Thực trạng hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền cấp phường trong giai đoạn hiện nay ( qua khảo sát tại quận Ba Đình - TP Hà Nội ) - pdf 18

Link tải miễn phí luận văn

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài 4
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 6
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
Đối tượng và khách thể nghiên cứu 7
Phạm vi nghiên cứu 7
Giả thuyết nghiên cứu 8
Phương pháp nghiên cứu 8
PHẦN CƠ SỞ LÝ LUẬN
I.Hệ khái niệm
1. Khái niệm quản lý và quản lý nhà nước 10
2. Khái niệm hiệu quả quản lý nhà nước 13
3. Khái niệm phường và chính quyền cấp phường 14
4. Khái niệm cán bộ, công chức 18
II. Các hướng tiếp cận lý thuyết
1. Lý thuyết hệ thống 19
2. Lý thuyết cơ cấu chức năng 22
3. Lý thuyết tương tác xã hội 22
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 24
II. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp phường 26

III. Thực trạng hoạt động quản lý của chính quyền cấp phường 40
IV. Đánh giá của quần chúng nhân dân về hoạt động của chính quyền cấp phường 64
V. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động của chính quyền cấp phường hiện nay 87
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận 95
2. Khuyến nghị 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHẦN PHỤ LỤC 100

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài 4
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 6
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
Đối tượng và khách thể nghiên cứu 7
Phạm vi nghiên cứu 7
Giả thuyết nghiên cứu 8
Phương pháp nghiên cứu 8
PHẦN CƠ SỞ LÝ LUẬN
I.Hệ khái niệm
1. Khái niệm quản lý và quản lý nhà nước 10
2. Khái niệm hiệu quả quản lý nhà nước 13
3. Khái niệm phường và chính quyền cấp phường 14
4. Khái niệm cán bộ, công chức 18
II. Các hướng tiếp cận lý thuyết
1. Lý thuyết hệ thống 19
2. Lý thuyết cơ cấu chức năng 22
3. Lý thuyết tương tác xã hội 22
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 24
II. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp phường 26

III. Thực trạng hoạt động quản lý của chính quyền cấp phường 40
IV. Đánh giá của quần chúng nhân dân về hoạt động của chính quyền cấp phường 64
V. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động của chính quyền cấp phường hiện nay 87
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận 95
2. Khuyến nghị 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHẦN PHỤ LỤC 100
















PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Quản lý hành chính nhà nước là một lĩnh vực công tác hết sức quan trọng và có tác động rất lớn đối với sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Cuộc sống và xã hội rất phong phú và không ngừng phát triển, do đó công tác quản lý hành chính nhà nước cũng phải được thường xuyên cải tiến, nâng cao và hoàn thiện để đáp ứng những yêu cầu của từng thời kì phát triển đất nước.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, kể từ Đại hội Đảng lần thứ VI ( 1986 ) nước ta đã có bước chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước. Bằng những cải cách mạnh mẽ về kinh tế, chúng ta đã vượt qua khủng hoảng, ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội và hội nhập vào sự phát triển của khu vực và quốc tế. Cùng với sự thay đổi ấy, hoạt động của hệ thống chính trị nói chung và công tác quản lý hành chính nhà nước của các cấp chính quyền nói riêng đã có nhiều biến chuyển tích cực, chức năng và hoạt động của các cơ quan trong hệ thống hành chính từ Chính phủ, các Bộ, Ngành Trung ương đến uỷ ban nhân dân các cấp đã có nhiều thay đổi tiến bộ, tập trung nhiều hơn vào quản lý nhà nước, đã từng bước đổi mới, thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế xã hội quốc gia, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống của mọi tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn đó, hệ thống chính trị và hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền các cấp còn tồn tại nhiều bất cập. Nền hành chính nhà nước còn mang nặng dấu ấn của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chưa đáp ứng được những yêu cầu của cơ chế quản lý mới cũng như yêu cầu phục vụ nhân dân trong điều kiện mới. Hiệu lực, hiệu quả quản lý chưa cao, công tác quản lý nhà nước của các cấp chính quyền còn bị buông lỏng ở nhiều khâu, tập trung chủ yếu ở cấp chính quyền cơ sở, trong đó chính quyền cấp phường là cấp có nhiều khó khăn phức tạp khi thực thi các nhiệm vụ được giao. UBND phường là cấp chính quyền " gần dân " nhất, những công vụ được thực hiện hàng ngày mang tính sự vụ tức thời và yêu cầu phải giải quyết ngay. Vì vậy, đây là cấp chính quyền được nhà nước quan tâm kiện toàn và đổi mới để ngày một năng động, hoạt động với hiệu quả cao hơn.
Quận Ba Đình là trung tâm hành chính - chính trị quốc gia, nơi đặt trụ sở của nhiều cơ quan trung ương Đảng và Nhà nước, có nhiều đại sứ quán các nước và cũng là nơi diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước.
Cùng với sự nghiệp phát triển đất nước sau hơn 15 năm đổi mới, quận Ba Đình đã phát huy được vai trò tiên phong là hạt nhân thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của thủ đô, có tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ đô thị hoá nhanh chóng, bộ mặt đô thị ngày một thay đổi, đời sống nhân dân được cải thiện. Tuy nhiên, trong quá trình kinh tế xã hội, UBND các phường trong quận cũng còn tồn tại những mặt yếu kém trong tổ chức và hoạt động gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của quận và sự phát triển chung của thành phố Hà Nội.
Với những lí do trên, tui lựa chọn đề tài "Thực trạng hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền cấp phường trong giai đoạn hiện nay ( qua khảo sát tại quận Ba Đình - TP Hà Nội ) " để nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hành chính của chính quyền cấp phường trên địa bàn quận Ba Đình nói riêng và chính quyền cấp phường cả nước nói chung.
2. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu hiệu quả quản lý của chính quyền cấp phường trong giai đoạn hiện nay có một ý nghĩa khoa học rất to lớn. Những kết quả mà nghiên cứu đem lại sẽ là cơ sở khoa học quan trọng cho việc hoạch định và hoàn thiện những chính sách về hoạt động và tổ chức của chính quyền cấp phường nói riêng, cấp cơ sở nói chung, cũng như sẽ là cơ sở khoa học cho những chủ trương của Đảng về cải cách nền hành chính nhà nước.
Bên cạnh đó, được triển khai nghiên cứu dưới góc độ khoa học xã hội học và đặc biệt là xã hội học quản lý, đề tài còn có những đóng góp vào việc bổ sung về lý luận đối với chuyên ngành này, kiểm chứng việc vận dụng các lý thuyết xã hội học, xã hội học quản lý vào việc giải quyết các vấn đề mà đề tài đưa ra.
Ý nghĩa thực tiễn
Về mặt thực tiễn, đề tài cung cấp một bức trang toàn cảnh về thực trạng hoạt động quản lý hành chính của chính quyền cấp phường, cho ta thấy được những ưu điểm và hạn chế của hoạt động này, trên cơ sở đó đưa ra những khuyến nghị và giải pháp nhằm góp phần phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả quản lý của chính quyền cấp phường nói riêng và cấp cơ sở nói chung.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền cấp phường trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, trên cơ sở đó đưa ra những khuyến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của chính quyền cấp này.
3. 2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm hướng đến giải quyết những vấn đề sau :
ã Tìm hiểu thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của chính quyền cấp phường tại các phường thuộc quận Ba Đình .
ã Tìm hiểu thực trạng hoạt động quản lý của chính quyền cấp phường hiện nay trên các mảng kinh tế, các vấn đề xã hội, văn hoá - giáo dục - y tế, công tác giải quyết khiếu nại tố cáo và quản lý đất đai đô thị.
ã Xem xét hiệu quả quản lý của chính quyền cấp phường qua đánh giá của quần chúng nhân dân.
ã Phân tích những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp phường ở nước ta hiện nay.
ã Đưa ra những khuyến nghị và giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của chính quyền cấp phường.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
ã Đối tượng nghiên cứu : hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền cấp phường.
ã Khách thể nghiên cứu : đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp phường.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
ã Phạm vi không gian, thời gian :
- Giới hạn không gian : Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
- Giới hạn thời gian : Từ tháng 7/ 2001 đến 4/ 2002
ã Giới hạn lĩnh vực nghiên cứu: Mô tả thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và hoạt động quản lý của chính quyền cấp phường cũng như đánh giá của quần chúng nhân dân, qua đó xem xét hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền cấp phường ở nước ta hiện nay.



