấy bằng 0,5m
S = A´ = 70000. 0,75/ 2.30 = 875 m2.
A= 70.000 ng/h số liệu đầu bài.
Giá trị b xác định chiều rộng sàn hành khách lên xuống phục vụ tuyến 1 hướng và chỉ để hành khách lên xuống. Chiều rộng tính toán sàn dự kiến cho cả khách chờ tàu, lên xuống và sự đi lại dọc theo sàn cần mở rộng lên giá trị b'.
Với sàn đảo 1 vòm hay ga một nhịp chiều rộng toàn bộ sàn là B = b + b'
Khi có sàn ở 2 phía sườn ga, mỗi sàn sẽ có chiều rộng B = b + .Giá trị b' được xác định xuất phát từ giá trị tính toán dòng hành khách cục bộ trong 1 giờ theo 1 hướng hay 2 hướng trong mặt cắt đang xét của sàn hành khách P và tiêu chuẩn thông thoát của đường vượt trên 1m chiều rộng lối đi P: b' =
Theo kinh nghiệm lấy b'=3m nếu A=70.000 người/giờ và b'= 8 m nếu A lớn hơn.
Đối với ga cột, chiều rộng toàn bộ sàn đảo được xác định theo công thức:
B =2b + b' + b"
Trong đó b" là giá trị bổ sung xét đến sự có mặt của cột trên sàn
b" = 1m khi có 1 hàng cột ; b"=2m khi có 2 hàng cột
Với bước cột dọc trục ga lớn hơn 4m thì B có thể giảm đi 1,5m
Không phụ thuộc vào kết quả tính toán, chiều rộng nhỏ nhất của sàn lấy bằng các giá trị sau:
- Đối với ga một vòm hay ga một cột đặt nông và ở mặt đất có 1 sàn đảo - 10m
- Đối với ga có 2 sàn bên sườn - 4m cho mỗi sàn
- Đối với ga cột chôn sâu ( có 2 dãy cột) có các sàn đảo - 12m
- Đối với phần không có lỗ thông của ga cột hay trụ cầu - 3,2m khi vỏ hầm gang và 2,9m khi vỏ hầm BTCT.
Xác định chiều rộng sàn hành khách và định hướng theo những kích thước cơ bản của khổ cơ cấu tiệm cận trên ga tàu điện ngầm, ta sẽ xác định được tiết diện đường ngầm ga.
Chiều cao thông thuỷ của các không gian trong ga tối thiểu là 2,5m.
Một trong những vấn đề quan trọng nhất trong việc thiết kế ga tàu điện ngầm là chọn vật liệu làm vỏ ga.
II.1.2 Vật liệu làm vỏ ga.
Vật liệu dùng cho vỏ ga cần bền vững, cứng, chống cháy, ổn định đối với môi trường hoá chất và điện hoá, tương ứng với các yêu cầu chống thấm, bền nhiệt lạnh, đảm bảo khả năng cơ giới hoá cao nhất khi sử dụng.
Việc lựa chọn vật liệu làm vỏ ga chịu ảnh hưởng lớn từ điều kiện địa chất thuỷ văn và biện pháp thi công.
Vỏ ga làm từ bê tông và BTCT toàn khối được áp dụng chủ yếu khi thi công bằng phương pháp đào mỏ. Kết cấu từ bê tông và BTCT toàn khối cho phép thích ứng dễ dàng với các điều kiện xây dựng khác nhau hay dạng và kích thước kết cấu bất kỳ.
Vỏ ga hỗn hợp sử dụng bê tông phun được áp dụng khi điều kiện địa chất thuận lợi. Loại vỏ lớp phủ bê tông phun dùng trong đất đá ít nứt nẻ; trong điều kiện này chỉ cần tạo nên lớp vỏ ốp dày 60-70mm theo hình dáng chu vi hầm là đủ. Loại vỏ lớp phủ bê tông phun kết hợp neo BTCT hay thép bọc polyme dùng trong đất nửa đá và đá nứt nẻ mạnh. Loại vỏ lớp phủ bê tông phun với cung vòm thép dùng trong các đất nửa đá vỡ vụn và kém ổn định. Khi sử dụng vỏ bê tông phun hỗn hợp trong đất yếu cần tạo nên kết cấukhung kín; khi đó do kết quả liên kết các cung, kết cấu BTCT khối lớn được hình thành. Loại vỏ hỗn hợp 2 lớp dùng trong nền đất có độ kiên cố trung bình hay yếu( đất cát; đất phiến sét, cát - sỏi sạn) được xây dựng theo công nghệ thi công NATM của áo.
