Đánh giá khả năng tích lũy chì của thực vật mọc trên bùn thải cống rãnh đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh - pdf 18

Download miễn phí Đồ án Đánh giá khả năng tích lũy chì của thực vật mọc trên bùn thải cống rãnh đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh



MỤC LỤC
MỤC LỤC I
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT III
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ SƠ ĐỒ HÌNH ẢNH IV
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Tổng quan về thành phố Hồ Chí Minh: 3
1.1.1 Đặc điểm nền kinh tế của Thành Phố Hồ Chí Minh: 3
1.1.2 Ô nhiễm bùn thải cống rãnh tại Thành Phố Hồ Chí Minh: 4
1.1.3 Hệ thống thoát nước Thành Phố Hồ Chí Minh: 5
1.1.4 Bùn thải của hệ thống thoát nước: 6
1.2. Nguyên Lý và thiết kế phục hồi đất ô nhiễm bằng thực vật (Phytoremidiation): 9
1.2.1 Nguyên lý: 9
1.2.2 Thiết kế: 15
1.2.3 Những hạn chế của phytoremediation: 21
1.3. Các công trình đã nghiên cứu liên quan đến đề tài: 22
1.3.1 Đặc điểm của thực vật dùng để loại bỏ kim loại nặng trong đất .22
1.3.2 Một số loại thực vật đã được nghiên cứu để đánh giá khả năng tích lũy Kim Loại Nặng trong đất cũng như trong bùn thải: .26
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1. Nội dung nghiên cứu: 34
2.2. Phương pháp nghiên cứu: 34
2.2.1 Phương pháp điều tra: 34
2.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa: 34
2.2.3 Phương pháp phân tích lý hóa đất: 34
2.3. Phương pháp tiến hành phân tích .36
2.3.1 Xác định độ ẩm bằng phương pháp sấy .36
2.3.2 Xác định pH của đất bằng máy đo pH - meter 36
2.3.3. Xác định EC của đất bằng máy đo EC - meter .36
2.3.4. Xác định lượng mùn trong đất bằng phương pháp Tiurin .36
2.3.5. Xác định lượng chì (Pb) có trong đất và trong thực vật .37
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38
3.1 Khảo sát thực tế: 38
3.1.1. Hệ thống kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè: 38
3.1.2. Hệ thống kênh Tân Hóa – Lò Gốm: 41
3.1.3. Bãi bùn thải ở Huyện Cần Giờ: 42
3.2 Cách thức lấy mẫu: 44
3.3. Phân loại thực vật: 45
3.3.1. Cói bạc đầu nhiều lá . .45
3.3.2. Cỏ Mần Trầu .46
3.4 Phân tích mẫu: 47
3.5 Tiến hành phân tích .47
3.5.1. Xác định độ ẩm đất và hệ số K: 47
3.5.2 xác định độ pH của đất: 48
3.5.3. Xác định tổng muối tan (EC): 49
3.5.4. Phân tích lượng mùn trong đất (OM) 50
3.5.5. Kết quả phân tích Pb trong đất, thân và rễ thực vật .52
3. 6. Đánh giá khả năng hút kim loại nặng chì (Pb) của cỏ Mần Trầu và Cói Bạc Đầu nhiều lá để xử lý ô nhiễm bùn thảit: 56
KẾT LUẬN 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
PHỤ LỤC 63
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

phân hữu cơ hay phân tro. Chất gây ô nhiễm kỵ nước không di chuyển đáng kể, vì thế ở những phần trên của những loại cây thân thảo không có tồn tại chất ô nhiễm. Hệ thống phytoremediation đạt được bằng quá trình rhizosphere và quá trình hấp thụ của bộ rễ. Sự lựa chọn những cây cho phytoremediation để xử lý những kim loại, việc ứng dụng đó phụ thuộc vào: phytostabilization, rhizofiltration, hay phytoextraction.
