Một số vấn đề về an ninh lương thực của khu vực ASEAN và Việt Nam được phản ánh qua báo chí những năm gần đây - pdf 18

Download miễn phí Đề tài Một số vấn đề về an ninh lương thực của khu vực ASEAN và Việt Nam được phản ánh qua báo chí những năm gần đây



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I
BÁO CHÍ VỚI CÔNG TÁC PHẢN ÁNH TÌNH HÌNH ANLT BA NĂM GẦN ĐÂY(1996 - 1998) TRÊN CÁC BÁO: NHÂN DÂN - NÔNG NGHIỆP - VIỆT NAM & ĐÔNG NAM Á NGÀY NAY - THỜI BÁO KINH TẾ
VIỆT NAM
 
1./ Tầm quan trọng của báo chí trong công tác tuyên truyền phản ánh tình hình ANLT 6
2./ Nội dung của các tin, bài viết về tình hình ANLT trên các tờ báo: Nhân Dân - Nông Nghiệp - Việt Nam & Đông Nam Á ngày nay - Thời báo kinh tế Việt Nam 8
3./ Nhận xét chung về hình thức chuyển tải của bốn tờ báo Nhân Dân - Nông Nghiệp - Việt Nam & Đông Nam Á ngày nay - Thời báo kinh tế Việt Nam 19
CHƯƠNG II
ANLT CỦA KHU VỰC ASEAN QUA SỰ PHẢN ÁNH CỦA BỐN TỜ BÁO:
NHÂN DÂN - NÔNG NGHIỆP - VIỆT NAM & ĐÔNG NAM Á NGÀY NAY - THỜI BÁO KINH TẾ VIỆT NAM
 
1./ Tình hình chung của khu vực 22
2./ Vài nét về tình hình ANLT của các nước Indonesia, Malaysia, Philippine, Thái Lan qua sự phản ánh của báo chí 24
 
CHƯƠNG III
MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẢM BẢO ANLT CỦA VIỆT NAM QUA SỰ PHẢN ÁNH CỦA BỐN TỜ: NHÂN DÂN - NÔNG NGHIỆP - VIỆT NAM & ĐÔNG NAM Á NGÀY NAY - THỜI BÁO KINH TẾ VIỆT NAM.
 
1./ Những đóng góp của bốn tờ báo trong việc tuyên truyền vận động thực hiện chính sách quốc gia về ANLT 28
2./ Bốn vấn đề : Xoá đói giảm nghèo, Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông nghiệp, Đầu tư vào nông nghiệp, sự quản lý điều tiết lúa gạo của Chính phủ qua sự phản ánh của bốn tờ báo: Nhân Dân - Nông Nghiệp - Việt Nam & Đông Nam Á ngày nay - Thời báo kinh tế Việt Nam. 32
 
