Bước đầu nghiên cứu công tác quản lý rác thải đô thị thành phố Hà Nội trên quan điểm kinh tế môi trường hướng tới phát triển bền vững - pdf 18

Link tải luận văn miễn phí cho ae
LỜI MỞ ĐẦU

Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt với đời sống con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của loài người nói chung, của từng quốc gia và từng địa phương nói riêng. Trong quy hoạch và xây dựng đô thị nếu không cân nhắc, tính toán đến các yếu tố môi trường một cách đầu đủ thì có thể gây ra hậu quả xấu, làm sa sót, suy thoái môi trường, nguy hại đến sức khỏe con người và hạn chế sự phát triển kinh tế xã hội. Chúng ta quan tâm đến môi trường chính là chúng ta quan tâm và bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Trong công tác quản lý rác thải đô thị nói chung, quản lý rác thải đô thị Hà Nội nói riêng, vấn đề môi trường vẫn chưa được đánh giá một cách đúng đắn. Mọi người dân vẫn được hưởng không khí trong lành, được hưởng các các dịch vụ làm sạch môi trường như hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải do mình thải ra môi trường mà không phải trả hay trả một khoản tiền không tương xứng nên mọi người không có ý thức giữ gìn, coi trọng và bảo vệ môi trường. Rác thải được thải ra ngày càng nhiều, rác được vứt bừa bãi không đúng nơi quy định và việc xử lý rác thải vẫn chưa triệt để. Đó là do môi trường và công tác quản lý rác thải do Nhà nước đảm nhiệm vẫn được coi là hàng hóa môi trường không đo được và không được xác định rõ ràng trên thị trường, cơ cấu giá và hệ thống quyền sở hữu đều thất bại.
Xuất phát từ những vấn đề trên và từ chuyên ngành đào tạo của mình là “Kinh tế và quản lý môi trường”, được sự giúp đỡ của các thầy cô và cán bộ Xí nghiệp môi trường đô thị, tui chọn đề tài luận văn tốt nghiệp :
“Bước đầu nghiên cứu công tác quản lý rác thải đô thị thành phố Hà Nội trên quan điểm kinh tế môi trường hướng tới phát triển bền vững”.
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu công tác quản lý rác thải tại Hà Nội làm rõ vấn đề hàng hóa công cộng đối với môi trường sống xung quanh chóng ta và thực hành trong thực tế những kiến thức mà mình đã được đào tạo trong trường học. Chuyên đề được nghiên cứu trong phạm vi thành phố Hà Nội.
Dựa trên các tư liệu, số liệu thống kê tiến hành nghiên cứu và thực hiện chuyên đề bằng một số phương pháp sau :
- Phương pháp thu thập tài liệu.
- Phương pháp kế thừa các kết quả có sẵn.
- Phương pháp phân tích tổng hợp, hệ thống hóa thông tin.
- Phương pháp phân tích dự án đầu tư.
Từ đó đề tài nêu lên thực trạng của công tác quản lý rác thải trên địa bàn, dự báo được lượng rác thải trong tương lai gần và đề xuất một số giải pháp cho công tác quản lý. Chuyên đề đã hoàn thành với 4 chương :
- Chương I : Những vấn đề lý luận chung.
- Chương II : Hiện trạng rác thải của thành phố Hà Nội.
- Chương III : Một số đánh giá về công tác quản lý rác thải.
- Chương IV : Các giải pháp.
Chuyên đề tốt nghiệp là kết quả của quá trình thực tập, quá trình nghiên cứu và thu thập số liệu. Em xin chân thành Thank các thầy cô giáo trong khoa, các cô chú trong xí nghiệp môi trường đô thị số 1 đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Đặc biệt em xin gửi lời Thank chân trọng đến :
PGĐ Nguyễn Mạnh Hùng - Xí nghiệp môi trường đô thị số 1.