Trong phytoextraction cố gắng tập trung phần sinh khôí những kim loại nặng lên trên mạch nước ngầm, xử lý và cải thiện những kim loại đó bằng những sinh khối nếu như thực hiện có khả thi. Thực vật được sử dụng ở thời kỳ trong phương pháp phytoextraction bao gồm hoa hướng dương và cây mù tạc An Độ cho sự điều khiển. Thlaspi spp. Cho Zn, Cd, Ni, hoa hướng dương và những loài thủy sinh vật, chất phóng xạ
Các khảo sát thử nghiệm về các thể thực vật có khả năng hấp thụ cao ở nhiều quốc gia được thực hiện bởi Alan J.M.Baker, ở Trường Đại Học Sheffield, Uk.Llya Raskin ở trường Đại học Rutgers, những cố gắng phát triển những thực vật có khả năng trích trong phòng thí nghiệm. Việc khám phá những kim loại từ thực vật bằng p/p đốt và khám phá chúng từ tro, hay từ những phương pháp trích ướt. Ngay cả những p/p như vậy không khả năng thực hiện được cho việc phát hiện những kim loại nặng từ sinh khối thực vật hay từ tro, do đó chúng có thể cô lại thành dung tích nhỏ hơn để phát hiện
Những thưc vật trong vùng đât ướt được sử dụng trong việc xử lý. Gồm 2 loài thực vật nổi và thực vật đáy. Thực vật nổi thoát hơi nước và dễ thu hoạch cần được xem xét. Còn những loài thực vật đáy thì không thoát hơi nước nhưng nó tạo sinh khối lớn trong hệ thống để hấp thụ và thấm hút những chất nhiễm bẩn. Những loài thực vật thủy sinh được hình thành trong những vùng đất ướt bao gồm: bullrush, cattail, coontail, duckweed, arrowroot, pondweed, parrot feather, Eurasian water milfoil, stonewort, and Potamogeton spp.
(cây cỏ nến, bèo tấm, cây dong, cây hương bồ, coontail, cỏ nhãn tử, rong đuôi chó, cỏ thi nước Âu-á (eurasian water milfoil), stonewort, và potamogeton spp.)
1.2.2.2 Khả năng xử lí:
Cần thiết tham khảo sử dụng các nghiên cứu về khả năng xử lí của thực vật được chọn trước khi thiết kế để đảm bảo hệ thống phytoremediation đạt được kết quả như mong muốn.
Thông tin về quá trình chuyển hoá và độc chất của thực vật được thu thập trong các nghiên cứu xử lí chất ô nhiễm. Độc tính và tỷ lệ vận chuyển thường biến đổi lớn, người ta mong muốn điều này diễn ra từ loài thực vật này sang loài thực vật khác và ngay cả từ giống loài này, cây trồng này sang giống loài khác, cây trồng khác.
Bo, kẽm, amoni, một số kim loại và muối là những độc chất đặc biệt trong thực vật. Vì thế, thật khó khăn khi thu được những thông tin về khả năng xử lí trong phòng thí nghiệm hay trong nhà kính trồng cây, nếu kiến thức trước đây chưa đề cập đến chất thải đối với thực vật. Sự phối hợp thông tin về việc thiết kế được đòi hỏi những khu vực đặc trưng từ việc nghiên cứu trồng cây trong nước, đối vơi những nghiên cứu trong chậu nhỏ vơi đất trong nhà kính. Những nồng độ khác nhau của chất bị nhiễm bẩn có thể được phân tích độc tính, và các mô thực vật có thể được thu hoạch về trao đổi chất hay phân tích phức chất ban đầu .
Những nghiên cứu khả năng xử lý trong phòng thí nghiệm cần thiết để đánh gía số phận của chất gây nhiểm bẩn trong hệ thống thực vật . Ví dụ như, khả năng những hợp chất bay hơi như benzene and trichloroethylene di chuyển xuyên qua thực vật và trở nên bốc thoát hơi nước vào khí quyển, độc tính trong khí phải được thử nghiệm .Những chất bay hơi thường được đưa vào khí quyển qua con đường bốc thoát hơi nước bởi thực vật, trong trường hợp này, sự tính toán những độc chất trong không khí sẽ cần thiết để đánh gía nồng độ của độc chất trong khí quyển so với mức bình thường. Một cách tương tự những chất hữu cơ ghét nước trung bình (log Kow = 1 to 3.5) thì thường được vận chuyển đến lá của thực vật và bị biến đổi hóa. Sự đo đạc nông độ trong lá của hợp chất mẹ và chất biến đổi sẽ cần thiết để xác định nếu hàm lượng độc chất vượt mức bình thường.
