Nghiên cứu, ứng dụng mô hình dòng ngầm ba chiều để xác định lượng cung cấp và trữ lượng có thể khai thác của nước dưới đất khu vực các tỉnh phía tây sông Hậu - pdf 18

Download miễn phí Đề tài Nghiên cứu, ứng dụng mô hình dòng ngầm ba chiều để xác định lượng cung cấp và trữ lượng có thể khai thác của nước dưới đất khu vực các tỉnh phía tây sông Hậu



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .3
CHƯƠNG I.6
TỔNG QUAN VỀPHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH, TÌNH HÌNH ÁP DỤNG MÔ HÌNH
TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT THUỶVĂN, ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN
NƯỚC ỞTRÊN THẾGIỚI VÀ VIỆT NAM.6
1.1. Tổng quan vềphương pháp mô hình .6
1.1.1. Phương trình dòng chảy nước dưới đất.9
1.1.2. Phương trình lan truyền vật chất.16
1.1.3. Quy trình và các bước tiến hành khi giải bài toán Địa chất thủy văn bằng
phương pháp mô hình .19
1.1.4. Các bước tiến hành khi giải bài toán mô hình Địa chất thủy văn bằng phần
mềm Visual Modflow .24
1.2. Tình hình áp dụng mô hình nước dưới đất trên thếgiới.26
1.3. Tình hình áp dụng mô hình nước dưới đất ởViệt Nam .28
CHƯƠNG 2 .32
ĐẶC ĐIỂM CÁC TẦNG CHỨA NƯỚC KHU VỰC CÁC TỈNH PHÍA TÂY SÔNG
HẬU.32
2.1. Tổng quan lịch sửnghiên cứu Địa chất thủy văn đồng bằng Nam Bộ.32
2.1.1. Giai đoạn trước năm l975.32
2.1.2. Giai đoạn từnăm 1975 đến nay.33
2.2. Tình hình áp dụng phương pháp mô hình số để đánh giá nước dưới đất vùng
đồng bằng Nam Bộ.41
2.3. Đặc điểm địa chất thủy văn các tỉnh phía Tây sông Hậu.44
2.2.1. Phức hệchứa nước lỗhổng trong trầm tích đa nguồn gốc Holocen (qh).45
2.2.2.Tầng chứa nước lỗhổng trong trầm tích Pleistocen giữa - muộn (qp2-3) .46
2.2.3.Tầng chứa nước lỗhổng trong trầm tích Pleistocen sớm (qp1) .49
2.2.4.Phức hệchứa nước lỗhổng trong trầm tích Pliocen (m4).52
2.2.5. Phức hệchứa nước lỗhổng trong trầm tích Miocen muộn (m3-3).53
CHƯƠNG 3 .57
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH BA CHIỀU XÁC ĐỊNH LƯỢNG CUNG CẤP THẤM VÀ
TRỮLƯỢNG CÓ THỂKHAI THÁC CỦA CÁC TẦNG CHỨA NƯỚC KHU VỰC
PHÍA TÂY SÔNG HẬU .57
3.1. Cơsởtài liệu xây dựng mô hình .57
3.2. Mô hình khái niệm .58
3.2.1. Sơlược điều kiện tựnhiên vùng nghiên cứu.58
3.2.2. Địa chất.59
3.2.3. Địa tầng địa chất thủy văn.60
3.2.4. Xác định diện tích lập mô hình .60
3.2.5. Thông sốvà điều kiện biên .61
3.3. Mô hình hóa, hiệu chỉnh mô hình .62
3.2.1. Mô hình dòng chảy .62
3.2.2. Mô hình lan truyền vật chất .74
3.2.3. Kết quảbài toán chỉnh lý mô hình .76
3.4. Kết quảxác định lượng cung cấp cho các tầng chứa nước .91
3.4.1. Các phương án khai thác .91
3.4.2. Kết quảxác định lượng cung cấp cho nước dưới đất.94
3.5. Kết quảxác định lượng trữlượng có thểkhai thác.113
3.5.1. Phương án xác định trữlượng có thểkhai thác .114
3.5.2. Kết quảxác định trữlượng có thểkhai thác .115
CHƯƠNG 4 .127
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢTHỰC HIỆN ĐỀTÀI VÀ NHỮNG ĐỀXUẤT, KIẾN NGHỊ.127
4.1. Những kết quả đạt được của đềtài.127
4.2. Những hạn chế, tồn tại .128
4.3. Đềxuất kiến nghị.129
TÀI LIỆU THAM KHẢO .130
MỞ ĐẦU