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG .4
I. những vấn đề cơ bản về kinh tế môi trường
1.1. Cơ sở hình thành chuyên ngành kinh tế môi trường
1.2. Kinh tế môi trường với sự thất bại của thị trường
1.2.1. cơ chế giá cả trong nền kinh tế thị trường
1.2.2. Quyền sở hữu và thất bại thị trường
1.2.3. Hàng hóa công cộng
1.2.4. Ngoại ứng
1.3. Mối liên quan giữa các thế hệ
II.Khái niệm chung về quản lý môi trường . 4
1.1. Khái niệm quản lý môi trường 4
1.2. Mục tiêu quản lý môi trường .5
1.3. Nội dung quản lý môi trường .5
II. Quản lý rác thải .6
2.1. Khái niệm rác thải 6
2.2. Phân loại rác thải 6
2.3. Khái niệm quản lý rác thải .6
2.4. Hệ thống cơ quan quản lý rác thải 7
2.5. Công nghệ xử lý 8
2.5.1.Phương pháp chế biến chất thải thành phân compost .8
2.5.2.Phương pháp đốt 8
2.5.3.Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh 9
2.5.4. Các công nghệ khác .9
CHƯƠNG II : HIỆN TRẠNG RÁC THẢI ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HÀ NỘI .10
I. Giới thiệu chung về Hà Nội 10
1.1. Đặc điểm tự nhiên của Hà Nội .10
1.1.1. Vị trí địa lý 10
1.1.2. Điều kiện tự nhiên .10
1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội .11
1.2.1. Đất đai, dân số .11
1.2.2. Tổ chức hành chính .12
1.2.3. Tình hình kinh tế .12
II. Thực trạng rác thải đô thị thành phố Hà Nội .13
2.1. Nguồn gốc phát sinh .13
2.2. Khối lượng rác thải 14
2.3. Thành phần rác thải .16
III. Tình hình quản lý rác thải thành phố Hà Nội .19
3.1. Cơ quan quản lý Nhà nước về rác thải .19
3.2. Công tác thu gom 19
3.3. Công tác vận chuyển .23
3.4. Phí thu gom rác thải .26
3.5. Tình hình xử lý rác thải .27
3.5.1. Chôn lấp rác .27
3.5.2. Chế biến phân vi sinh .28
3.5.3. Thiêu đốt rác .29
IV. Xử lý rác thải tại bãi Nam Sơn - Sóc Sơn .30
4.1. Tổng quan khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn .30
4.1.1. Các điều kiện tự nhiên của khu liên hiệp 30
4.1.2. Các hạng mục chính của khu liên hiệp hiện nay .31
4.1.3. Quy hoạch tổng thể KLH Nam Sơn .31
4.2. Khu chôn lấp hợp vệ sinh rác thải đô thị 32
4.2.1. Trình tự sử dụng các ô chôn lấp rác xây dựng giai đoạn 1 32
4.2.2. Khu chôn lấp chất thải giai đoạn 2 .33
4.2.3. Hệ thống thu gom xử lý nước rác .34
4.3. Quy trình quản lý và vận hành bãi .35
4.4. Dự án phát triển tương lai của khu liên hiệp .39
4.4.1. Khu xử lý chất thải công nghiệp .39
4.4.2. Khu chế biến phân compost .40
4.4.3. Nhà máy tái chế rác thải thành điện .40
CHƯƠNG III : MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC
I. Chi phí tài chính cho hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải
1.1. Chi phí tài chính cho hoạt động thu gom và vận chuyển rác thải
1.2. Xác định số thu phí vệ sinh
1.3. Hiệu quả tài chính cho hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải
II. Công tác quản lý rác thải và vấn đề thất bại thị trường
2.1. Lợi Ých thực của hoạt động quản lý
2.2. Công tác quản lý rác thải và những vấn đề thất bại thị trường
III. Vấn đề xử lý
CHƯƠNG IV : CÁC GIẢI PHÁP 41
I. Mục tiêu của chiến lược quản lý rác thải .41
II. Tổ chức quản lý .42
III. Giải pháp về công tác vận chuyển .44
IV. Giảm lượng rác thải .55
4.1. Các công cụ kinh tế 56
4.1.1. Phí rác thải 56
4.1.2. Hệ thống ký quỹ – hoàn trả .58
4.2. Các công cụ pháp lý .59
V. Thu hồi, tái chế rác thải 61
VI. Giải pháp về xử lý
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
Phụ lục


974u6G3OQACg41Y

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status