1.2.2.3 Mật độ và kiểu trồng:
Mật độ thực vật phụ thuộc vào việc ứng dụng. Louis Licht, Ecolotree đi đầu trong việc sử dụng cây bạch dương lai (hybird poplar) như là đới đệm ven các sông suối, mủ che cho vùng chôn lấp rác (landfill caps) và những vùng có chứa chất thải nguy hại. Đối với những cây bạch dương lai, qui ước số cây được trồng là 1000 – 2000 cây / mẫu đất với độ sâu từ trong 12 – 18 inches hay trồng theo hàng thì độ sâu là 1 – 6 feet. Những cây dương có bộ rễ sâu. Nếu trồng theo hàng thì hai cây phải cách nhau 2 feet và giữa các hàng cách nhau 10 feet. Cây dương được trồng một cách đơn giản như những cái que dài, nó sẽ bén rễ là phát triển nhanh trong vụ mùa đầu tiên. Nhiều loài phreatophyte trong họ Liễu (salix) như : cây liễu (willow), cây dương (cottonwood) trồng theo mật độ bình thường ban đầu. Cây thân gỗ thường xanh thì đòi hỏi trồng với mật độ ban đầu thấp hơn. Người ta luôn mong muốn mật độ thực vật lúc đầu cao để bảo đảm sự thoát hơi nước mạnh trong trong năm đầu tiên, nhưng cây trồng tự nhiên sẽ có đường kính nhỏ do nó có sự cạnh tranh từ 600 – 800 cây mỗi mẫu trong hơn 6 năm đầu. Nếu như mong muốn, cây dương có thể được thu hoạch trong 6 năm 1 lần và được bán làm củi đốt hay làm bột giấy và giấy và nó sẽ mọc trở lại từ những gốc cây bị chặt (nét nổi bật của bãi trồng cây bằng chất đốt). Hệ thống rễ dày đặc và sâu vẫn còn nằm dưới đất (mặc dù thân bị đốn) để duy trì sự phát triển của cây trong năm tới. Thời gian sống của cây dương lai là 30 năm, thời gian này đáp ứng được nhu cầu thiết kế của kế hoạch.
Những loài thân thảo luôn được trồng thành từng hàng hay khắp nơi tại những vùng đất bị ô nhiễm. Mật độ sinh khối đạt từ khoảng 200 – 600 g/m3 ở mùa vụ thứ hai với 1 trong 3 vụ mỗi năm và phụ thuộc vào điều kiện khí hậu thời tiết và nguồn nước sử dụng.
Mật độ thủy thực vật lúc đầu trong những vùng đất ướt tự nhiên hay nhân tạo thông thường 3 cây để vào một giỏ, đặc chính giữa một ô vuông cạnh 3 foot (0.304m). trồng lại và duy trì nên được đánh gía trong chi phí của dự án. Một điều khác cũng cần xem xét rằng ít nhất 30% cây trồng cần được trồng lại trong năm thứ II hay năm thứ III cũng như những chi phí bất ngờ.
1.2.2.4 Sự duy trì, tưới tiêu và các yếu tố đầu vào của sự phát triển thực vật
Đối với việc ứng dụng phương pháp phytoremediation, khi thiết kế công nghệ, cần tính đến chi phí trong việc tưới tiêu mỗi năm. Quá trình tưới tiêu của thực vật đảm bảo một bước khởi đầu thuận lợi của hệ thống ngay cả khi hạn hán. Mặt khác, mô hình thủy lực học có thể cần được đánh giá tỷ lệ thấm đến tầng nước ngầm dưới điều kiện tưới tiêu. Chi phí hoạt động và duy trì nên được quan tâ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status