Tổng luận Tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu và sự dâng cao nước biến - pdf 18

Download miễn phí Tổng luận Tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu và sự dâng cao nước biến



Trong thời gian trước khi có NAPA, kể từ Kế hoạch 5 năm lần thứ 4 và cuối cùng là Kế
hoạch 5 năm lần thứ 5 (1997-2020), vấn đề bảo tồn và bảo vệ môi trường hướng tới phát
tri ển bền vững nền kinh tế đã được Chính phủ Bằnglađét chú ý đến và tiếp theo đó là Chiến
lược Giảm nghèo đói (PRSP). Trong khoảng thời gian từ đó đến nay, Chính phủ Bănglađét
đã có những hành động nhằm hạn chế các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu. Chính phủ,
các tổ chức phi chính phủ trong thời gian diễn ra thảm họa đã phối hợp hành động, giảm
thi ệt hại về người và tài sản. Các sáng kiến ban đầu đã được cộng đồng quốc tế đánh giácao
và ghi nhận. Chính phủ Bănglađét đã cho xây dựng gần 2.000 khu nhà tránh bão ở vùng
duyên hải, khoảng 200 khu nhà tránh lũ lụt trên nền đất cao cho những người bị đe doạ bởi
bão và ngập lụt. Khoảng 3.931 km đê bao vùng ven biển đã được xây dựng qua các năm
nhằm bảo vệ đất khỏi bị nhiễm mặn do thuỷ triều và nước dâng do bão và đào thêm 4.774
km hệ thống kênh thoát nước. Chính phủ cũng đã thực hiện Dự án Vành đai Xanh ở các
vùng ven biển với sự tham gia của cộng đồng địa phương. Chương trình tái trồng rừng này
nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi của thiên nhiên, nhất là các ảnh hưởng do bão và
nước dâng, đồng thời cải thiện sinh kế cho người dân địa phương.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