KẾT LUẬN 49
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

biểu đồ người đọc có thể hiểu rõ được nội dung của vấn đề mà mình quan tâm rồi từ đó có thể đưa ra những nhận xét đánh giá so sánh cho riêng mình.
Qua nghiên cứu và xem xét cả về hình thức và nội dung của bốn tờ báo: Nhân dân, Nông nghiệp, Việt Nam - Đông Nam á ngày nay, Thời báo kinh tế Việt Nam viết về những vấn đề liên quan tới ANLT của ASEAN và Việt Nam, chúng tui thấy rằng: các tờ báo đã có sự cố gắng trong việc phản ánh vấn đề quan trọng này, mặc dù mỗi tờ báo đều có những độc giả và thể loại thông tin được coi là thế mạnh của mình. Nếu tính tổng thể số lượng tin bài viết về tình hình ANLT và những vấn đề về nông nghiệp trên 4 tờ báo chúng tui thấy rằng tỉ lệ là khá ngang bằng, phần tin hơi nhỉnh hơn một chút, tỉ lệ giữa tin viết về tình hình trong nước và tin viết về tình hình khu vực còn chưa cân đối, các bài viết về tình hình ANLT và những vấn đề có liên quan đến nông nghiệp của khu vực còn ít chỉ chiếm khoảng 20%. Nhưng tựu trung lại thì các thể loại được đăng tải trên các tờ có khả năng hỗ trợ nhau tốt làm cho thông tin được chuyên chở nhiều hơn dưới nhiều kiến thức phong phú đến với độc giả. Bên cạnh đó góp phần quan trọng vào hệ thống phản ánh những vấn đề liên quan đến ANLT của báo chí.
Tóm lại: Báo chí là phương tiện truyền thông có hiệu quả trong công tác giáo dục tuyên truyền các vấn đề quan trọng trong đời sống xã hội. Vấn đề ANLT một vấn đề quốc sách, nền tảng của sự phát triển ổn định của mỗi quốc gia và toàn bộ khu vực ASEAN này. Trong ba năm qua các tờ báo: Nhân dân, Nông nghiệp, Việt Nam - Đông Nam á ngày nay, Thời báo kinh tế Việt Nam đã góp phần không nhỏ trong việc tuyên truyền giáo dục tầm quan trọng của ANLT và nông nghiệp đối với mỗi người dân, mỗi quốc gia, giúp người người đọc đặc biệt là những người nông dân hiẻu rõ tầm quan trọng của nông nghiệp, của lương thực đối với cuộc sống của mình và toàn xã hội. Từ đó chú trọng, hăng hái sản xuất ra nhiều lương thực phục vụ cho nhu cầu của bản thân và xã hội và đảm bảo ANLT cho đất nước. ANLTvà nông nghiệp có liên quan mật thiết với nhau. Đây là một vấn đề lớn không thể một sớm một chiều mà có thể giải quyết xong vấn đề này được. Việc tuyên truyền về tầm quan trọng của nông nghiệp đối với ANLT và ANLT đối với con người và quốc gia cần được quan tâm thường xuyên.
Chương II
ANLT của ASEAN qua sự phản ánh của bốn tờ báo: Nhân dân, Nông Nghiệp, Việt Nam Đông Nam á ngày nay, Thời báo kinh tế Việt Nam.
1. Tình hình chung của khu vực.
Với xu hướng đa dạng hoá các mối quan hệ quốc tế, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN)được thành lập từ tháng 8/67 lúc đầu chỉ với 5 thành viên, trải qua hơn 30 năm phát triển ngày nay hiệp hội đã trở lên lớn mạnh hơn với số nước thành viên là 10.
Cùng với sự lớn mạnh của hiệp hội, hiện nay các nước ASEAN đang gặp phải một số khó khăn nhất định. Đó là vấn đề làm thế nào để lo đủ lương thực cho gần 500 triệu người dân của hiệp hội.
Nguồn lương thực chủ yếu của ASEAN là lúa gạo, chính vì vậy mà việc phát triển nền nông nghiệp lúa nước cung cấp đủ gạo cho nhu cầu của người dân là vô cùng quan trọng. ASEAN có một điểm chung đó là các nước thành viên đều là các nước nông nghiệp, có khả năng sản xuất lương thực cung cấp cho nước mình.