Vỏ lắp ghép có dạng hình tròn được lắp ghép từ nhiều vòng bố trí khít nhau làm bằng gang hay BTCT sản xuất tại nhà máy. Dựa vào các dấu hiệu cấu tạo theo hình dạng thiết diện chịu lực tạo thành vòng tròn và đặc điểm liên kết giữa các cấu kiện đó trong vòng chia vỏ lắp ghép ra vỏ vì tu bin và vỏ khối. Vì tubin là mảnh hình trụ có 2 ( hay nhiều hơn) sườn cứng hướng vòng và hướng tâm được chế tạo từ gang, BTCT và đôi khi từ thép. Dấu hiệu đặc trưng của vỏ vì tubin là có liên kết bu lông để đảm bảo sự truyền tải giữa các cấu kiện bao gồm cả mômen uốn trong mối nối. Vỏ khối cấu tạo từ các vòng, lắp ráp bằng các cấu kiện BTCT - hình khối. Các khối làm việc chủ yếu chịu nén và loại trừ việc truyền mô men uốn trong mối nối do liên kết mối nối gần như khớp. Vì thế vỏ khối có thể tối thiểu hoá tác động mô men uốn trong vỏ, đảm bảo bê tông làm việc chịu nén là chủ yếu.
Trong khi xây dựng vỏ ga tàu điện ngầm, người ta luôn phải tìm các biện pháp cách nước cho ga.
Vỏ hầm BTCT toàn khối được cách nước bằng màng cách nước liên tục bọc mặt ngoài hay mặt trong vỏ hầm. Cách nước mặt ngoài được làm trước khi đổ bê tông vỏ hầm và chỉ làm trong đất đá đủ ổn định. Trước tiên làm phẳng bề mặt hố đào bằng lớp vữa hay bê tông phun; trên đó dán lớp cách nước được làm từ 2-3 lớp bột nhựa cách nước bằng bitum hay thảm cách nước. Khi áp lực nước lớn hơn 0,1MPa, người ta xây dựng lớp cách nước dán bên trong từ vật liệu cuộn được bảo vệ bằng vỏ bọc ngoài BTCT dày 15 - 20cm.
1/ Tính toán kích thước của ga
1.1/ Tính toán chiều dài ga
1.1.1/ Xác định chiều dài sân ga
Chiều dài sân ga được xác định dựa vào số lượng toa và chiều dài toa giữa các trục thiết bị nối toa la xác đinh được chiều dài đoàn tàu và bố trí chiều dài tối thiểu của sàn hành khách và sau đó là chiều dài đoạn sân ga Lg cần thiết để bố trí sàn đó:
Lg = la.n+a
Trong đó: - la: chiều dài toa
- n: Số toa tàu
- a≥8m: Độ dữ trữ cho độ khôg chính xác khi dừng tàu
Như vậy trước hết ta phải xác định được số lượng toa tàu, số lượng toa tàu cần thiết được xác định bằng cách cân bằng dòng hành khách tính toán với khả năng vận chuyển của tuyến Pp: = Pp
Dòng hành khách là số lượng hành khách đi trên tàu hay đI qua thiết diện cho trước trên đường đI theo một hướng hay hai hướng trong một đơn vị thời gian và được xác định theo công thức sau:
Khả năng vận chuyển Pp là số lượng hành khách mà phương tiện vận chuyển được trong một giờ theo một hướng, phụ thuộc vào sức chứa của các phương tiện, khả năng thông xe của đường trục.
Được xác định theo công thức sau:
Cân bằng hai giá trị trên ta rút ra được số lượng toa tàu cần thiết được tính theo công thức sau:
Trong đó:
* : Giá trị trung bình ngày đêm dòng hành khách theo giờ trong tương lai trên tuyến theo hai hướng, hk/giờ.
Tại vị trí đặt ga là nơi tập trung đông dân cư, đồng thời là nơI có các trục đường giao thông quan trọng có mật độ phương tiện qua lại rất lớn, do vậy dự tính trong tương lai dòng hành khách tại đây có thể đạt tới trên 10 000 lượt người/ giờ.
Do vậy trong thiết kế đồ án em lấy giá trị hk/giờ để làm cơ sở tính toán
* N: Khả năng thông tàu của tuyến đường, cặp tàu/ 1 giờ. Theo kinh nghiệm thực tế khai thác ở liên xô thì khoảng cách giữa hai chuyến tàu điện ngầm vào khoảng 1,5 – 2 phút. Đồng thời N không được lớn hơn 40 cặp tàu/ 1 giờ.
Trong đồ án này em chọn N = 30 cặp tàu / giờ. Như vậy khoảng cách giữa hai chuyến tàu...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status