cửa sông và tầng ngậm nước là một hậu quả
khác của nước biển dâng, làm trầm trọng hơn tình trạng thiếu nước ngọt và gia tăng
đất nhiễm mặn tại các vùng đồng bằng ven biển. Nước biển xâm nhập tại các vùng cửa
sông hình phễu chịu tác động mạnh của quá trình động lực của sông và nước biển
dâng, nhất là khi lưu lượng dòng chảy giảm sẽ gây ra những tác động nghiêm trọng
đến quá trình xâm nhập mặn. Với Trung Quốc, các châu thổ lớn như Trường Giang
(Dương Tử) và Châu Giang có thể bị ảnh hưởng bởi sự nhiễm mặn khi nước biển dâng
cao kết hợp suy giảm lưu lượng nước ở thượng nguồn vào mùa khô.
Sông Trường Giang có 3 nhánh và đổ ra biển theo 4 cửa. Nước mặn xâm nhập vào
nội địa theo các cửa này với mức độ khác nhau. Xâm nhập mặn trong mùa đông ở
nhánh phía Bắc diễn ra theo cấp số do cửa sông dạng hình phễu và lưu lượng thấp nên
nước mặn còn có thể xâm nhập sang cả nhánh phía Nam. Dữ liệu quan sát và mô
phỏng dạng số cho thấy xâm nhập mặn ở cửa sông Trường Giang chủ yếu bị chi phối
bởi lưu lượng dòng chảy sông và ảnh hưởng của thuỷ triều. Các nhân tố chi phối khác
là gió, dòng chảy thềm lục địa và khả năng hòa trộn. Dòng chảy thềm lục địa ngoài
khơi cửa sông Trường Giang chủ yếu là các dòng biển ấm Đài Loan và dòng Subei
Coast mang nước biển đến vùng cửa sông và có nguy cơ xâm nhập qua cửa sông
Trường Giang. Tình hình xâm nhập mặn ở cửa sông Trường Giang còn bị tác động của
đập Tam Hiệp và dự án bơm nước từ sông Trường Giang lên miền Bắc Trung Quốc.
Đập Tam Hiệp làm tăng lưu lượng xả của sông Trường Giang thêm 1.500 m3/s
trong tháng 1 và tháng 2 vào năm khô hạn và dự án bơm nước từ sông Trường Giang
lên miền Bắc Trung Quốc làm giảm 800 m3/s ở nhánh phía đông trong giai đoạn 1. So
sánh với các kết quả trước khi có dự án, Đập Tam Hiệp góp phần làm giảm sự xâm
nhập mặn từ sông Trường Giang và dự án bơm nước lên miền Bắc Trung Quốc lại làm
28
tăng nguy cơ nhiễm mặn do thay đổi lưu lượng dòng chảy sông. Tại trạm đo Datong,
tỉnh An Huy, sự xâm nhập mặn ở cửa sông Dương Tử có hệ số là 0,884, nghĩa là khi
lượng nước ngọt giảm xuống dưới mức 7.000m3/giây, nước mặn sẽ tiến sâu vào đất
liền hơn 100km. Đảo Chongming hoàn toàn được bao quanh bởi nước mặn trong thời
gian 5 tháng khi lượng nước ngọt giảm xuống ngưỡng 7.300-8.000m3/giây.
Các nhà khoa học Trung Quốc dự báo: tại cửa sông Trường Giang, nếu mực nước
biển dâng 0,44m vào năm 2050, ranh mặn 1-5%o sẽ xâm nhập vào sâu hơn 3km trong
mùa lũ, nước dâng 0,96m vào 2100 ranh mặn 1-5%o sẽ xâm nhập vào sâu hơn 6-8km.
Vào mùa khô, nếu nước biển dâng 0,8m ranh mặn này sẽ tiến sâu vào đất liền hàng
chục km.
Ngoài lưu vực sông Trường Giang, lưu vực sông Châu Giang cũng có thể bị ảnh
hưởng. Lưu vực Châu Giang có tổng diện tích tiêu thoát nước khoảng 453.690km2,
trong đó diện tích châu thổ là 9.750km2, với hệ thống sông ngòi chằng chịt và là một
trong những hệ thống tiêu thoát nước phức tạp nhất trên thế giới. Khu vực này chịu
ảnh hưởng của chế độ khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, với lượng mưa trung bình năm
lên tới 1.470mm chủ yếu diễn ra trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 9. Vùng châu thổ
sông là đồng bằng có độ cao thấp so với mực nước biển. Tại đây, nước mặn thường
xâm nhập vào theo các cửa phía Đông, còn ở các cửa phía Tây, dòng chảy sông chiếm
ưu thế. Sông Châu Giang đổ ra biển theo 8 nhánh và nước mặn xâm nhập vào đất liền
qua các nhánh sông này ở mức độ khác nhau do lưu lượng nước ngọt cung cấp và chế
độ triều khác nhau. Tuỳ theo các đặc điểm này mà vào mùa khô nước mặn có thể xâm
nhập vào đất liền sâu hơn 20-60 km so với vào mùa mưa.
Kể từ mùa thu năm 2004, tình trạng hạn hán ở lưu vực sông Châu Giang trở nên
nghiêm trọng hơn. Mực nước sông ngòi phổ biển ở mức thấp. Xâm nhập mặn diễn ra
mạnh mẽ đe doạ an ninh nguồn nước cấp cho các thành phố Ma Cao, Zhuhai, Trung
Sơn và Quảng Châu. Trước tình hình đó, tháng 1/2005, Bộ Tài nguyên Nước, Văn
phòng Nhà nước về Kiểm soát Ngập lụt và Giảm nhẹ Hạn hán Trung Quốc đã phải
thực hiện một dự án đưa nước khẩn cấp về đẩy mặn và bổ sung nước ngọt cho sông
Châu Giang trên chiều dài khoảng 1.300km.
Nóng lên toàn cầu cũng làm cho hạn hán diễn ra thường xuyên và trầm trọng hơn,
làm cho nước mặn xâm nhập sâu hơn tại các vùng cửa sông hình phễu. Tại một số
vùng biến đổi khí hậu làm tăng lượng mưa và dòng chảy giúp ngăn cản quá trình xâm
nhập mặn. Dự án đưa nước từ miền Nam lên miền Bắc làm giảm lượng nước sông
Trường Giang, làm trầm trọng hơn quá trình xâm nhập mặn nhất là vào mùa khô tại
vùng cửa sông. Trong khi đó, các hoạt động xả nước tại Đập Tam Điệp sẽ giúp ngăn
ngừa quá trình xâm nhập mặn.
Mực nước biển dâng cao gây ra những xáo trộn trong các hệ sinh thái. Hiện nay,
diện tích các khu rừng ngập mặn Trung Quốc là 250x103hm2, giảm đáng kể từ
50x103hm2 hồi những năm 50. Suy giản diện tích rừng ngập mặn trong thế kỷ trước
chủ yếu liên quan đến những tác động trực tiếp và gián tiếp của con người, như chuyển
đổi rừng ngập mặn để canh tác và nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng cảng biển và các cơ
sở hạ tầng khác. Nhiệt độ và độ mặn chính là các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển
và phân bố của các khu rừng ngập mặn. Nhiệt độ tăng có xu thế làm các khu rừng
29
ngập mặn dịch chuyển về phía Bắc. Các khu rừng ngập mặn tự nhiên xuất hiện nhiều ở
tỉnh Phúc Kiến và rừng ngập mặn nhân tạo có nhiều ở tỉnh Chiết Giang. Tốc độ bồi
tích ở rừng ngập mặn thường cao hơn mực nước biển dâng do vậy rừng ngập mặn ở
Trung Quốc ít có nguy cơ bị nhấn chìm do được cung cấp đủ phù sa. Tuy nhiên, nếu
mực nước biển dâng cao vượt quá tốc độ bồi tụ, nước sâu và sóng lớn sẽ ảnh hưởng
đến quá trình sinh trưởng của các loài ngập mặn như khả năng nảy mầm, sự phát triển
của hệ rễ và cây non.
Ngoài hệ thống rừng ngập mặn rộng lớn, tại vùng ven biển các rạn san hô ven biển
trải rộng trên diện tích 30x103km2 và đang bị huỷ hoại nhanh chóng bởi các hoạt động
khai thác và phát triển của con người. 80% các rạn san hô ở Đảo Hải Nam đã bị phá
huỷ do phát triển ven biển và khai thác san hô trong nửa thế kỷ qua. Do san hô chỉ
phát triển trong dải nhiệt độ hẹp từ 21-290C nên nhiệt độ bề mặt nước bất thường trong
thời gian diễn ra El Nino đã gây sự tẩy trắng hàng loạt. Hơn nữa, san hô chỉ có thể
tăng trưởng với tốc độ tối đa 1cm/năm, cao hơn nhiều so với tốc độ nước biển dâng.
Do vậy, với mức nước biển dâng được dự báo không phải là mối nguy lớn mà sẽ là
yếu tố cần lo ngại khi nước biển dâng kèm theo những hậu quả khác của biến đổi khí
hậu như xuất hiện nhiều cơn bão hơn, mưa lớn làm tăng lượng trầm tích và quá trình
axit hóa nước đại dương do tăng lượng cácbônát hòa tan trong nước biển.
Hộp 2. Biến đổi khí hậu và khủng hoảng nước ở Trung Quốc
Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc nổi lên như một công xưởng của thế giới. Tăng tr
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status