Đồng bằng phía Tây sông Hậu là một phần của đồng bằng sông Cửu
Long, bao gồm các tỉnh: Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Bạc Liêu,
Kiên Giang và Cà Mau. Diện tích tự nhiên toàn vùng khoảng 23.470 km2
với
dân số khoảng 8.383.000 người
*
. Đây là vùng kinh tế quan trọng và là vựa lúa
của cả nước, đồng thời là vùng nuôi trồng thuỷ sản lớn với sản lượng hàng triệu
tấn năm.
Điều kiện địa hình vùng Tây sông Hậu khá bằng phẳng, hướng nghiêng
thoải từ Tây - Tây Nam sang Đông - Đông Bắc; độ cao địa hình nhìn chung là
thấp và thường bị ngập nước trong mùa lũ.
Vùng phía Tây sông Hậu là phần cuối của châu thổ sông Mê Kông, vì vậy
nguồn nước mặt trong vùng khá dồi dào, với các hệ thống sông, kênh rạch dày
đặc. Tuy nhiên, nguồn nước mặt ở đây thường có độ đục lớn, phần lớn bị chua
phèn, nhiễm mặn và nhiễm bẩn nên không thuận lợi đối với các mục đích sử
dụng nước cho ăn uống sinh hoạt và công nghiệp.
Nguồn nước dưới đất có trữ lượng lớn. Theo các tài liệu điều tra, nghiên
cứu địa chất thủy văn trong vùng, mặt cắt đồng bằng phía Tây sông Hậu gồm 5
tầng chứa nước trong trầm tích Kainozoi, các tầng chứa nước đều có chiều dày
và mức độ chứa nước lớn.. Tuy nhiên, do quá trình hình thành đồng bằng trải
qua nhiều giai đoạn hoạt động địa chất phức tạp, với nhiều đợt thăng trầm nâng
hạ của vỏ trái đất tạo nên các đợt biển tiến - thoái trong quá khứ, cùng với ảnh
hưởng mạnh của hoạt động thủy triều, chế độ thủy văn của hệ thống sông Mê
Kông nên nước dưới đất ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung và đồng bằng
phía Tây sông Hậu nói riêng có đặc điểm thủy động lực và thuỷ địa hoá hết sức
phức tạp, tốc độ vận động của nước chậm chạp, hệ số trao đổi nước nhỏ, mặn
nhạt xen kẽ nhau theo cả chiều thẳng đứng và chiều ngang. Trong khi các công
trình nghiên cứu, điều tra, đánh giá nguồn nước dưới đất trên đồng bằng nói
chung còn rất hạn chế. Việc điều tra, đánh giá chi tiết nguồn nước chủ yếu tại
các công trình thăm dò, khai thác nước dưới đất phân tán rải rác trên đồng bằng.
Các nghiên cứu mang tính khu vực còn ít, số lượng điểm nghiên cứu đối với mỗi
công trình rất hạn chế, đặc biệt các nghiên cứu về nguồn gốc, trữ lượng và điều
kiện hình thành trữ lượng nước dưới đất, diễn biến xâm nhập mặn, chất lượng
nước, mối quan hệ nước mặt - nước dưới đất đều chưa đầy đủ.
* số liệu thống kê năm 2005
Về tình trạng khai thác sử dụng nước dưới đất: do phần lớn nguồn nước
mặt bị mặn, phèn và nhiễm bẩn nên nguồn nước dưới đất đã trở thành nguồn cấp
nước quan trọng cho ăn uống, sinh hoạt và sản xuất công nghiệp của vùng. Chỉ
trừ một số khu vực ở phần phía Tây (thuộc các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cần
Thơ, Hậu Giang) có nguồn nước mặt đáp ứng yêu cầu cho ăn uống, sinh hoạt và
sản xuất, còn lại đều phụ thuộc vào nguồn nước dưới đất, đặc biệt tại các tỉnh Cà
Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, nước dưới đất là nguồn cấp chủ yếu cho ăn uống,
sinh hoạt và sản xuất tại các đô thị và vùng nông thôn trong khu vực này. Lượng
nước dưới đất khai thác ngày càng tăng đã gây ra hạ thấp lớn và xâm nhập mặn
ở một số khu vực, điển hình như tại thị xã Cà Mau, Sóc Trăng. Tại Cà Mau
trước đây mực nước nằm cao hơn mặt đất khoảng 1 mét nhưng hiện tại mực
nước dưới đất đã nằm dưới mặt đất khoảng 30 mét và liên tục bị hạ thấp với tốc
độ hạ thấp khoảng 0,2 - 0,5m /năm. Tại các công trình khai thác nước dưới đất
của thị xã Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu đều đã xảy ra hiện tượng xâm nhập
mặn vào công trình khai thác, một số giếng đã phải hủy bỏ hay giảm lưu lượng
khai thác....
Các vấn đề nêu trên đã gây không ít khó khăn cho công tác quản lý, bảo
vệ tài nguyên nước dưới đất trong khu vực, đặc biệt là khó khăn trong việc phân
bổ, cấp phép khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nước.
Để từng bước giải quyết các vấn đề nêu trên, phục vụ công tác quản lý tài
nguyên nước dưới đất trong khu vực, tháng 7 năm 2005, Bộ Tài nguyên và Môi
trường đã giao cho Cục Quản lý tài nguyên nước triển khai thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu, ứng dụng mô hình dòng ngầm ba chiều để xác định lượng cung
cấp và trữ lượng có thể khai thác của nước dưới đất khu vực các tỉnh phía Tây
sông Hậu”. Mục tiêu chủ yếu của đề tài nhằm: nghiên cứu điều kiện hình thành
trữ lượng khai thác, nguồn cung cấp cho nước dưới đất ở khu vực các tỉnh phía
Tây sông Hậu; ứng dụng mô hình dòng ngầm xác định định lượng lượng cung
cấp cho nước dưới đất và trữ lượng có thể khai thác của một số khu vực trong
vùng nghiên cứu, phục vụ áp dụng mở rộng cho các khu vực khác trên đồng
bằng, phục vụ công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất; góp phần làm rõ hơn
về điều kiện địa chất thủy văn của khu vực nghiên cứu; và nâng cao năng lực và
kỹ thuật sử dụng mô hình cho cán bộ làm công tác quản lý tài nguyên nước ở
Cục Quản lý tài nguyên nước cũng như ở các tỉnh trong vùng nghiên cứu.
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu đã
có về điều kiện địa lý tự nhiên, địa hình, khí tượng, thuỷ văn, địa chất, địa chất
thuỷ văn kết hợp với điều tra khảo sát bổ sung hiện trạng khai thác, sử dụng


https://mega.co.nz/#!0Ul03a6I!cvAMrb6Ln ... T-nE_bNtr0
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status