Xác định được tầm quan trọng của ANLT đối với con người, các nước thành viên của hiệp hội tuỳ từng trường hợp vào hoàn cảnh riêng của mình có thể có những cách lựa chọn khác nhau. Trong khi Việt Nam, Thái Lan, Philippin, Indonesia, Myanmar.v.v... cố gắng giải quyết các vấn đề lương thực của mình thông qua việc đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp của nước mình ( trong nhóm này có ba nước thành công trong việc đảm bảo ANLT cho bản thân mình đồng thời cũng trở thànhnhững nước xuất khẩu gạo lớn trong khu vực và trên thế giới) thì những nước còn lại lại tìm cách đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước bằng cách vừa khuyến khích phát triển nông nghiệp trong nước vừa nhập khẩu lương thực từ bên ngoài.
Tuy nhiên, dù sự lựa chọn nào đi nữa thì các nước thành viên không thể không nghĩ tới việc phát triển hay ít nhất là tăng cường đến mức có thể, tiềm năng nông nghiệp của nước mình. Vào năm 1996 nông nghiệp đóng góp 16,3% GDP của Indonesia, 53% của Lào, 12,67% của Malaysia, 60,3%của Myanmar, 21,5% của Philippin, 16,4% của Thái Lan và khoảng 27,2% của Việt Nam. Chỉ có Singapore và Brunây do điều kiện riêng mà phần đóng góp của nông nghiệp trong GDP không đáng kể, chỉ khoảng 1%.
Nền nông nghiệp của khu vực thu hút khá nhiều nhân lực: 35.233.000 người trong tổng số 80.110.000 người lao động có việc làm ở Indonesia, 1.378.000/ 8.182.000 đối với Malaysia; 11.3880.000/17.960.000 đối với Myanmar; 12.476.000/30.099.000 đối với Thái Lan (1).
Những con số trên cho ta thấy nông nghiệp vẫn chiếm một phần quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của các nước thành viên trong khu vực.
Trong vòng ba năm trở lại đây 1996- 1998 tình hình ANLT của khu vực đã được quan tâm chú ý tới khá nhiều. Nhiều cuộc họp, hội nghị bàn về nông nghiệp và tầm quan trọng của ANLT của khu vực đã được tổ chức, thu hút sự quan tâm chú ý của rất nhiều người: Hội nghi Bộ trưởng nông nghiệp ASEAN tổ chức tại Manila ngày 26-27/8/96, Hội nghị các bộ trưởng nông, lâm nghiệp ASEAN được tổ chức tại Băng Kốc (Thái Lan) ngày 11-12/10/97, Hội nghị Bộ trưởng về phát triển nông thôn và giảm đói cùng kiệt tổ chức trong hai ngày 23-24/10/97tại Subang (Malaisia), Hội nghị giới thiệu hợp tác ASEAN về lương thực, nông và lâm nghiệp được tổ chức tại Hà Nội, Hội nghị các nhà tài trợ quốc tế về nông nghiệp- phát triển nông thôn (tổ chức vào ngày 25/3/98), và gần đây nhất là cuộc hội thảo quốc tế về ANLT Việt Nam- ASEAN cũng được tổ chức tại Hà Nội từ 3-6/11/98. Tất cả các hội nghị được tổ chức đều xoay quanh vấn đề hợp tác ANLT giữa các nước thành viên, dự trữ và vận chuyển gạo giữa các nước khi có trường hợp khẩn cấp xảy ra, chia sẻ kinh nghiệm
(1) Nghiên cứu Đông Nam á tháng 4/ 1998: Tham luận “ANLT và các vấn đề xã hội nhân văn”
(GS-TS Nguyễn Duy Quý, Giám đốc Trung tâm KHXH và NV quốc gia)
trong lĩnh vực nông nghiệp và đảm bảo ANLT. Riêng Hội nghị Bộ trưởng về phát triển nông thôn và giảm đói cùng kiệt là hội nghị lần đầu tiên được tổ chức. ở Hội nghị này các Bộ trưởng đã có những cam kết về thực hiện giảm đói nghèo. Mặc dù các quốc gia trong khu vực đã có sự quan tâm chú ý tới lĩnh vực nông nghiệp và ANLT một cách khá toàn diện nhưng cũng trong vòng ba năm trở lại đây (1996-1998) tình hình ANLT, việc sản xuất lương thực của khu vực có nhiều bất ổn mà nguyên do là gặp nhiều thiên tai. Trong ba năm trở lại đây (1996- 1998) tình hình thời tiết ở khu vực không ổn định có nhiều đợt thiên tai liên tiếp xảy ra (ảnh hưởng của khí hậu El Ninô, La nina gây cháy rừng, lụt lội, hạn hán ở khắp mọi nơi. Đặc biệt cuộc khủng hoảng kinh tế- tài chính trong khu vực đã đẩy phần lớn các nước ASEAN vào tình trạng mất ANLT, bị
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status