6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Hiệu quả quản lý của chính quyền cấp phường hiện nay còn chưa thực sự cao, cụ thể là :
- Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức còn nhiều vấn đề cần quan tâm : thiếu đội ngũ cán bộ trẻ, mặt bằng chung về trình độ học vấn và các trình độ chuyên môn nghiệp vụ khác còn thấp.
- Kết quả cụ thể trong các hoạt động quản lý còn nhiều hạn chế.
- Chưa nhận được sự đánh giá cao từ phía quần chúng nhân dân.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
* Đề tài sử dụng phương pháp phân tích tài liệu trên cơ sở nghiên cứu các báo cáo, các bảng số liệu thống kê về tình hình tổ chức và hoạt động của chính quyền các phường thuộc quận Ba Đình cũng như các báo cáo về tình hình kinh tế xã hội của các phường nói riêng và toàn quận Ba Đình nói chung.
* Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi đối với quần chúng nhân dân trên địa bàn quận Ba Đình nhằm tìm hiểu nhận thức của quần chúng nhân dân về công tác quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức phường cũng như đánh giá của họ về hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp phường.
Bảng hỏi được xây dựng gồm 10 câu hỏi nhằm làm rõ những thông tin cơ bản sau :
- Đặc điểm cá nhân
- Đánh giá về hiệu quả quản lý của chính quyền phường
- Nhận định về những hạn chế và nguyên nhân của chúng trong hoạt động của chính quyền phường tại địa phương
- Nhận thức về những yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ, công chức phường
- Đánh giá về hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức phường
- Đề xuất những biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phường và hiệu quả quản lý của chính quyền cấp phường
Mẫu được chọn bao gồm 300 đơn vị mẫu là người dân sống trên địa bàn quận Ba Đình. Mẫu được chọn theo nguyên tắc hoàn toàn ngẫu nhiên, chia đều cho địa bàn 12 phường của quận Ba Đình.
Số liệu thu được được xử lý theo chương trình Acess for Windows 97, sau đó được phân tích dựa trên tần suất của các phương án trả lời trong từng câu hỏi.
* Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu đối với một số đồng chí là cán bộ lãnh đạo hay nhân viên thuộc UBND một số phường trên địa bàn quận Ba Đình, phòng Tổ chức chính quyền quận và Văn phòng thành uỷ nhằm thu thập thêm những thông tin chi tiết, sâu sắc về vấn đề nghiên cứu.

y8Yf92Q2AErAkYl
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status